Học ngữ pháp về câu gián tiếp (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
Câu trực tiếp – Câu gián tiếp là một trong những phần ngữ pháp căn bản nhưng rất quan trọng trong Tiếng Anh. Vậy câu gián tiếp (Reported Speech) hay câu tường thuật là gì? Cách làm bài tập dạng câu trực tiếp – gián tiếp như thế nào? Có bao nhiêu loại câu tường thuật? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ dạy tốt nhất Việt Nam!
Cách phân biệt
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Là câu nói chính xác, được trích dẫn nguyên văn điều ai đó diễn đạt. Thông thường lời của người nói sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép (“...”). Ví dụ: She said: ”I don’t like ice-cream”. (Ta có thể thấy trong dấu ngoặc kép là lời nói trực tiếp của cô gái vè được trích dẫn lại một cách nguyên văn) |
Là thuật lại lời nói của một người khác theo cách diễn đạt của người tường thuật mà ý nghĩa của câu không thay đổi. Ví dụ: Câu trực tiếp: He said: ”I want to go home” Câu gián tiếp: He said that, he wanted to go home (Ta thấy câu nói của anh chàng này được tường thuật lại theo cách nói của người tường thuật và ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên) |
Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
Khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp chúng ta chỉ cần ghép nội dung tường thuật ở phía sau câu nói và lùi động từ của nó về 1 thì ở dạng quá khứ, đại từ được chuyển đổi cho phù hợp với ý nghĩa của câu.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu động từ tường thuật (reporting verb) chia ở các thì hiện tại thì chúng ta giữ nguyên thì (tense) của động từ chính, đại từ chỉ định và các trạng từ chỉ nơi chốn cũng như trạng từ chỉ thời gian trong câu trực tiếp khi chuyển sang gián tiếp.
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He says: “I’m going to Hanoi next week.”
-
Gián tiếp: He says he is going to Hanoi next week.
Nếu động từ tường thuật (reporting verb) của câu ở thì quá khứ thì phải lùi động từ chính về quá khứ một bậc khi chuyển sang câu gián tiếp.
Thay đổi thì trong câu
Thì của các động từ trong câu gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ.
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Hiện tại đơn |
Quá khứ đơn |
Hiện tại tiếp diễn |
Quá khứ tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành |
Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ đơn |
Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Tương lai đơn: Will/ Shall |
Would/ Should |
Tương lai gần: be going to |
Was/ were going to |
Thay đổi một số động từ khuyết thiếu
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Can |
Could |
Will |
Would |
Shall |
Should |
Must |
Had to |
May |
Might |
Thay đổi đại từ trong câu gián tiếp
Đại từ |
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Đại từ nhân xưng |
I We You Me Us You |
He/ She They They/ I/ He/ Her Him/ Her Them Them/ Me/ Him/ Her |
Đại từ sở hữu |
My Our Your Mine Ours Yours |
Her/ His Their Them/ My/ His/ Her His/ Hers Theirs Theirs/ Mine/ His/ Hers |
Đại từ chỉ định |
This These |
That Those |
Câu gián tiếp (Nguồn: Elight Learning English)
Các trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Here |
There |
Now |
Then |
Today |
That day |
Ago |
Before |
Tomorrow |
The next day/ the following day |
The day after tomorrow |
In two day’s time/ two days after |
Yesterday |
The day before/ the previous day |
The day before yesterday |
Two day before |
Next week |
The following week |
Last week |
The previous week/ the week before |
Last year |
The previous year/ the year before |
Các dạng chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp thường gặp
1. Khi trong dấu ngoặc kép là một câu trần thuật (là một câu khẳng định và mang nghĩa kể lại, trần thuật lại điều gì đó).
-
Ta cần biến đổi các đại từ cho phù hợp với ý nghĩa của câu
-
Các động từ giới thiệu thường dùng trong câu là: Say (that), tell sb (that)
* Đối với động từ giới thiệu chia ở các thì hiện tại, hoặc tương lai
Ta không cần lùi thì động của từ chính trong câu gián tiếp
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He says “I don’t want to stay at home every day.”
-
Gián tiếp: He says/ tells me that he doesn’t want to stay at home every day.
Ta có thể thấy trong ở câu trực tiếp động từ giới thiệu “says” chia thì hiện tại đơn nên động từ trong câu trực tiếp vẫn giữ nguyên thì khi chuyển sang câu gián tiếp. Các đại từ cần thay đổi cho phù hợp với nghĩ của câu.
* Nếu động từ giới thiệu chia ở các thì quá khứ:
Ta cần lùi về thì quá khứ đối với động từ chính trong câu gián tiếp
Ví dụ:
-
Trực tiếp: She said “My mother is travelling in Paris”.
