Sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập: Những điều tưởng vậy mà không phải vậy | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập: Những điều tưởng vậy mà không phải vậy

      Sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập: Những điều tưởng vậy mà không phải vậy

      Cập nhật lúc 11/06/2020 22:38
      Khi nói về sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập, nhiều người thường cho rằng: đại học dân lập học phí đắt đỏ trong khi đại học công lập có chất lượng cao hơn. Liệu sự thật có “như lời đồn”?

      Đại học công lập được hiểu đơn giản là cơ sở giáo dục do Nhà nước đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu nhờ nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận. Đại học ngoài công lập là cơ sở giáo dục do các cá nhân hoặc tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thành lập. Hệ thống giáo dục ngoài công lập bao gồm hình thức bán công, dân lập và tư thục. Tuy nhiên, rất nhiều người lầm tưởng đại học dân lập là đại học ngoài công lập.

      Bảng xếp hạng
      các trường đại học tại Việt Nam

      Cơ sở vật chất hiện đại – quyền lợi không của riêng khối trường dân lập

      Sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập mà nhiều người thường “phân biệt bằng mắt thường” chính là hệ thống cơ sở vật chất. Nhiều người cho rằng với lợi thế tài chính lớn và có sẵn thì các trường dân lập có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và đẹp hơn hẳn các trường công lập.

      Quan điểm này không hẳn sai vì thực tế đa số các trường dân lập đều sở hữu không gian rộng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và thiết kế đẹp. Nhưng hiện nay, không ít trường đại học công lập đã quan tâm hơn tới việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Ví dụ như Đại học Kinh tế Quốc dân đã từng khiến nhiều học sinh, phụ huynh và báo đài phải “sửng sốt” với thiết kế của khu học vụ hiện đại và “vô cùng ăn ảnh”. Bên cạnh đó, rất nhiều trường đại học công lập sở hữu kiến trúc đẹp, như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nha Trang, Đại học Quy Nhơn, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM...

      Thư viện hiện đại của Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Kênh 14)
      Thư viện hiện đại của Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Kênh 14)

      Học phí đắt đỏ, đại học công lập không ngoài cuộc đua

      Như định nghĩa tại phần đầu, đại học công lập được Nhà nước đầu tư, do đó người học tại trường công sẽ được trợ giá học phí và vì vậy chi phí học tập tại đại học công lập thường rẻ hơn đại học dân lập rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục đã cho phép nhiều trường đại học được tự chủ tài chính. Các đại học tự chủ tài chính sẽ phải thu học phí dựa trên nguyên tắc cân đối các chi phí hoạt động. Do đó, nhiều trường đại học công lập cũng có mức học phí không hề thấp như bạn nghĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngay khi được trao quyền tự chủ tài chính đã đưa ra mức học phí khiến nhiều sinh viên gọi ngôi trường này với biết hiệu “đại học hoàng gia” vì học phí đắt đỏ.

      Việc tăng học phí của các trường đại học công lập đều có lộ trình và được giới hạn bởi quy định mức trần học phí của Bộ Giáo dục. Vì thế, trong tương lai các trường đại học công lập có thể sẽ tiếp tục nâng mức học phí của mình. Trong khi đó, các trường dân lập vốn “nổi tiếng” bởi mức học phí cao cũng có rất nhiều chương trình hỗ trợ học phí cho sinh viên. Ví dụ như Đại học Phú Xuân trong năm học 2019 đã chính thức giảm 40% học phí cho sinh viên, tương đương với mức 7.900.000 VNĐ/học kỳ. Từ những thông tin trên, có thể nói sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập về học phí không còn quá rõ ràng.

      Không có quá nhiều khác biệt giữa học phí của trường đại học công lập và dân lập (Nguồn: Masterstudies)
      Không có quá nhiều khác biệt giữa học phí của trường đại học công lập và dân lập (Nguồn: Masterstudies)

      Chương trình học của đại học công lập không “hợp thời”?

      Thực tế, nhiều sinh viên khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng vì thiếu kỹ năng thực hành, dẫn tới tỷ lệ làm trái ngành cao. Vì thế, nhiều người cho rằng chương trình học ở bậc đại học thiếu tính thực tiễn, không bám sát nhu cầu thị trường và phần lớn lỗi thuộc về các trường công lập, vốn hệ thống đào tạo đa số nguồn nhân lực trình độ đại học.

