(Nguồn: huongnghiep)
Cũng không phải là dễ dàng cho các bạn sinh viên công nghệ sinh học có thể định hướng được cho mình học công nghệ sinh học cần những gì, ra trường có thể làm nghề gì. Chính vì vậy, Edu2Review sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu công việc cho ngành học này.
1. Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:
- Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm ... theo phương pháp truyền thống
- Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
- Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...
Công nghệ sinh học bao gồm những gì (Nguồn: nghề nghiệp)
Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo cho sinh viên công nghệ sinh học một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin - sinh học.
2. Học ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học công nghệ sinh học là rất lớn.
Sinh viên công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc thực tập công nghệ sinh học như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
công nghệ sinh học làm gì (Nguồn: Vnbiotech)
Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, vì thế nhu cầu tuyển dụng công việc thực tập công nghệ sinh học ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết.
Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cơ hội có những công việc thực tập công nghệ sinh học cũng rất là cao.
Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng công việc thực tập công nghệ sinh học là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…
Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…
Công nghệ sinh học học gì (Nguồn: AUM Việt Nam)
Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành công nghệ sinh học không, Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành công nghệ sinh học và trở thành một cử nhân thành công trong tương lai.
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Hồng Phúc tổng hợp
Nguồn: Dantri, Hutech
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam