Top kỹ năng dã ngoại ba mẹ nhất định phải trang bị cho bé | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Top kỹ năng dã ngoại ba mẹ nhất định phải trang bị cho bé

      Top kỹ năng dã ngoại ba mẹ nhất định phải trang bị cho bé

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Hiện nay, đa số các trường tiểu học đều có chương trình dã ngoại định kỳ. Dã ngoại giúp trẻ phát triển kỹ năng, nhưng để bảo vệ con, ba mẹ cần dạy con các kỹ năng dã ngoại cần thiết.

      Dã ngoại là một trong những hoạt động giúp trẻ có cơ hội hòa nhập, khám phá tự nhiên, học nhiều kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tế. Để chuyến đi an toàn, các bé cần sở hữu kỹ năng dã ngoại để xử lý một số tình huống không may xảy ra. Trong bài viết này, Edu2Review xin giới thiệu một số kỹ năng an toàn khi đi dã ngoại được hướng dẫn bởi ông Nguyễn Văn Quảng - Chuyên viên kỹ năng sống, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng sống Thành Đoàn TP.HCM.

      Chuẩn bị vật dụng cần thiết

      Việc đầu tiên, trẻ cần được phụ huynh/ trưởng đoàn trang bị ba lô cá nhân có chứa các vật dụng y tế cơ bản dành cho việc sơ cấp cứu. Vì trẻ chưa đủ lớn để tự chuẩn bị các đồ dùng này nên bạn cần giúp bé chuẩn bị trước mỗi chuyến đi. Nếu nhà trường nhận trách nhiệm chuẩn bị đồ thì ba mẹ cũng nên cẩn thận kiểm tra lại. Hãy chú ý tới hạn sử dụng của các loại thuốc uống và thuốc bôi.

      Ba mẹ cũng nên hướng dẫn cách sử dụng một số vật dụng như bông gạc, thuốc sát trùng, thuốc chống côn trùng... để bé có thể tự mình chăm lo cho bản thân và giúp đỡ các bạn khi cần.

      Phân biệt các loại côn trùng

      Ba mẹ thường dạy trẻ biết gọi tên các động vật lớn nhưng ít khi dạy bé về các loại côn trùng thường gặp như: muỗi, ong, sâu... Ngoài ra khi tham gia dã ngoại trong điều kiện tự nhiên bé cũng có thể gặp loài lưỡng cư như ếch hay động vật bò sát như rắn, động vật gặm nhấm như chuột. Do đó, trước khi để bé đi dã ngoại, cha mẹ hãy cho trẻ biết thêm về những loài động vật này và các kỹ năng phản ứng khi gặp chúng.

      Trẻ cần quan sát cẩn thận nơi mình dừng chân. Nếu có bụi rậm, bé phải biết dùng cành cây dài khua vào bụi trước khi muốn ngồi gần hoặc lấy vật lỡ rơi vào bụi rậm. Khi thấy côn trùng, trẻ phải tránh xa và biết cách hét to để cảnh báo mọi người. Trường hợp trẻ bị cắn, trẻ sẽ rất hoảng loạn nếu không có giáo viên hay người hướng dẫn ở gần. Bạn hãy chỉ bé thực hiện các hành động sau: rời khỏi vị trí có côn trùng, dùng nước miếng sát trùng nếu như quên mang theo thuốc, tuyệt đối không gãi vết cắn và lập tức báo cáo ngay cho người lớn. Đây là một kỹ năng dã ngoại quan trọng mà trẻ nên biết.

      Hãy dạy trẻ cách phân biệt các loại côn trùng có độc

      Hãy dạy trẻ cách phân biệt các loại côn trùng có độc (Nguồn: saford)

      Ứng phó khi đi lạc

      Thói quen xấu khi đi lạc mà ngay cả người lớn cũng thường xuyên gặp phải là đi lung tung, không định hướng để tìm đường do lo lắng, hoảng sợ. Do đó, bé cần phải học được kỹ năng kiểm soát cảm xúc và giữ bình tĩnh.

      Khi nhận ra mình đi lạc, trẻ cần đứng yên ngay tại vị trí bị lạc. Nếu trẻ bị lạc theo nhóm đông thì phải động viên nhau đứng yên, sẽ có người đến cứu. Đây cũng là thời điểm bé cần đến kỹ năng giao tiếp, biết cách tạo chú ý để người lớn phát hiện và đến cứu. Ngoài ra, khi một vài bé cùng nhau tách đoàn và đi lạc thì việc nhường nhịn nhau sẽ giúp tránh gây gổ, cãi cọ dẫn đến tách nhóm.

