Trước đây, dân mạng từng một phen xôn xao vì lời “sân si” của anh chàng người Nhật trên trang web “Teach me Vietnamese”. Chàng trai này cho rằng RMIT là ngôi trường chỉ dành cho người sang chảnh, học tập tại nơi này thật phí phạm tiền bạc lẫn thời gian mà không có gì quá đặc biệt.
Thực tế, đây cũng là những lời “tâm sự thì thầm ngang trái” của rất nhiều người về Đại học RMIT. Vậy sự thực có đúng như thế? Hãy cùng Edu2Review đi tìm lời đáp nhé!
Bảng xếp hạng
trường đại học tốt nhất
Bạn nghĩ: Sinh viên RMIT sung sướng, giàu có và... chảnh
Khi nhắc đến Đại học RMIT, mọi người sẽ nói gì đầu tiên? Chắc hẳn rằng đây là trường học dành cho con nhà giàu có, sinh viên là những “cô chiêu cậu ấm”. Nhưng tất cả những điều trên đều là chuẩn mực, định hướng mà mọi người tự nghĩ và đặt ra. Sự thực sẽ như thế nào?
Sinh viên RMIT thực chất không hề sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ. Các bạn chưa hẳn cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn tại trường, vì nhà vệ sinh nơi đây vẫn chưa trang bị hệ thống vòi xịt, do đó các bạn rất e ngại việc “giải quyết nỗi buồn”, mà nỗi buồn cứ tích trữ kéo dài thì làm sao mà vui vẻ được?
Theo mặt bằng chung, để theo học tại đây thì gia đình các bạn cũng có mức kinh tế khá trở lên. Nhưng không vì thế mà bạn nào cũng có tính cách chảnh chọe, hách dịch, thích ăn diện hay sai bảo người khác.
Thực tế, đã có không ít bạn sinh viên RMIT phải đi làm thêm nhiều công việc, tiết kiệm tiền bạc chi ly vì không muốn phụ thuộc gia đình. Có nhiều bạn ăn mặc rất giản dị, bình dân đôi khi là xuề xòa. Nếu các bạn nghĩ RMITers là những “sneakerhead” hàng đầu thì sai lầm rồi, "tổ ong – dép lào" mới là hot trend tại đây!
Còn thêm một nỗi sầu thảm khác của các bạn RMITer là khó khăn khi xin việc làm thêm. Lý do không phải vì các bạn ấy yếu kém mà chỗ tuyển dụng đôi khi không tin sinh viên RMIT lại đi làm thêm vậy.
Bởi vậy, nhiều bạn đã không muốn công khai mình học RMIT. Có một tình trạng vừa hài hước mà cay nghiệt tại đây là: “Em học RMIT mà em không dám nói, không người ta lại không dám nhận em vào làm vì nghĩ em giàu”.
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Đại học Quốc tế RMIT
Bạn tưởng rằng sinh viên RMIT lo ăn chơi, không học hành
Cũng từ định kiến rằng, học RMIT là thuộc gia đình “trâm anh thế phiệt” mà các bạn ỷ giàu có, không lo học hành. Nhưng đây cũng vẫn là một quan điểm sai lầm vì tuyển sinh đầu vào RMIT rất khó đấy nhé!
Kết quả học tập cuối năm lớp 12 của bạn trên 6.0 sẽ học chương trình Cao đẳng, còn điểm trên 7.0 mới được vào chương trình Đại học. Bên cạnh đó, bạn phải sở hữu chứng chỉ IELTS 6.5 mới chính thức trở thành “thần dân” của RMIT.
Tuy số lượng môn học ít hơn các trường đại học khác, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc con đường tiến đến tấm bằng cử nhân của bạn dễ dàng và bằng phẳng đâu nhé! Việc học hoàn toàn bằng tiếng Anh đã là thử thách khó nhằn rồi.
>> Top trường đại học dân lập có cơ hội việc làm cao nhất TP.HCM
Hãy tưởng tượng những kiến thức thâm sâu cao xa được truyền đạt bằng tiếng Việt mà còn “trên thông dưới không thấu” thì bằng ngôn ngữ khác sẽ gian lao đến nhường nào. Ngoài ra, sinh viên vẫn luôn thường trực đối mặt với bão deadline từ tiểu luận, đồ án, thuyết trình… Tại RMIT, deadline là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không, không quan trọng!
Và như bao trường khác, RMIT cũng có chuyện rớt môn đấy! Nếu các bạn không ra sức học tập thì sẽ phải trả giá, và mức giá ở đây hoàn toàn không hề rẻ đâu. Bởi thế, dù các bạn có giàu có hay chảnh chọe đến thế nào, nếu không hoàn thành hết số môn học thì bạn sẽ “chôn chặt thanh xuân” tại chốn này.
Bạn nghi ngờ về năng lực của sinh viên RMIT?
