Trò chơi có vai trò tích cực trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ (Nguồn: parenting-checkpoint)
Trẻ bắt đầu nhận diện được nhiều ký tự, lưu ý, quảng cáo, bản tin trên báo chí,… Đây là cơ hội giúp bé đọc nhiều hơn và phát triển kỹ năng của mình. Điều này còn giúp trẻ hiểu được việc đọc có tầm quan trọng như thế nào. Hãy thử một vài trò chơi về toán học hay các hoạt động khác cùng với trẻ giúp trẻ nhớ được các con số, tạo lập sự tự tin và hỗ trợ bé trong việc học ở trường.
Bạn đang muốn tìm nơi học tiếng Anh tốt nhất cho bé? Hãy gọi ngay 1900636910 để được Edu2Review tư vấn miễn phí hoặc Click vào đây để đăng ký tư vấn!
1. Trò chơi luyện phát âm và trò chơi phát triển ngôn ngữ
- Hãy tạo ra những cụm từ tiếng Anh khiến trẻ líu lưỡi khi phát âm như “Peter Piper picked a peck of pickled people or Betty Botter bought some butter…’
- Tìm những bài thơ hay giai điệu tương tự như bài “There’s mustard in the custard” của Micheal Rosen.
- Tạo ra những trò chơi nhỏ trong bữa ăn giúp trẻ tăng vốn từ vựng như “Mẹ đang nghĩ về một con vật, nó có thể phi nước đại và con có thể cưỡi lên lưng nó. Con có đoán ra được là con gì không?” và đổi lượt cho trẻ được đố.
Dạy trẻ học phát âm thông qua các trò chơi (Nguồn: phunuvietnam.vn)
2. Trò chơi về âm tiết
- Hãy sử dụng sách giáo khoa mà trẻ mang về nhà để biết được ở trường trẻ học được những gì và tìm ra những âm tiết tương tự giúp trẻ phân biệt được những từ hay âm tiết hay bị nhầm lẫn.
- Sử dụng cách ôn tập từ vựng bằng cách thay đổi những âm tiết trong một từ để tạo ra từ mới như “park-part-tart-dart-dark-park”.
- Tìm những trò chơi về từ vựng trên Internet để khám phá nhiều ý tưởng mới hay hơn.
Cùng trẻ ôn tập lại những âm tiết đã học ở trường (Nguồn: doisong)
3. Trò chơi ghi nhớ
- Tìm kiếm những bài hát hay trò chò chơi ghí nhớ giúp trẻ nhớ được những ngày trong tuần/ những tháng trong năm/ màu sắc cầu vồng (Ví dụ như bài “Richard of York gave battle in vain”).
- Sử dụng những flashcard (thẻ ghi nhớ) để học từ vựng khi trẻ găp khó khăn trong trò chơi nối các từ bắt đầu bằng các âm tiết giống nhau.
- Chơi trò chơi “Kim’s game”. Đặt một vài đồ vật vào khay, mô tả về chúng với trẻ và sau đó hỏi lại xem trẻ có thể nhớ được bao nhiêu đồ vật.
Học qua flashcard giúp trẻ nhớ lâu hơn (Nguồn: wikiphunu)
4. Trò chơi giúp trẻ lắng nghe
- Viết và đọc to một số từ vựng có giai điệu hay cách phát âm giống nhau như “rain, brain, main,…” hoặc một số từ khác như “the”. Hãy hỏi trẻ từ nào khác với những từ còn lại.
- Trò chơi “Simon says” bắt đầu bằng những chỉ dẫn đơn giản như “Stand up/ Sit down”. Thử đừng trên một chân, vừa nhảy vừa vỗ tay, vừa nhảy vừa hóp bụng,…”
- Chơi trò chơi Yes/No. Con của bạn sẽ chọn và nói một đồ vật, người hay con vật và bạn sẽ trả lời câu hỏi Yes/No cho đến khi đoán được bạn đang nghĩ về điều gì.
Lắng nghe để cảm nhận sự khác biệt của các âm tiết có cách phát âm gần giống nhau (Nguồn: giadinh)
5. Trò chơi có tính chuyển động
- Tạo ra những trò chơi săn kho báu để thử thách và khuyến khích con bạn giải được những câu đố để tìm được kho báu.
- Chơi những trò chơi như trò chơi đố chữ hay trò “What a performance” để khuyến khích trẻ đọc hướng dẫn trước khi chơi.