-
Gián tiếp: She said that her mother was travelling in Paris.
Ta thấy động từ giới thiệu “said” được chia ở quá khứ đơn nên động từ trong câu trực tiếp (chia ở hiện tại tiếp diễn) phải lùi thì khi chuyển sang câu gián tiếp (thì quá khứ tiếp diễn).
2. Khi trong dấu ngoặc kép là câu hỏi.
* Nếu trong dấu ngoặc kép là câu hỏi không có từ để hỏi.
- Trong câu gián tiếp thêm “if” hoặc “whether” và mệnh đề theo sau biến đổi về dạng khẳng định.
- Động từ giới thiệu thường sử dụng là: Ask, wonder
Ví dụ:
Trực tiếp |
Gián tiếp |
He said “Do you want to go with me?” |
He asked if I wanted to go with her. |
Mary said “Do you go to school by bus, Peter?” |
Mary asked Peter whether he went to school by bus. |
* Nếu trong dấu ngoặc kép là câu hỏi có từ để hỏi (what/ where/ when/ how/ who/…)
-
Trong câu gián tiếp phải biến đổi mệnh đề sau từ để hỏi về dạng khẳng định.
-
Động từ giới thiệu thường sử dụng: Ask, wonder, want to know...
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He asked “what time will you come?”
-
Gián tiếp: He asked what time I would come.
3. Khi trong dấu ngoặc kép là câu mệnh lệnh thức.
Trước tiên ta cần xét nghĩa của câu rồi sử dụng các cấu trúc sao cho phù hợp.
* Khi câu mệnh lệnh thức trong dấu ngoặc kép mang nghĩa yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì ta có thể sử dụng các cấu trúc sau:
“Tell/ ask/ require/ request/ demand + sb + to do st: Yêu cầu, đề nghị hay đòi hỏi ai làm gì.”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He said to me “close the door!”
-
Gián tiếp: He asked me to close the door.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa ra lệnh ta sử dụng cấu trúc sau:
“Order sb to do st: ra lệnh cho ai làm gì.”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He said to me angrily “go out!”.
-
Gián tiếp: He ordered me to go out.
>> Luyện thi TOEIC đảm bảo với top trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội
![](https://edu2review.com/storage/article-images/2018/08/8524/768x512_3acd273e-81f9-4f65-889c-32192b18f671.jpg)
Trang bị nền tảng ngữ pháp vững chắc để tự tin vượt qua các bài thì (Nguồn: thanglongosc)
4. Các trường hợp khác:
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa đề nghị làm gì cho ai ta sử dụng cấu trúc:
“Offer to do st”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: Paul said “Shall I make you a cup of coffee?”
-
Gián tiếp: Paul offered to make me a cup of coffee.
*Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa khuyên bảo ta sử dụng cấu trúc sau:
“Advise sb to do st: Khuyên ai đó nên làm gì.”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He said to me “You should go to bed early”.
-
Gián tiếp: He advised me to go to bed early.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa mời mọc ta sử dụng cấu trúc sau:
“Invite sb to do st”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: John said “Will you go the zoo with me?”
-
Gián tiếp: John invited me to go to the zoo with him.
* Khi trong dấu ngoặc kép là câu cảm thán ta sử dụng động từ “exclaim”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: She said “What an intelligent boy!”
-
Gián tiếp: She exclaimed that the boy was intelligent.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa xin lỗi ta sử dụng cấu trúc:
“Apologize (to sb) for st/ for doing st: Xin lỗi (ai) về điều gì/ vì đã làm gì”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He said "I'm sorry. I'm late."
-
Gián tiếp: He apologized for being late.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa nhắc nhở ta sử dụng cấu trúc:
“Remind sb to do st: Nhắc nhở ai làm gì”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: My mother said "Don't forget to bring your umbrella."
-
Gián tiếp: My mother reminded me to bring my umbrella.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa buộc tội ai đó ta sử dụng cấu trúc:
“Accuse sb of st/ doing st: Buộc tội ai về điều gì/ vì đã làm gì”
Ví dụ:
-
Trực tiếp: He said "No one else but you did it."
-
Gián tiếp: He accused me of doing it.
Bài viết này là trọng tâm kiến thức ngữ pháp về câu gián tiếp (Reported Speech) mà Edu2Review đã tổng hợp và gửi tới bạn. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm một lượng kiến thức bổ trợ cho ngữ pháp tốt hơn giúp việc giao tiếp tiếng Anh của bạn ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Thanh Tùng (Tổng hợp)