Trường Đại học Tân Trào | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Tân Trào

      Trường Đại học Tân Trào
      Trường Đại học Tân Trào
      2 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      15 ngành

      Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lòng yêu nước và tự hào dân tộc,

      Có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lí, khoa học quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, có kiến thức, kĩ năng chuyên sâu trong một số lĩnh vực của hoạt động kinh doanh du lịch, có khả năng lập nghiệp và tổ chức hoạt động kinh doanh, hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, có trách nhiệm, ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy nguồn tài nguyên sinh thái và những giá trị nhân văn cao đẹp trong hoạt động du lịch.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực giáo dục đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam và thế giới, kiến thức liên ngành về văn hóa - xã hội, chính trị, luật pháp, địa lí, lịch sử, kinh tế, khoa học công nghệ... và biết ứng dụng trong nghiên cứu, kinh doanh du lịch, để góp phần tích cực vào phát triển du lịch một cách bền vững; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
      • Hiểu những kiến thức cơ bản về khoa học quản lí, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; đặc biệt là kiến thức cơ bản phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích, luận giải các vấn đề liên quan tới kinh tế, tổ chức, quản lí, quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành. Những kiến thức cơ bản trong chuyên ngành: quản trị lữ hành, khách sạn, sự kiện; kiến thức cơ sở để phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lí.
      • Hiểu về chiến lược du lịch bền vững để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như tối đa hóa các tác động tích cực trong du lịch, những nguyên tắc cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, thoả mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo phát triển du lịch bền vững
      • Các vấn đề, giá trị, xu hướng của du lịch trong thời kì mới và bối cảnh kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản lí.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin), có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
      • Ngoại ngữ: trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh chứng chỉ B trở lên, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.

      Về kỹ năng

      • Lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai, biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất; có kĩ năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn xây dựng, tổ chức chương trình du lịch, điều hành du lịch, hướng dẫn, đón, tiễn, lễ tân, phục vụ trong nhà hàng khách sạn, tổ chức sự kiện…
      • Có kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp, kĩ năng tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác trong và ngoài cơ quan, kĩ năng phân loại, tiếp cận, thuyết phục và chia sẻ, chăm sóc khách hàng và các đối tác trong dịch vụ du lịch; tìm tòi, phát hiện, điều chỉnh, phát triển, sáng tạo cái mới như: xây dựng sản phẩm mới, lên ý tưởng, thiết kế sự kiện...
      • Biết áp dụng linh hoạt kỹ năng đặt mục tiêu, định hướng hành động, thực hiện trong nghề nghiệp, tạo động lực làm việc cho bản thân và đồng nghiệp; giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác
      • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm; tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp; sử dụng máy móc, trang thiết bị nghe, nhìn… phục vụ công việc chuyên môn trong quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; phát hiện, phân tích, xử lí tình huống và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành du lịch hoặc phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản trị - điều hành - thiết kế tour, tổ chức hội nghị - sự kiện… tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, tổ chức sự kiện, truyền thông trong cả nước
      • Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, các dự án du lịch cộng đồng, bộ phận lễ tân của các doanh nghiệp du lịch, làm thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích…, làm tại bộ phận lễ tân, phục vụ, quản lí tại các khách sạn, các cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi, giải trí trên cả nước
      • Công tác tại các sở, ban, ngành về Du lịch như: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; các Ban quản lí di tích,...
      • Làm giảng viên giảng dạy tại những cơ sở đào tạo, làm nghiên cứu viên tại viện nghiên cứu về quản trị dịch vụ du lịch lữ hành
      • Có thể phát triển khả năng kinh doanh độc lập thông qua việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.

      Khoa học môi trường

      Khoa học môi trường
      4 năm
      Khoa học môi trường
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Kỹ sư khoa học môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu công việc; trang bị cho người học nắm vững kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Khoa học Môi trường

