Tuyển sinh đại học 2019: Những nghịch lý khó tin nhưng có thật | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tuyển sinh đại học 2019: Những nghịch lý khó tin nhưng có thật

      Tuyển sinh đại học 2019: Những nghịch lý khó tin nhưng có thật

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Trường top dưới điểm trúng tuyển thường thấp vì khát chỉ tiêu, thí sinh có điểm số cao hơn điểm chuẩn ắt đậu đại học là điều hiển nhiên trong mọi mùa tuyển sinh, trừ kỳ tuyển sinh đại học năm nay.

      Kỳ tuyển sinh đại học 2019 đã bước vào giai đoạn kết thúc, dù được đánh giá là một kỳ thi khá êm đẹp và mỹ mãn cho đến thời điểm hiện tại nhưng cũng không thiếu những hiện tượng bất ngờ. Chẳng hạn, một số trường đại học top dưới tăng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh hay sĩ tử có tổng số điểm cao hơn mức điểm trúng tuyển vẫn không cầm được "tấm vé" vào đại học. Những điều này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng thật ra mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó!

      Xem ngay bảng xếp hạng
      các trường đại học Việt Nam

      Trường top dưới không hạ điểm chuẩn để "giải cơn khát" chỉ tiêu?

      Trong khi những trường đại học top trên có điểm chuẩn cao "ngất ngưỡng" và luôn thu hút đông đảo thí sinh đăng ký xét tuyển, dẫn đến hiện tượng "đất chật người đông" thì các trường địa phương lại đối diện với cảnh "tiêu điều" dù điểm trúng tuyển chỉ nằm ngang mức điểm sàn. Đây vốn dĩ là "bài ca" quen thuộc nhưng không được lặp lại hoàn toàn trong kỳ tuyển sinh năm nay.

      Thật vậy, dù các trường top dưới vẫn trong tình trạng "khát" chỉ tiêu và điểm trúng tuyển nhìn chung vẫn thấp hơn nhiều so với các trường top trên nhưng một số ngành lại có mức điểm tăng cao "đột biến", dẫn đến không có thí sinh nào trúng tuyển.

      Nguyên nhân do các ngành này có quá ít thí sinh trúng tuyển, không đủ mở lớp. Chủ đích của việc nâng điểm là để thí sinh không thể trúng tuyển vào trường nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho thí sinh tham gia xét tuyển đợt sau.

      Trường top dưới không hạ điểm chuẩn để giải cơn khát chỉ tiêu?

      Trường top dưới không hạ điểm chuẩn để "giải cơn khát" chỉ tiêu? (Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế)

      Điển hình như Đại học Đồng Nai, trong tổng số 14 ngành mở tuyển sinh, có đến 4 ngành không có thí sinh trúng tuyển là Sư phạm Vật lý (24,7 điểm), Sư phạm Sinh học (18,5 điểm), Sư phạm Lịch sử (22,6 điểm) và Quản lý đất đai (20,8 điểm). Trong khi đó, các ngành Sư phạm có thí sinh trúng tuyển, điểm chuẩn cao nhất chỉ là 18,5 điểm. Ở các ngành ngoài Sư phạm, những ngành có thí sinh trúng tuyển có điểm chuẩn chỉ từ 15,0-16,0 điểm.

      Tương tự, Đại học Hùng Vương TP.HCM lấy 14,0 điểm cho tất cả các ngành, riêng ngành Công nghệ sau thu hoạch với 22,0 điểm và Công nghệ kỹ thuật xây dựng 20,0 điểm và không có thí sinh nào trúng tuyển.

      Điểm chuẩn 2019 Đại học Hùng Vương TP.HCM

      Điểm chuẩn 2019 Đại học Hùng Vương TP.HCM (Nguồn: tuyensinh247)

      Thí sinh dư điểm so với điểm chuẩn nhưng vẫn rớt đại học?

      Đây là trường hợp xảy ra với một số thí sinh xét tuyển vào khối ngành Sư phạm của Đại học Sư phạm TP.HCM và Đại học Sài Gòn. Cụ thể, một thí sinh đăng ký vào ngành Sư phạm mầm non của Đại học Sài Gòn với tổng số điểm là 22,75 điểm (Kể chuyện 10 điểm; Hát 9,5 điểm; Ngữ văn 3,25 điểm). Trong khi điểm chuẩn ngành này của trường là 22,25 điểm nhưng vẫn rớt.

      Đại diện các trường cho biết thí sinh không trúng tuyển trong trường hợp này là đúng như quy định về ngưỡng điểm sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể, điểm sàn đại học đối với các ngành Sư phạm là 18,0 điểm (mức điểm đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực).

      Trong trường hợp, trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và học bạ hoặc một kỳ thi tuyển khác do trường tổ chức thì điểm sàn môn văn hóa là 6 điểm. Như vậy, thí sinh kể trên môn văn hóa (Ngữ văn) chỉ đạt 3,25 điểm, thấp hơn quy định.

      Thí sinh dư điểm nhưng vẫn rớt đại học do quy định ngưỡng điểm sàn môn văn hóa (Nguồn: CCBooks)

      Thí sinh dư điểm nhưng vẫn rớt đại học do quy định ngưỡng điểm sàn môn văn hóa (Nguồn: CCBooks)

      Tương tự, tại Đại học Sư phạm TP.HCM, một số thí sinh xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất dù điểm của thí sinh cao hơn điểm chuẩn nhưng vẫn rớt. Đại diện trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng cho biết những trường hợp này là do vướng quy định điểm sàn môn văn hóa theo quy định của Bộ.

      Theo quy định, điểm 2 môn văn hóa của ngành Giáo dục thể chất là từ 12,0 điểm trở lên và của ngành Giáo dục mầm non là từ 12,67 điểm trở lên.

      Bên cạnh những sĩ tử may mắn nắm chắc được "tấm vé" bước chân vào cánh cổng đại học, cũng có không ít bạn ngậm ngùi chờ đợi đợt xét tuyển bổ sung. Đừng quá lo lắng hay buồn bã bạn nhé, vì "cánh cổng" này khép lại chắc chắn sẽ có "cánh cổng" khác mở ra!

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      200 trường công bố điểm chuẩn đại học 2019, 405.000 thí sinh hạnh phúc vỡ òa!

      06/02/2020

      Sau bao nhiêu ngày trông ngóng, giờ đây các sĩ tử đã có thể thở phào khi 200 trường đại học đã ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tuyển sinh 2019: Học giỏi thôi chưa đủ, thí sinh dáng phải đẹp và giọng phải hay?

      06/02/2020

      Nói không với thí sinh nói ngọng, không tuyển nữ sinh trên 60 kg... là hai trong số nhiều quy ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...