Tuyển sinh 2019: Bức tranh 2 màu của các trường đại học | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tuyển sinh 2019: Bức tranh 2 màu của các trường đại học

      Tuyển sinh 2019: Bức tranh 2 màu của các trường đại học

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Sau ngày công bố kết quả kỳ tuyển sinh 2019, rất nhiều trường đại học đã chuẩn bị đón hàng loạt tân sinh viên nhập học, trong khi có trường lại vắng bóng thí sinh đến nộp hồ sơ.

      Tính đến thời điểm hiện tại, kỳ tuyển sinh 2019 vẫn được đánh giá là thành công tốt đẹp khi không hề có bất cứ bê bối nào trong khâu thi cử. Hưởng ứng niềm vui chung đó, nhiều trường đại học cũng rất hạnh phúc khi có 1 mùa "bội thu" thí sinh xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019, thậm chí chất lượng thí sinh còn được đảm bảo ở mức cao.

      Bên cạnh những mảng sáng trong khâu tuyển sinh, không ít trường cũng phải ngậm ngùi chịu cảnh "trắng" thí sinh trúng tuyển. Đây hầu hết là những trường không tham gia lọc ảo và đang trong quá trình thay đổi cơ cấu đào tạo.

      Xem ngay bảng xếp hạng
      các trường đại học Việt Nam

      "Màu tối" trong khâu tuyển sinh 2019

      Sau khi kết quả xét tuyển lần 1 được công bố, số liệu của Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ ra rằng:

      • Khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ hoặc vượt chỉ tiêu đề ra
      • 61% đơn vị đạt từ 70% số thí sinh trúng tuyển trở lên so với chỉ tiêu
      • 26% đơn vị chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu
      • 7% đơn vị không có thí sinh trúng tuyển và không tham gia lọc ảo

      Trong kỳ tuyển sinh 2019, có khoảng 334 mã trường xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi THPT quốc gia, số lượng trường không có thí sinh trúng tuyển cũng như không tham gia lọc ảo lên đến con số 20.

      Trao đổi với báo Tiền Phong, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng – Hiệu trưởng trường Đại học Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết năm nay trường chỉ có 3 thí sinh đăng ký xét tuyển và không có thí sinh nào trúng tuyển hệ Đại học. Theo tiến sĩ, do trường đang thực hiện cấu chuyển đổi chương trình giáo dục nên nhiều năm liền không tuyển được sinh viên.

      Để duy trì hoạt động, những năm gần đây trường phải trông cậy vào các lớp đào thạc sĩ và đào tạo liên kết. Ông Hùng cho biết thêm, giai đoạn đầu thành lập trường luôn tấp nập sinh viên ra vào, thế nhưng từ khi tỉnh Nam Định công bố không tuyển viên chức, công chức có bằng Đại học ngoài công lập thì khâu tuyển sinh của trường teo tóp dần và cho đến nay thì "tắt" hẳn.

      Có đến 20 trường đại học không tham gia lọc ảo cũng như không tuyển được sinh viên trong kỳ tuyển sinh năm nay

      Có đến 20 trường đại học không tham gia lọc ảo cũng như không tuyển được sinh viên trong kỳ tuyển sinh năm nay (Nguồn: tdtu)

      Điểm trúng tuyển của nhiều trường quá thấp

      Trái ngược với những trường top đầu có điểm chuẩn cao "ngút ngàn" thì 1 số trường đại học địa phương có tiêu chuẩn tuyển sinh rất thấp. Trường Đại học Quảng Nam có 13 ngành đào tạo hệ đại học chính quy thì trừ 6 ngành Sư phạm có điểm chuẩn bằng điểm sàn quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (18,0 điểm), 7 ngành đào tạo cử nhân còn lại chỉ lấy vỏn vẹn 13,0 điểm.

      Nếu được hưởng tối đa điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng (2,75 điểm) thì thí sinh chỉ cần đạt 10,25 điểm/3 môn là đã có thể chính thức trở thành tân sinh viên của 1 trường đại học công lập.