      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Môi trường có khả năng nghiên cứu khoa học, làm việc tại các Sở, ban ngành liên quan đến Môi trường, tư vấn các tổ chức, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, tham gia đánh giá rủi ro và tác động môi trường, giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường đất, nước, không khí.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống; kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hóa học, sinh học và sinh thái học vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh
      • Hiểu và đánh giá được mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống môi trường, làm cơ sở để nhận diện các vấn đề môi trường; nắm vững kiến thức cơ sở về hóa học, tài nguyên, pháp luật, chính sách trong xây dựng chương trình quản lí và đánh giá môi trường; hiểu và đánh giá được các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển hóa của vật chất trong môi trường.
      • Vận dụng được các kiến thức vào lựa chọn công nghệ, kỹ thuật quản lí tài nguyên và môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
      • Hiểu và vận dụng được cơ sở pháp lý và các quy trình thực hiện trong đánh giá môi trường; thiết kế các chương trình quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và quản lí rủi ro
      • Áp dụng các nguyên lý phân tích hệ thống vào công tác quy hoạch đánh giá và thiết kế chương trình quản lí môi trường và tài nguyên theo ISO 9000, ISO 140000; kiểm toán môi trường và giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lí tài nguyên
      • Tin học: đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin), ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Thành thạo các kỹ năng: phân tích trong phòng thí nghiệm; khảo sát, lấy mẫu và nhận diện vấn đề môi trường trong việc đánh giá các thông tin, dữ liệu thu được phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chuyển giao
      • Thiết kế chương trình và lập kế hoạch khảo sát lấy mẫu tại hiện trường; thu thập thông tin thứ cấp; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phương án công nghệ xử lý; kế hoạch kiểm toán và quản lí môi trường
      • Có khả năng phân tích thông tin, viết báo cáo, thuyết trình, tư duy sáng tạo, nghiên cứu tài liệu; đánh giá được các báo cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường cơ bản: quan trắc, đánh giá tác động, kiểm toán, xử lý chất thải và quản lí môi trường, tài nguyên; phối hợp được các kỹ năng để hoàn thành nghiên cứu có liên quan và giải quyết các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường
      • Hiểu và vận dụng được các chuẩn mực và giá trị xã hội trong giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; có năng lực vận dụng các kỹ năng cơ bản về khoa học môi trường để hiểu hơn về các mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu
      • Vận dụng sáng tạo các kỹ năng đã học trong phát triển công nghệ và kỹ thuật quản lí môi trường và tài nguyên.
      • Có khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm (phối hợp, triển khai công việc, thích ứng khi thay đổi nhóm làm việc); giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng; kỹ năng truyền thông, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ; khả năng lãnh đạo và quản lí như lập kế hoạch, điều hành và tổ chức công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu tại viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường; cán bộ quản lí môi trường tại các cơ quan nhà nước cấp xã, huyện; cán bộ phụ trách môi trường tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
      • Nhân viên của các công ty, cơ quan tư vấn trong lĩnh vực môi trường
      • Cán bộ quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường tại các trung tâm quan trắc môi trường tư nhân và nhà nước
      • Giảng viên giảng dạy chuyên ngành khoa học môi trường tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
      • Cảnh sát môi trường.

      Kinh tế Nông nghiệp

      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm
      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Kinh tế nông nghiệp trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức và kĩ năng cơ bản về quản lí kinh tế, có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng các kiến thức về lý luận Chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xác lập thái độ chính trị vững vàng, có ý thức công dân và cộng đồng trong hành vi và ứng xử; hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận trong nghiên cứu, học tập và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; vận dụng được kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội của nhóm ngành kinh tế giải quyết các vấn đề thực tiễn; vận dụng đúng đắn, có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển nông thôn.
      • Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức đại cương về kỹ thuật nông nghiệp; kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn mới hiện nay
      • Hiểu và vận dụng kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, tài chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn; hiểu và vận dụng các kiến thức về lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; kế hoạch tài chính, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực nông thôn
      • Giải thích và ứng dụng được các phương pháp phân tích định tính, định lượng, nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn mới hiện nay.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin).
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế; kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn; có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý các thông tin kinh tế; lập kế hoạch, hoạch định mục tiêu, tổ chức, sắp xếp, bố trí công việc, trao đổi, tập huấn cho nông dân và cán bộ nông thôn; đánh giá nguồn lực phát triển của cộng đồng trong nông thôn
      • Có khả năng kiểm định giả thuyết và phản biện; ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn; khả năng đảm nhiệm toàn bộ công việc theo đúng quy trình của kế toán từ khâu chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập báo cáo kế toán
      • Có kỹ năng lập và phân tích các chương trình, dự án, kết quả kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương, đơn vị kinh doanh
      • Có khă năng tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo đơn vị trong việc ra các quyết định về quản lý kinh tế nông nghiệp và xây dựng các chiến lược trong kinh doanh.
      • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng phát hiện, phân tích, xử lí tình huống và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội; khả năng tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kinh tế ngành nông nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm cán bộ quản lý kinh tế trong các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương; các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp; các chương trình, dự án, tổ chức phi chính phủ … về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
      • Cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về kinh tế nông nghiệp tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Có đủ năng lực nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
      • Thành lập doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp…

