The Fresh Connection – Mô hình giả lập Chuỗi cung ứng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      The Fresh Connection – Mô hình giả lập Chuỗi cung ứng

      The Fresh Connection – Mô hình giả lập Chuỗi cung ứng

      Cập nhật lúc 04/08/2020 11:00
      Với The Fresh Connection, mọi kiến thức về chuỗi cung ứng sẽ được truyền đạt thông qua trải nghiệm thực tế – phương pháp học tốt và hiệu quả hơn nhiều so với cách đào tạo truyền thống.

      Danh sách

      Bài viết

      Có một thực tế không thể phủ nhận là kiến thức được tiếp nhận tốt nhất thông qua quá trình trải nghiệm (experiential learning). Mặc dù biết rõ điều này nhưng phần lớn mọi người vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp đào tạo truyền thống.

      Học từ trải nghiệm không giống như những hình thức dạy – học khác. Người học sẽ tiếp thu kiến thức thông qua việc tiến hành một dự án, một công việc cụ thể, từ đó tự kết nối với lý thuyết và rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

      Để hình thức học từ trải nghiệm hiệu quả, môi trường là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Và The Fresh Connection của B.V Inchange – Hà Lan là một môi trường lý tưởng để trải nghiệm mọi hoạt động trong một chuỗi cung ứng.

      he Fresh Connection của B.V Inchange – Hà Lan là một mô hình học trải nghiệm thú vịThe Fresh Connection của B.V Inchange – Hà Lan là một mô hình học trải nghiệm thú vị

      The Fresh Connection là gì?

      The Fresh Connection (TFC) tạo ra môi trường mô phỏng chuỗi giá trị trong kinh doanh bao gồm: khách hàng, sales & marketing, chuỗi cung ứng, nhà máy.

      Cho đến nay, The Fresh Connection đã được hơn 12.000 chuyên gia và 600 tập đoàn lớn ứng dụng trong việc phát triển nhân lực, đào tạo nội bộ như Coca Cola, DHL, Apple, MAERSK, Unilever, Pepsico…

      Trong TFC, một nhóm 04 người sẽ đóng vai trò quản lý, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho 1 phòng ban gồm: Sales, Supply Chain Management, Operations, Purchasing. Các thành viên của nhóm sẽ phải giải quyết những thách thức theo từng vòng bằng cách đưa ra quyết định chiến lược và chiến thuật để cải thiện tình hình của công ty.

      Về bộ phận Sales

      Bộ phận Sales sẽ phụ trách thương lượng các điều khoản với khách hàng. Có thể kể đến các yếu tố như mức độ cam kết dịch vụ, các ưu đãi về quảng cáo, hạn sử dụng của sản phẩm đã cam kết với khách hàng và các yếu tố khác tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty.

      Chính vì vậy, bộ phận Sales có vai trò rất quan trọng trong việc làm gia tăng giá trị hợp đồng thông qua thương lượng với khách hàng, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho công ty.

      Mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng, điểm mấu chốt của Sales là nắm bắt được điều đó và đưa ra những điều khoản thương lượng có lợi cho đôi bên.

      Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, mang đến lợi nhuận cho công ty là bài toán dành cho bộ phận SalesThỏa mãn yêu cầu của khách hàng, mang đến lợi nhuận cho công ty là bài toán dành cho bộ phận Sales

      Về bộ phận Supply Chain

      Đây là cầu nối giữa các bộ phận khác nhờ vào việc thiết kế một chiến lược chuỗi cung ứng và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa cũng như nguyên vật liệu phù hợp vào từng thời điểm.

      Bộ phận Supply Chain trong TFC giúp công ty ứng phó được với trường hợp nguồn cung và lịch sản xuất không ổn định, từ đó tạo điều kiện cho các bộ phận khác cung cấp sản phẩm đúng hẹn, giữ vững uy tín của công ty với khách hàng.

      Supply Chain là cầu nối giữa các bộ trong một chuỗi cung ứngSupply Chain là cầu nối giữa các bộ trong một chuỗi cung ứng

      Về bộ phận Operations

      Bộ phận Operations phụ trách về nhân công và vận hành máy móc sản xuất. Cụ thể, nhà quản lý bộ phận Operations chịu trách nhiệm điều phối các ca làm việc của nhân viên, đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo phù hợp, đề phòng tình trạng lỗi máy móc xảy ra.

      Operations cũng đưa ra quyết định không gian và nguồn nhân lực cần thiết tại các nhà kho và trạm dự trữ, cân đối giữa việc linh hoạt trong sản xuất và chi phí sản xuất để quyết định lượng sản phẩm phải có, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

      Vì vậy, bên cạnh Sales, Operations cũng sẽ là yếu tố quyết định để cải thiện ROI (Return On Investment – tỷ suất hoàn vốn) của doanh nghiệp.

      Bộ phận Operations phụ trách về nhân công và vận hành máy móc sản xuấtBộ phận Operations phụ trách về nhân công và vận hành máy móc sản xuất

      Về bộ phận Purchasing

      Bộ phận Purchasing chịu trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý bộ phận Purchasing có nhiệm vụ thương lượng các điều kiện cung ứng, giá cả, thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán với nhà cung cấp… Đồng thời, bộ phận này có thể quyết định kết thúc hợp đồng với nhà cung cấp hiện tại và ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp mới.