Từ hai định kiến trên là tiền đề để sinh viên RMIT được gán thêm một mác nữa là "tài năng có hạn" hay "não ngắn"! Nhưng liệu đây có là nhận định đúng đắn?
Trái với định kiến ấy, các bạn sinh viên RMIT não không ngắn mà còn gấp đôi nếp nhăn đấy chứ. Bạn có biết? Nhờ vào hoàn cảnh gia đình khá giả, các bạn sinh viên RMIT đã có cơ hội tiếp xúc với không ít người thành đạt hoặc môi trường phương Tây. Do đó, nhận thức và suy nghĩ của RMITers cũng không phải dạng vừa đâu.
Bên cạnh đó, vì là trường tư lớn nên RMIT chú trọng đầu tư cho sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thực tiễn mọi lý thuyết. Học viên RMIT được tiếp cận với cách tư duy mang tầm quốc tế trong môi trường Việt Nam, để có thể nâng cao những kĩ năng và kiến thức chuyên môn. Các bạn ấy được phát triển nhiều kĩ năng cá nhân và tư duy bên cạnh kiến thức chuyên môn ở các chương trình học. Đồng thời, giảng viên nước ngoài tại đây đều có nhiều kinh nghiệm quý báu cho các bạn học hỏi.
Nếu bạn thấy một đứa sinh viên làm việc gì cũng rất chậm rãi, kỹ lưỡng, tính toán tới lui thì hãy thông cảm, vì nó học RMIT ấy, chính môi trường mà "sai một ly là đi chục triệu” đã khiến nó thế đấy!
Những hình ảnh cô cậu sinh viên Đại học RMIT cũng “nai lưng” học ngày học đêm hay làm việc tảo tần thì có đúng với danh xưng “cô chiêu cậu ấm” hay không? Việc thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta, môi trường học tập chỉ là yếu tố hỗ trợ.
Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người sẽ có cách nhìn đúng đắn và khách quan hơn về Đại học RMIT. Đừng quên truy cập Edu2Review thường xuyên để đón đọc những tin tức thú vị nhé!
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Box thông tin: Lựa chọn sáng giá mùa tuyển sinh 2022 - Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT)
Tuy mới đi vào hoạt động, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) đã nhanh chóng chiếm trọn “spotlight” mùa tuyển sinh 2022 với 5 lý do độc đáo sau:
Định vị Hạnh phúc và Thành công cho sinh viên: UMT đề cao hàng đầu việc chăm lo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của sinh viên. Không chỉ được học và thư giãn trong không gian thật “chill”, sinh viên UMT còn luôn được Bộ phận tham vấn học đường và đội ngũ giảng viên sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ trong suốt chặng đường học tập. Đây là đặc quyền mà mỗi UMTer đều được trải nghiệm để cảm thấy hạnh phúc và thành công mỗi ngày.
“Bệ phóng” cho công dân toàn cầu thế hệ mới: Một trong những mục tiêu hàng đầu của UMT là đào tạo sinh viên trở thành những công dân toàn cầu mang tinh thần khai phóng. Ngay từ năm nhất, sinh viên đã được trang bị những kỹ năng thiết yếu như công nghệ thông tin, ngoại ngữ và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng mềm qua từng năm học. Để khi ra trường, UMTer sẽ trở thành những công dân toàn cầu “đích thực” có thể sống, học tập và làm việc tại bất cứ quốc gia nào.
6 ngành học “hot” dành riêng cho Gen Z: Điểm chung của các ngành đào tạo tại UMT chính là được xây dựng bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thế giới. Đặc biệt, cả 6 ngành học tại trường vô cùng “hợp rơ” với tính cách năng động, ưa trải nghiệm của sinh viên Gen Z. Các ngành học bao gồm: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế và Quản lý thể dục thể thao.
Bí kíp săn học bổng "khủng" cùng UMT (Nguồn: YouTube – UMT - Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM)
5 phương thức xét tuyển rộng mở cơ hội cho sinh viên: Mùa tuyển sinh đại học năm 2022, sinh viên có thể lựa chọn những phương thức xét tuyển mà mình tự tin nhất để gia tăng cơ hội trở thành UMTer thế hệ đầu tiên! 5 phương thức xét tuyển của Trường bao gồm:
- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022
- Xét tuyển căn cứ trên kết quả học tập THPT (học bạ)
- Xét tuyển thẳng theo quy định của UMT
- Xét tuyển trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM năm 2022
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
100 suất học bổng trị giá 8 tỷ đồng cho tân sinh viên xuất sắc: UMT dành tặng học bổng lên đến 360 triệu đồng/toàn khóa dành cho các bạn tân sinh viên thể hiện xuất sắc trong học tập, có ý tưởng kinh doanh hay sáng tạo, năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa.
Với những ưu điểm trên, UMT trở thành lựa chọn sáng giá cho sinh viên Gen Z trong mùa tuyển sinh năm nay!
Vương Nguyễn tổng hợp