- Sử dụng trò chơi có giới hạn về thời gian. Hãy giới hạn thời gian trong vòng 1 đến 2 phút cho trẻ tìm ra những từ phù hợp với yêu cầu của bạn như “tìm những từ vựng có chứa âm “o”… trước khi hết giờ.
Tạo hứng thú học bằng cách khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời (Nguồn: dantri)
6. Trò chơi mang tính cảm nhận thúc đẩy sự phát triển về xúc giác
- Sử dụng những con rối, đồ chơi hay những nhân vật hoạt hình để tạo ra một câu chuyện.
- Sử dụng màu đổ vào một tờ giấy, sau đó giúp trẻ thổi thành hình dạng của các từ vựng và âm tiết đã được học.
- Sử dụng những xúc sắc có chứa các âm tiết và thay đổi các mặt với nhau và giúp trẻ tạo thành những từ có nghĩa từ các âm tiết đó.
Liên kết từ vựng thành câu chuyện qua cảm nhận bằng xúc giác (Nguồn: nhatkybe)
7. Trò chơi liên quan đến công nghệ
- Chơi trò chơi trên máy tính với trẻ và khuyến khích trẻ đọc các chỉ dẫn của trò chơi, sau đó giải thích về các hướng dẫn đó.
- Cùng xem những chương trình về giáo dục trên truyền hình như “Alphablocks or Numberjacks”. Nói về chúng với trẻ và bạn cũng có thể tìm hiểu về thông tin của chương trình đó nhiều hơn trên Internet.
- Đọc một cuốn sách. Xem một bộ phim. Chơi trò chơi. Sao bạn không tìm cách liên kết các hoạt động đó lại với nhau để tạo thành một điều gì đó thú vị hơn nhỉ?
Hướng dẫn trẻ ứng dụng đúng công nghệ vào việc học (Nguồn: genk)
8. Trò chơi về hành trình của một chiếc xe
- “Con nghĩ chiếc xe tải này sẽ đi về đâu nhỉ?” . Hãy tạo ra một câu chuyện về hành trình của một chiếc xe và mỗi lần kể chuyện hãy sáng tạo thêm những ý tưởng mới.
- Khuyến khích trẻ đọc các chỉ dẫn và hỏi nhiều hơn
- Sử dụng những băng đĩa để nghe kể chuyện hay các bài hát.
Tạo ra một cuộc hành trình cho riêng mình (Nguồn: dochoitreem)
9. Những hoạt động thực tế
- Đọc những lá thư/giấy mời/bưu thiếp, công thức nấu ăn hay chỉ dẫn trước khi chơi một trò chơi mới
- Trong bữa sáng, hãy đọc về các thành phần trên bao bì của một sản phẩm ngũ cốc hay một hộp sữa chua chẳng hạn.
- Sử dụng những cuốn sách/ websites để tìm kiếm những thông tin về các chủ để về trường học, sở thích hay đăng ký vào những câu lạc bộ.
Dạy trẻ cách "Học đi đôi với hành" (Nguồn: tuyensinh.dantri)
10. Cùng đọc sách về tất cả các chủ đề
- Hãy tạo điều kiện cho trẻ đọc sách cùng với anh chị em hay ông bà của mình.
- Đôi lúc hãy để trẻ thử đọc sách về những chủ đề mang tính chuyên môn cao hơn để trẻ có thể trải nghiệm và lắng nghe nhiều hơn.
Thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé thực sự rất quan trọng (Nguồn: mcbooks)
11. Chơi những trò chơi về toán học
- Hãy thử các trò chơi vui nhộn hơn để cải thiện kỹ năng toán học của trẻ và giúp trẻ tự tin hơn. Nhiều bạn nhỏ thích chơi trò chơi và đây là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ việc học của bạn trẻ.
- Một số trò chơi có thể tham khảo như ‘Add to 20, Roll the dice,..”
- Bạn có thể tìm kiếm thông tin về các trò chơi này trên Internet.
Toán học giúp trẻ tăng cường khả năng logic (Nguồn: xaluan)
12. Nấu ăn cùng nhau
Nấu ăn cùng với trẻ là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng toán học cho trẻ như đếm xem có bao nhiêu quả trứng cho công thức làm bánh, cân các nguyên liệu cần thiết. Hơn cả bạn và con có thể tận hưởng được những món ăn vào phút cuối.
Nấu ăn rèn luyện các công thức thực tế (Nguồn: nhatkycuame)
Tại sao không thử công thức bánh mì chuối cùng với con bạn nhỉ?
Nguyệt Trần dịch
Nguồn: Oxfordowl