      Purchasing đóng một vai trò rất quan trọng trong mô hình này. Quyền quyết định lựa chọn các nhà cung cấp đồng nghĩa với việc bộ phận Purchasing cần phải kết hợp và cân đối với bộ phận Supply Chain để đảm bảo hoạt động cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả, từ đó giảm tổng chi phí mua hàng và cải thiện ROI của doanh nghiệp.

      Ngoài ra, quản lý phòng Purchasing phải có kỹ năng quản lý rủi ro để đối đầu với những trường hợp bất khả kháng xảy ra được thiết lập sẵn trong mô hình như: mất mùa, cướp biển, bão, dịch bệnh, hỏa hoạn, đình công…

      Những nhà quản lý bộ phận Purchasing cần phải có một cái đầu lạnhNhững nhà quản lý bộ phận Purchasing

      The Fresh Connection sẽ giúp bạn như thế nào?

      Trong The Fresh Connection, người chơi sẽ được cung cấp các dữ liệu trước mỗi vòng chơi. Người chơi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các dữ liệu, đưa ra giả thuyết cho từng trường hợp. Mỗi quyết định mà người tham gia đưa ra đều có sự đánh đổi, vì vậy nhóm tham gia chỉ thành công khi các thành viên nhận biết được sự tác động lẫn nhau của các yếu tố trong mô hình và thống nhất một lựa chọn tối ưu nhất cho công ty trong từng thời điểm nhất định.

      Người chơi phải tự tìm hiểu nguyên nhân từng vấn đề để ra quyết định. Từ đó, hình thành tư duy phân tích (Analytics), phối hợp (Collaboration) và đánh đổi (Trade-off) giữa các phòng ban, hiểu tác động của từng quyết định đến lợi nhuận thông qua các chỉ số cụ thể.

      Chiến lược chuỗi cung ứng xuyên suốt các vòng chơi và sự hợp tác trong vận hành triển khai chiến lược của các phòng ban riêng lẻ là chìa khóa thành công trong TFC.

      Mô hình The Fresh Connection sẽ mang đến một trải nghiệm mới lạ trong việc kết hợp lý thuyết và ứng dụng thực tế để đưa ra các quyết định dựa vào sự liên kết giữa các phòng ban – các mắt xích chuỗi cung ứng.

      Mô hình đào tạo The Fresh Connection (TFC)

      Trải nghiệm mô hình giả lập The Fresh Connection ở đâu tại Việt Nam?

      Để giúp người học có thể nắm vững cả kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế, Trường Hàng không và Logistics Việt Nam – VILAS đã đồng hành cùng B.V Inchange của Hà Lan trong việc áp dụng mô hình TFC vào chương trình giảng dạy khóa học “Chuyên viên Chuỗi cung ứng – Supply Chain Executive".

      Được thành lập từ năm 2009, VILAS là một trong những tổ chức tiên phong trong việc phát triển các chương trình đào tạo Logistics và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Với mục tiêu giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực cả về số lượng và chất lượng trong lĩnh vực hấp dẫn này, VILAS tập trung đào tạo 3 chương trình chính: Dịch vụ vận tải hàng không, Dịch vụ Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng. Trong đó, khóa học Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng đã gây được tiếng vang nhất định thông qua sự hợp tác với tổ chức Học viện Quản lý Vật liệu SIMM (Singapore).

      Xem thêm đánh giá của học viên
      về VILAS

      Hình ảnh một lớp học tại VILASHình ảnh một lớp học tại VILAS

      Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, VILAS đã gặt hái được những thành tích đáng kể:

      • Ứng dụng mô hình giả lập Chuỗi cung ứng The Fresh Connection (Hà Lan) vào chương trình giảng dạy
      • Xây dựng và bảo vệ thành công chương trình FIATA Diploma in Freight Forwarding và FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management trước Hội đồng quốc tế của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế FIATA tổ chức tại Los Angeles, Singapore, Zurich
      • Xây dựng và ứng dụng thành công chương trình học FIATA Diploma in Freight Forwarding cho trường Đại học Tôn Đức Thắng
      • Trở thành trung tâm đào tạo được ủy quyền và trường đào tạo được công nhận của IATA (IATA Accredited Training School – ATC và IATA Authorized Training Centers – ATS)
      • Hợp tác với Đại học Quốc tế Hồng Bàng kiến tạo chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng

      VILAS – Vietnam Logistics and Aviation School

      • Địa chỉ: Lầu 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM
      • Website: www.vilas.edu.vn
      • Phone: 0906959092
      • Email: [email protected]

      Các trung tâm đào tạo
      Logistics & Chuỗi cung ứng tại TP.HCM

      Theo VILAS


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      VILAS đồng hành cùng sinh viên chinh phục những cuộc thi ngành Logistics – Chuỗi cung ứng

      23/07/2020

      VILAS là một trong những thương hiệu quen thuộc tại nhiều cuộc thi dành cho sinh viên, đặc biệt ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Bức tranh tổng thể về ngành Logistics

      13/04/2020

      Nếu bạn vẫn chưa xác định được đâu là ngã rẽ phù hợp cho mình trên con đường định hướng nghề ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...