Tổng hợp các bí kíp giúp chọn ngành học phù hợp với thế mạnh bản thân | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tổng hợp các bí kíp giúp chọn ngành học phù hợp với thế mạnh bản thân

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Chọn ngành học là đầu tư cho tương lai, nhưng làm sao để có những quyết định thật sự đúng đắn và phù hợp với thế mạnh của bản thân nhất?

      Làm sao để chọn ngành học phù hợp? (Nguồn: TinTM)

      Việc các bạn trẻ bối rối trong việc chọn ngành, không yêu thích ngành đang học hoặc ra trường làm trái ngành nghề được đào tạo là hiện trạng khá phổ biến.

      Nhằm giúp các bạn không rơi vào tình trạng trên và tìm được hướng đi đúng cho mình, Edu2Review đã tổng hợp các phương pháp xác định thế mạnh nghề nghiệp từ Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Theo Tiến sĩ Khắc Hiếu, để có thể chọn ngành học phù hợp với bản thân bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau: Em có thể làm giỏi cái gì? Em thích cái gì? Và cái gì làm ra tiền? Khi tìm ra sự giao thoa giữa các câu trả lời đó, bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp.

      Bên cạnh đó, các bạn cần làm 3 bước để chọn ngành phù hợp: xác định cái mình thích, xác định cái mình giỏi (thế mạnh), tìm hiểu về nghề. Việc xác định thế mạnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết các phương pháp dưới đây:

      Những phương pháp phổ biến

      ♦ Phương pháp trắc học

      Đây là phương pháp đánh giá ưu thế của 10 vùng chức năng trên não. Nó dựa vào mật độ dày đặc của nơ-ron và kiểu hình thần kinh của từng thùy. Từ đó, chuyên viên nhận biết độ thuận lợi của từng nghề nghiệp tương ứng với chức năng hoạt động của từng thùy não. Qua đó giúp các bạn đánh giá được những nghề nghiệp nào phù hợp với tư chất và năng khiếu của mình nhất.

      ♦ Phương pháp “20 đôi mắt”

      Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không nhận thấy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên những đặc điểm của bản thân sẽ được người xung quanh nhận thấy. Các bạn cần tiến hành phỏng vấn ít nhất 20 người thân cận. Từ đó họ sẽ phác thảo những nét vẽ về nhân cách của bạn. Hãy tìm những nhận xét "lặp đi lặp lại" nhiều nhất trong lời các nhận xét. Từ đó chúng ta sẽ xác định được điểm mạnh của bản thân.

      chon-nganh-hoc-1

      Nhiều bạn trẻ lúng túng trong việc chọn ngành nghề (Nguồn: Báo Quảng Nam)

      ♦ Phương pháp “hộp diêm”

      Các que diêm “tài năng” sẽ không bao giờ bùng cháy nếu như bạn chưa một lần mang nó ra khỏi hộp và “cọ xát”. Điều bạn cần làm là thoát ra khỏi vùng an toàn và thử năng lực của mình.

      ♦ Phương pháp so sánh

      So sánh sẽ giúp bạn phát hiện ra những ưu thế vượt trội của mình so với người khác.

      So sánh giữa các khả năng của bản thân sẽ giúp bạn nhận ra khả năng mạnh nhất.

      ♦ Phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp

      Các bài trắc nghiệm được chuẩn hóa sẽ giúp mỗi cá nhân chẩn đoán xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào nhất. Nếu có một ngành nghề nào đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong kết quả của nhiều bài trắc nghiệm khác nhau. Điều này đồng nghĩa là ngành nghề đó càng có khả năng sẽ là phù hợp với bạn nhất.

      Phương pháp phân tích SWOT

      Không chỉ phổ biến trong kinh tế hoặc marketing, phương pháp SWOT còn được sử dụng trong việc tìm hiểu điểm mạnh của bản thân. Các bạn sẽ dựa vào bộ câu hỏi gợi ý (trong bảng các câu hỏi thống kê), từ đó có thể tự phân tích 4 nội dung: điểm mạnh (S: Strengths), điểm yếu (W: Weaknesses), các cơ hội (O: Opportunities) và các khó khăn (T: Threats).