      Cảnh giác với người lạ

      Đây không chỉ là kỹ năng dã ngoại mà còn là một kỹ năng sống cơ bản cần được dạy cho trẻ từ sớm. Ngày nay, trẻ em có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ như bắt cóc, bạo hành hay quấy rối và trẻ có thể gặp phải những tình huống xấu này nếu không biết cách đề phòng người lạ.

      Khi linh cảm có người lạ theo dõi, trẻ cần chạy ngay đến đám đông, báo cáo với trưởng đoàn. Trẻ con rất dễ bị “dụ” khi cho quà và nhiệm vụ của ba mẹ là dạy trẻ biết cách nói “không” đúng lúc, không nên nhận quà, tiếp xúc, trò chuyện với người lạ. Trường hợp bị bắt, trẻ cần bình tĩnh và tìm cách vùng chạy. Bạn cũng có thể dạy thêm cho trẻ một số tư thế phản kháng.

      Cảnh giác với người lạ giúp trẻ giữ an toàn

      Cảnh giác với người lạ giúp trẻ giữ an toàn (Nguồn: jakpost)

      Học cách sử dụng vật nguy hiểm

      Hầu hết phụ huynh thường cấm trẻ sử dụng những vật dụng có tính sát thương như dao, kéo, búa... Tuy nhiên, đó lại là những vật dụng không thể thiếu khi đi dã ngoại. Trẻ cần được hướng dẫn và cảnh báo mức độ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Nếu trẻ đủ lớn, cha mẹ cũng có thể dạy bé cách sử dụng cơ bản như cắt, thái, đóng đinh...

      Phòng tránh dị ứng và ngộ độc thức ăn

      Sẽ có nhiều bé bị dị ứng với đồ ăn hoặc một thành phần nào đó nên ba mẹ cần lưu ý riêng với người phụ trách. Tuy nhiên, bé cũng phải tự nhận thức về vấn đề của mình để chủ động tránh xa các món ăn dễ gây dị ứng. Điều này khá khó, nhất là khi bé nhìn thấy các bạn được ăn nhưng mình lại không. Ba mẹ hãy kiên nhẫn giải thích để bé hiểu rõ về thể trạng của mình.

      Các biểu hiện của ngộ độc thức ăn khá dễ nhận biết như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu hoặc nôn mửa. Người hướng dẫn sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình và hỗ trợ trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết, trẻ cần nghỉ ngơi khi thấy cơ thể “không khỏe” và báo với người lớn về tình trạng sức khỏe.

      Dị ứng hay ngộ đọc có biểu hiện rất dễ nhận biết

      Dị ứng hay ngộ đọc thường có biểu hiện dễ nhận biết (Nguồn: kindermender)

      Tập thói quen quan sát

      Kỹ năng dã ngoại tiếp theo là rèn luyện khả năng quan sát. Khi đi dã ngoại, bé có thể sẽ gặp phải nhiều địa hình không dễ di chuyển. Bé cần lưu ý quan sát xung quanh để tránh những nguy hiểm té ngã do đường trơn, dốc, nhiều sỏi đá...

      Bé cũng có thể gặp nhiều loài động – thực vật mới lạ và tò mò muốn chạm vào. Nhưng sẽ có nguy cơ những loài vật đó có độc và gây nguy hiểm cho bé. Vì thế, ba mẹ cần nhắc nhở bé nên tuân thủ hướng dẫn của người lớn, không tùy tiện chạm vào con vật hay loài cây nào đó.

      Trước những chuyến dã ngoại, phụ huynh hãy thử đặt ra một số tình huống nguy hiểm giả định cho con để nắm bắt cách xử trí của con. Qua đó, bạn có thể khuyên bảo con nên và không nên làm gì trong từng trường hợp cụ thể. Từ những tình huống và kỹ năng dã ngoại tương ứng, trẻ có thể hình thành được phản xạ phù hợp khi rơi vào tình huống thực tế.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc từ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

      06/02/2020

      Ai trong chúng ta cũng nhận thức được hậu quả của việc không giữ bình tĩnh và hành sự nông nổi. ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Vấn đề cũ mà mới: Kỹ năng sống là gì?

      06/02/2020

      Kỹ năng sống là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Vậy ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...