      Mặt khác, các trường đại học dân lập có phần nhạy bén hơn trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và đa số sẽ đào tạo những chuyên ngành “hot” có nhu cầu thị trường cao. Một trong những lý giải cho điều này là đại học dân lập về cơ bản là một hình thức kinh doanh dịch vụ giáo dục, vận động theo cơ chế thị trường. Do đó, để cạnh tranh và thu hút sinh viên, đại học, hệ thống các trường cần “đi tắt đón đầu” với các hoạt động nghiên cứu thị trường nhân sự và xây dựng chương trình học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

      Bên cạnh đó, họ cũng có lợi thế xây dựng chương trình đào tạo phục vụ cho chính nhà đầu tư/nhà sáng lập là các cá nhân, tổ chức kinh tế – xã hội. Một ví dụ điển hình chính là Đại học FPT.

      Đại học FPT có nhiều ngành hot thu hút nhiều sinh viên theo học
      Đại học FPT có nhiều ngành "hot" thu hút nhiều sinh viên theo học (Nguồn: Đại học FPT)

      Tuy nhiên, những lý do ở trên không thể là cơ sở để kết luận đại học công lập chỉ có các ngành học “lỗi thời”. Sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập ở mục đích đào tạo, các trường công lập có nhiệm vụ đảm bảo nguồn nhân lực cho toàn thị trường lao động. Do đó, đại công lập cần phải duy trì các ngành học của mình, ngay cả những ngành học “kém hot” để đảm bảo lượng nhân sự cho nhiều lĩnh vực trên thị trường.

      Hơn thế, các trường công lập hiện nay cũng đã có điều chỉnh trong chương trình học và chỉ tiêu theo định hướng thị trường. Nhiều trường đại học công lập đã nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào giảng dạy các chuyên ngành mới, có nhu cầu cao trong tương lai, như Marketing, Thương mại điện tử... Ví dụ như Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Bưu chính viễn thông...

      Cơ hội việc làm – sự nỗ lực từ chính sinh viên

      Trong nhiều bài viết về sự khác nhau giữa đại học công lập và dân lập, nhiều người cho rằng các doanh nghiệp thường lựa chọn sinh viên từ đại học công lập bởi mức độ uy tín về chất lượng đào tạo cao hơn. Tuy nhiên, thực chất đây lại là một lập luận không đúng, điều này dẫn tới quan điểm định hướng nghề nghiệp lệch lạc của phụ huynh và gia đình là cố gắng vào đại học công lập để có việc làm.

      Thứ nhất, bằng cấp chỉ là yếu tố thứ yếu để nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá năng lực của bạn khi tuyển chọn hồ sơ hay phỏng vấn. Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng dựa trên năng lực của ứng viên và thời gian thử việc sẽ quyết định bạn có thể gắn bó với doanh nghiệp đó hay không.

      Thứ hai, nhiều trường đại học dân lập có tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp khá cao. Họ có đầu ra “sẵn có” như Đại học FPT hay đào tạo theo hình thức liên kết với doanh nghiệp như Đại học Phú Xuân (Huế), Đại học Quốc tế Hồng Bàng...

      Bản thân mỗi người cần nỗ lực để tạo nên thành công trong tương lai (Nguồn: Pinterest)
      Bản thân mỗi người cần nỗ lực để tạo nên thành công trong tương lai (Nguồn: Pinterest)

      Do đó, bạn cần xác định rõ rằng cơ hội việc làm phải tới từ sự nỗ lực của bản thân. Học sinh cuối cấp và phụ huynh nên định hướng nghề nghiệp và lựa chọn đại học một cách nghiêm túc thay vì chạy theo số đông hay “ỷ lại” vào mác trường công lập.

      Có nên học đại học dân lập hay không, đâu là sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập, đại học dân lập có uy tín không... Sẽ có rất nhiều bạn đọc phân vân lựa chọn học tại đại học dân lập. Tuy nhiên, Edu2Review xin khẳng định rằng cơ hội học tập và tìm việc là công bằng giữa hai hình thức đào tạo này. Chìa khóa cho thành công của bạn sẽ tới từ kết quả của việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn và sự nỗ lực của bản thân.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover:vnexpress


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Công bố top 8 trường đại học tốt nhất Việt Nam từ tạp chí THE

      23/07/2020

      Times Higher Education - tạp chí giáo dục uy tín số 1 thế giới vừa công bố 8 trường đại học tốt ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...