      Nguồn: Đại học Tân Trào

      Khoa học cây trồng

      Khoa học cây trồng
      4 năm
      Khoa học cây trồng
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành khoa học cây trồng có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê nghề nghiệp, nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành; có trình độ chuyên môn để thực hiện tốt các hoạt động về quản lý sản xuất, kinh doanh hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ về khoa học cây trồng. Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề ngành Khoa học cây trồng và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu được các kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ; có kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn ngành Khoa học cây trồng; vận dụng được kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức liên ngành của các ngành gần vào lĩnh vực Khoa học cây trồng. Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Hiểu và vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành; vận dụng được những kiến thức chuyên ngành về giống cây trồng, bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng thành thạo kĩ năng về công nghệ thông tin cơ bản trong công tác Khoa học cây trồng.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Biết lựa chọn, nhân giống cây trồng; xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy trình canh tác của các loại cây trồng nông nghiệp phổ biến; vận dụng được kiến thức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng có hiệu quả.
      • Biết ứng dụng, sáng tạo, phát triển kinh tế trang trại, phát triển nông nghiệp bền vững.
      • Có kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như: Microsoft Office, sử dụng Internet, các thiết bị văn phòng và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn.
      • Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm, linh hoạt và mềm dẻo; kỹ năng giao tiếp, trình bày và truyền thông; tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; khả năng giải quyết được các vấn đề cơ bản về ngành Khoa học cây trồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Làm việc tại:

      • Cục, vụ, viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học về nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Nông nghiệp thành phố, Phòng Nông nghiệp huyện, thị; trung tâm Khuyến nông tỉnh; Trạm Khuyến nông huyện, thị; Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng,...
      • Công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các Trung tâm dạy nghề có đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn toàn quốc.
      • Làm việc cho các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, có thể thực hiện được những đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng ở các cấp khác nhau; Làm việc tại các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

      Vật lý học (Vật lý - Môi trường)

      Vật lý học
      4 năm
      Vật lý học
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Vật lý trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức và kĩ năng cơ bản về vật lý và môi trường. Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề về Vật lý và môi trường, tiếp tục tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức giáo dục đại cương của khối ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về Vật lý, môi trường, phương pháp nghiên cứu khoa học ngành vật lý, khoa học quản lí và quản lí môi trường, quản lí Nhà nước về môi trường. Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hội nhập quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống; có kiến thức chuyên sâu về Vật lý cơ bản (từ Vật lý cổ điển đến Vật lý hiện đại), về những kỹ thuật vật lý để phân tích, đánh giá, dự báo, xử lý ô nhiễm môi trường.
      • Có phương pháp tư duy logic, sáng tạo để có thể áp dụng các thành tựu khoa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công nghệ, môi trường và trong các hoạt động nghề nghiệp.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm, hội nhập được trong các môi trường làm việc
      • Có kỹ năng nghiên cứu, thực hành và chuyển giao công nghệ liên quan tới các vấn đề khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành Vật lý môi trường; kỹ năng giảng dạy Vật lý.
      • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm ứng dụng liên quan đến chuyên ngành đào tạo; có vốn tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc, dịch tài liệu về Vật lý và môi trường. Có khả năng cập nhật liên tục các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm những công việc có liên quan đến lĩnh vực Vật lý tại các cơ sở phù hợp với chuyên môn đào tạo trong cả nước; giảng dạy Vật lý tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Có thể làm chuyên viên và quản lí tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lí giáo dục, các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn.
      • Làm việc tại Viện nghiên cứu, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm; các Trung tâm kiểm định, phân tích, quan trắc và đánh giá tác động môi trường; Công ty cung cấp thiết bị đo lường; Công ty môi trường đô thị...