      Trong danh sách trúng tuyển vào trường Đại học Quảng Nam, 1 số thí sinh có điểm thi rất thấp. Ví dụ như 1 tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin có điểm thi môn Toán là 3,8, môn Ngữ Văn là 3,25 và Anh văn 3,6 điểm, tổng điểm 3 môn là 10,65 cộng thêm 2,75 điểm ưu tiên thì thí sinh này thậm chí còn "thừa" 0,4 so với điểm chuẩn.

      Không chỉ riêng trường Đại học Quảng Nam mà Đại học Hà Tĩnh cũng có số điểm trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 tương tự. 18 ngành đào tạo hệ đại học chính quy thì chỉ có 5 ngành Sư phạm trúng tuyển bằng với điểm sàn, 13 ngành còn lại thì điểm chuẩn cũng chỉ 13,5.

      Điểm trúng tuyển thấp bao giờ cũng làm dấy lên những nghi ngại về chất lượng đào tạo của các trường đại học

      Điểm trúng tuyển thấp bao giờ cũng làm dấy lên những nghi ngại về chất lượng đào tạo của các trường đại học (Nguồn: baothuathienhue)

      Nhận xét của các chuyên gia

      Theo đánh giá của Vụ Giáo dục đại học, năm nay, đề thi đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Nếu căn cứ vào tỷ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay 13,0 điểm chỉ tương đương với mức 12,0 điểm của năm 2018. Như vậy, có thể nói với mức điểm chuẩn chỉ 13,0 điểm hay 13,5 điểm thì năng lực của thí sinh chưa đạt được mức kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp.

      Một chuyên gia từng công tác tại Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục & Đào tạo) cho biết, bức tranh tuyển sinh đại học của Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ khoảng cách giữa các trường đại học. Các trường đại học địa phương khó tuyển sinh, nguyên nhân chưa hẳn là do chất lượng đào tạo không tốt.

      Nhiều người dân vẫn giữ quan điểm đã học đại học là phải ra các thành phố lớn, không thể học ở trường đại học tỉnh. Nhìn thấy ngay quan điểm này ở chính khu vực Hà Nội. Những trường đại học “đóng đô” ở các quận huyện vùng ven của thành phố cũng phải tìm mọi cách để có văn phòng tuyển sinh ở trong nội thành. Có như thế mới hút được người học” – chuyên gia này phân tích.

      Vẫn theo vị này, các trường ngoài công lập đang có chủ trương rất không tốt khi cho rằng chỉ cần xây xong mấy tòa nhà là có thể đào tạo được đại học mà không chịu đầu tư thêm cho cơ sở vật chất.

      Một số trường đã quá tận dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường đại học công lập về hưu mà không chịu đầu tư tuyển dụng, đào tạo các cán bộ, giảng viên trẻ. Như vậy không thể có được sức bật, sự sáng tạo để phát triển 1 trường đại học” – chuyên gia nhận xét.

      Các trường đại học tỉnh gặp khó khi tuyển sinh không phải vì lí do chất lượng đào tạo không tốt

      Các trường đại học tỉnh gặp khó khi tuyển sinh không phải vì lí do chất lượng đào tạo không tốt (Nguồn: vnuhcm)

      Kỳ thi THPT quốc gia 2019 khi kết thúc đã dấy lên 1 hồi chuông báo động về hoạt động tuyển sinh của các trường đại học. Hy vọng Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ sớm có động thái nhằm chấn chỉnh lại khâu tuyển sinh của các trường để tránh việc xảy ra tình trạng hao phí nguồn lực của ngành giáo dục Việt Nam.

      Anh Duy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tuyển sinh 2019: Những khối ngành nào được thí sinh quan tâm và lựa chọn nhiều nhất?

      06/02/2020

      Sau khi biết điểm thi của kỳ tuyển sinh 2019, liệu bạn có muốn tìm hiểu những khối ngành nào được ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...