      Kết quả của việc kết hợp giữa S và O sẽ tạo ra nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn.

      Sau đây là bộ câu hỏi dành cho phương pháp SWOT:

      chon-nganh-hoc-3

      Hãy cùng Edu2Review trả lời các câu hỏi theo phương pháp SWOT nhé! (Nguồn: Duhoc)

      Điểm mạnh (S)

      STT

      Câu hỏi

      1

      Trường hợp bạn đã từng tỏa sáng trong đời là nhờ điều gì?

      2

      Khả năng đã giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhất?

      3

      Khả năng bạn làm tốt hơn người khác?

      4

      Lĩnh vực nào người ta sẽ nhớ tới bạn?

      5

      Bằng cấp nào bạn có mà người cùng trang lứa ít khi có?

      6

      Tính cách nào khiến cho người khác yêu thích bạn?

      7

      Mối quan hệ ưu thế nào mà bạn đang sở hữu?

      8

      Đặc điểm bên ngoài nào khiến người ta ấn tượng về bạn?

      9

      Người ta hay cảm ơn bạn vì điều gì nhất?

      Điểm yếu (W)

      STT

      Câu hỏi

      1

      Bạn từng bị mất mặt là vì điều gì?

      2

      Khả năng đã khiến bạn mất nhiều tiền nhất?

      3

      Điều gì khiến bạn hay làm hỏng việc?

      4

      Lĩnh vực nào người ta sẽ không bao giờ nhớ tới bạn?

      5

      Bằng cấp nào bạn thua kém người khác?

      6

      Tính cách nào khiến cho người khác ghét bạn?

      7

      Mối quan hệ ưu thế nào mà bạn không thể có như người khác?

      8

      Đặc điểm bên ngoài nào khiến người ta ác cảm về bạn?

      9

      Hoàn cảnh nào mà bạn rất mất tự tin?

      10

      Người ta hay than phiền bạn vì điều gì nhất?

      Cơ hội (O)

      STT

      Câu hỏi

      1

      Công ty hoặc thị trường đang cần gì mà người khác chưa đáp ứng được?

      2

      Kỷ nguyên công nghệ mới giúp gì được cho bạn?

      3

      Ngành của bạn có đang tăng trưởng?

      4

      Nếu có, bạn có thể tận dụng được điều gì?

      5

      Sắp tới có sự kiện gì quan trọng?

      6

      Sự kiện đó sẽ mang đến cơ hội nào?

      7

      Bạn nhận thấy các công ty đang có xu hướng ra sao?

      8

      Làm sao để tận dụng cơ hội đó?

      9

      Khách hàng hay phàn nàn điều gì về bạn?

      10

      Nếu có, liệu bạn có giải pháp không?

      Nguy cơ (T)

      STT

      Câu hỏi

      1

      Điểm yếu nào có thể dẫn bạn tới nguy hiểm?

      2

      Những khó khăn nào bạn phải đối mặt trong công việc?

      3

      Bạn có đang bị cạnh tranh?

      4

      Liệu công việc (hoặc yêu cầu công việc) của bạn sắp tới có bị thay đổi không?

      5

      Công nghệ thay đổi có đe dọa tới vị trí của bạn?

      “Sai một li đi một dặm”, Edu2Review hi vọng bạn đã có những quyết định đúng đắn trong việc chọn ngành học sao cho phù hợp với bản thân nhất. Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên tìm hiểu về chất lượng và thế mạnh của các trường Đại học tại Việt Nam qua các bài viết trên Edu2Review nhé!

      Ngọc Xuân (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Official] Top 10 trường đại học hạnh phúc nhất 2018

      10/03/2020

      Bạn muốn tìm các trường đại học tốt nhất Việt Nam? Với Edu2Review, tốt chưa hẳn là đủ, chúng tôi ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      10 ngành nghề dễ kiếm việc làm nhất hiện nay

      06/02/2020

      Học những ngành nào dễ kiếm việc làm nhất? EBIV giới thiệu top những nghề được cho là hot nhất ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...