      Giáo dục Tiểu học

      Giáo dục Tiểu học
      4 năm
      Giáo dục Tiểu học
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo Cử nhân Giáo dục Tiểu học trình độ đại học, có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có kiến thức và kĩ năng dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới ở cấp tiểu học, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
      • Người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán cấp tiểu học, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu những kiến thức giáo dục đại cương: kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hoá của đất nước; hiểu biết về quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành.
      • Có kiến thức cơ sở ngành về Tâm lí học, Giáo dục học, phương pháp dạy học ở tiểu học, đánh giá kết quả học tập và năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học; biết tổ chức các hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Có kiến thức về chuyên ngành giáo dục tiểu học, đảm bảo dạy học tốt các môn học và các hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học; được nâng cao kiến thức và kĩ năng về Ngôn ngữ và Tiếng Việt, Toán học để dạy học tốt hai môn học cơ bản ở tiểu học: Tiếng Việt và Toán
      • Có hiểu biết khoa học về tự nhiên và xã hội để dạy tốt các môn học Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Lao động - Kĩ thuật ở tiểu học; Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng trong dạy học các môn học ở tiểu học.
      • Tin học: đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin), ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Có năng lực vận dụng kiến thức ngôn ngữ và tiếng Việt để phân tích và dạy học chương trình Tiếng Việt tiểu học; có năng lực vận dụng kiến thức về Toán học để phân tích và dạy học chương trình Toán tiểu học; vận dụng kiến thức Vật lí, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lí để dạy học các môn học Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, các môn học về Khoa học xã hội ở tiểu học
      • Biết lập kế hoạch giáo dục cho từng học kì và năm học, kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học; biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; dạy cho học sinh phương pháp tự học, năng lực tự đánh giá biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
      • Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập. Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; có kĩ năng quản lí lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; có khả năng giáo dục học sinh cá biệt; biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của học sinh, có kĩ năng đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học.
      • Có năng lực giao tiếp, giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng, thuyết trình, kĩ năng làm việc độc lập, năng lực tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức và làm việc nhóm
      • Có kĩ năng phát hiện, phân tích, xử lí tình huống nảy sinh trong thực tiễn hoạt động giảng dạy và giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội; khả năng tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trở thành giáo viên ở các trường tiểu học (không bao gồm giáo viên dạy ngoại ngữ, thể dục, âm nhạc và mĩ thuật). Có thể kiêm nhiệm công việc của Tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học.
      • Có khả năng đảm nhận các công việc khác trong ngành giáo dục liên quan đến cấp Tiểu học.

      Giáo dục Mầm non

      Giáo dục mầm non
      4 năm
      Giáo dục mầm non
      4 năm

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức về nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, nhân văn, môi trường và có thể vận dụng vào hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, vận dụng vào việc đánh giá, phân tích các các tình huống xã hội trong chuyên môn
      • Có khả năng vận dụng kiến thức trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non; hiểu các kiến thức khoa học về giáo dục trẻ mầm non với các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.
      • Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non; về tổ chức các hoạt động âm nhạc, các hoạt động tạo hình trong trường mầm non, trên cơ sở có kiến thức về kỹ thuật thanh nhạc, kiến thức về các loại hình vẽ, nặn, xé - dán, trang trí, làm đồ dùng đồ chơi.
      • Có kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non; kiến thức về quản lý lớp học có hiệu quả theo nhóm, lớp; quản lý hồ sơ, sổ sách; sắp xếp bảo quản đồ dùng, đồ chơi.
      • Nghiên cứu khoa học các vấn đề thuộc lĩnh vực ngành giáo dục mầm non.
      • Áp dụng kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đánh giá về sự phát triển của trẻ theo độ tuổi trong giao tiếp, ứng xử với trẻ và chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, trong giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non trên tất cả các lĩnh vực (phát triển ngôn ngữ, làm quen văn học, hình thành biểu tượng toán, phát triển tư duy toán học, giáo dục thể chất, khám phá khoa học về môi trường xung quanh, kiến thức nâng cao về mỹ thuật, âm nhạc, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi).
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên

      Về kỹ năng

      • Biết giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của trẻ; biết quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ của trẻ; biết lập kế hoạch định hướng sự phát triển và thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và phù hợp với điều kiện thực tế.
      • Thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục; biết quản lý nhóm, lớp; biết phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động.
      • Có kỹ năng làm việc nhóm; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ và cập nhật thông tin về giáo dục mầm non; sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, sử dụng tài liệu giáo dục mầm non; có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi và từng cá thể trẻ.
      • Có kỹ năng tổ chức cuộc sống; nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển thể chất cho trẻ; kỹ năng tổ chức hoạt động nhiều mặt: học tập, vui chơi, sinh hoạt và các hoạt động khác nhằm đảm bảo một cách đồng bộ, hài hoà việc phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và các quan hệ xã hội cho trẻ theo mục tiêu giáo dục của ngành Mầm non.
      • Bước đầu biết lựa chọn, xây dựng đề cương, tiến hành nghiên cứu một đề tài nghiên cứu khoa học Giáo dục Mầm non ở mức độ đơn giản, giải quyết một vấn đề nào đó do thực tiễn Giáo dục Mầm non đặt ra.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Học xong chương trình này, người học có khả năng: Giảng dạy các hệ cao đẳng mầm non, trung cấp mầm non, các lớp bồi dưỡng giáo viên Mầm non tại các cơ sở đào tạo, hoặc làm cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu giáo dục; giáo viên ở các trường Mầm non công lập, dân lập, tư thục, các nhóm trẻ gia đình tại các vùng, miền
      • Chăm sóc sức khoẻ người già yếu, bệnh tật và trẻ em tại các trung tâm hoặc gia đình; công việc nội trợ trong các gia đình
      • Làm việc tại các cơ quan chữ thập đỏ, Bảo vệ bà mẹ trẻ em, các cơ quan nhà nước; tham gia các dự án phát triển vùng (phi chính phủ); công tác thiếu niên nhi đồng của các tổ chức chính trị xã hội.

      Sư phạm Toán học

      Sư phạm Toán học
      4 năm
      Sư phạm Toán học
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân ngành Sư phạm Toán học trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lòng yêu nước và tự hào dân tộc, có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về Toán học và Vật lý, có kỹ năng dạy học và giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông; có khả năng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chuẩn của giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Người học có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự nghiên cứu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Người học hiểu kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực giáo dục đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực được đào tạo
      • Những kiến thức cơ bản về lý luận và nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học các môn học ở trường THCS & THPT đáp ứng việc đổi mới chương trình, đổi mới giáo dục phổ thông; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý liên quan đến lĩnh vực được đào tạo
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại, chuyên sâu về Toán học: Phép tính vi phân tích phân của hàm số, Giải tích hiện đại, Đại số tuyến tính, Đại số và Hình học cao cấp, Toán sơ cấp, Cơ học, Nhiệt học, Điện học, Quang học.
      • Phân tích và lựa chọn các kiến thức trong dạy học, khái quát được các kiến thức chuyên sâu và cập nhật thông tin khoa học mới để áp dụng nâng cao chất lượng dạy học các môn Toán và Vật lý, đảm nhiệm tốt các hoạt động giáo dục ở trường THCS & THPT.
      • Nắm bắt kịp thời về đổi mới phương pháp giáo dục THCS & THPT trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Biết xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, vừa sức với học sinh; kỹ năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học phù hợp nhu cầu xã hội
      • Biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với những điều kiện của học sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập; lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giáo dục như chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có hiệu quả, phù hợp hoàn cảnh, môi trường và điều kiện học tập theo từng học kì và năm học
      • Có kĩ năng ứng xử trong giao tiếp với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng; tiếp cận, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các vấn đề thuộc chuyên ngành. Có kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm
      • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm ứng dụng liên quan hỗ trợ quản lý giáo dục và dạy học; cập nhật liên tục các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời các nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có khả năng đảm nhận các công việc trong ngành giáo dục và các ngành liên quan phù hợp với các chuẩn đầu ra đã được đào tạo
      • Có khả năng dạy tốt trong chương trình THCS & THPT và trở thành cán bộ cốt cán về chuyên môn
      • Có khả năng quản lí và chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở trường.

      Sư phạm Sinh học

      Sư phạm Sinh học
      4 năm
      Sư phạm Sinh học
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân ngành Sư phạm Sinh học trình độ đại học, có phẩm chất đạo đức tốt; thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lòng yêu nước và tự hào dân tộc, có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về sinh học đủ sức khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông

      Có khả năng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chuẩn của giáo dục bậc THCS, THPT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự nghiên cứu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Sinh viên hiểu những kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực giáo dục đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực được đào tạo.
      • Hiểu những kiến thức cơ bản về lý luận và nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học các môn học ở trường THCS & THPT, đáp ứng việc đổi mới chương trình, đổi mới giáo dục phổ thông; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản của khối ngành như: tâm lí lứa tuổi THCS & THPT, giáo dục học phổ thông, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh kết quả học tập ở phổ thông theo định hướng đổi mới, có kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học các môn học ở trường phổ thông. Nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại và chuyên sâu như: sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học, sinh thái học, giải phẫu sinh lý người, động - thực vật học,…
      • Phân tích, khái quát được các kiến thức chuyên sâu và thường xuyên cập nhật thông tin khoa học để áp dụng nâng cao chất lượng dạy học, đảm nhiệm tốt các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
      • Nắm bắt kịp thời về đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông trong nước và khu vực, tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin).
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Biết xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình, vừa sức với học sinh; có kĩ năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học phù hợp; tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với học sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
      • Biết lập kế hoạch và thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục như chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phù hợp với môi trường làm việc và điều kiện học tập theo từng học kì và năm học; có kĩ năng ứng xử trong giao tiếp với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.
      • Thực hiện có hiệu quả việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào quá trình dạy học Sinh học và Hóa học ở trường phổ thông.
      • Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm và ứng dụng các thành tựu của sinh học hiện đại vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống. Có khả năng thích ứng, tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của khoa học.
      • Có kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu. Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm ứng dụng liên quan hỗ trợ quản lý giáo dục và dạy học. Có vốn Tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc, dịch tài liệu về Sinh học và Hóa học. Có kỹ năng cập nhật liên tục các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời các nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Có khả năng đảm nhận các công việc trong ngành giáo dục và các ngành liên quan, phù hợp với các chuẩn đầu ra đã được đào tạo.

      Có khả năng quản lí và chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở trường THCS & THPT. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy môn sinh học trong chương trình THCS & THPT và trở thành cán bộ cốt cán về chuyên môn ở bậc THCS & THPT. Làm cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến sinh học

      Nguồn: Đại học Tân Trào

      Quản lý đất đai

      Quản lý đất đai
      4 năm
      Quản lý đất đai
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Quản lý đất đai có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai. Có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội phục vụ sự phát triển của ngành cũng như của xã hội.
      • Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và có thể học tập lên ở các trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh Quản lý đất đai
      • Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành. Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Hiểu được các kiến thức chuyên ngành để sử dụng thành thạo các loại máy đo đạc như GPS, toàn đạc điện tử; sử dụng tốt các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai như bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,... thực hiện tốt các công việc như: đánh giá đất, định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất thu hồi đất, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường, thanh tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,...
      • Ứng dụng được các phần mềm tin học chuyên ngành vào việc lập các loại bản đồ, hồ sơ thửa đất, thống kê, kiểm kê đất đai, quy hoạch sử dụng đất ...
      • Đánh giá thực trạng và những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thị trường bất động sản; lựa chọn hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả cho một vùng lãnh thổ cụ thể, phục vụ cho công tác quy hoạch đất đai
      • Vận dụng kiến thức cơ sở ngành vào xây dựng quy hoạch, lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, quản lý tài nguyên thiên nhiên và độ phì đất; tổng hợp các kiến thức chuyên môn và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành quản lý đất đai.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin); có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai.
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng soạn thảo văn bản; sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành trong thành lập bản đồ và quản lý đất đai; thành thạo đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các loại bản đồ chuyên đề thuộc ngành Quản lý đất đai
      • Thành thạo trong công tác đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, quy hoạch sử dụng đất ...
      • Có kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai; khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch và viết báo cáo; ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý đất đai.
      • Cập nhật thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; có khả năng xây dựng kế hoạch và viết báo cáo về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng thuyết trình trước đám đông, truyền cảm hứng tới người nghe
      • Có khả năng hoàn thiện và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân và vận dụng vào công tác chuyên môn; sáng tạo vận dụng kiến thức chuyên ngành để giải quyết những công việc của ngành quản lý đất đai và các vấn đề liên quan; khả năng phối hợp làm việc theo nhóm; thích ứng với công việc; sắp xếp tổ chức nhân sự; phối hợp điều hành các hoạt động thuộc chuyên môn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí công tác tại:

      • Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…
      • Tỉnh ủy, huyện ủy, UBND các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố;
      • Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị các quận, phòng Tài chính huyện, thị xã; trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường; văn phòng, chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai; - Cán bộ Địa chính - Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn
      • Tổng công ty Tài nguyên Môi trường, các công ty đo đạc thành lập bản đồ...; trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản
      • Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
      • Mở công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai.

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      4 năm
      Công tác Xã hội
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo các cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu được kiến thức chung về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức về Giáo dục thể chất và Giáo dục An ninh - Quốc phòng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức liên ngành của các ngành gần vào lĩnh vực công tác xã hội như: tâm lí học và xã hội học: tâm lý học giới tính, nhân học xã hội, tâm lý học phát triển, nhập môn công tác xã hội, chính sách xã hội. Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
      • Hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng tự giải quyết những vấn đề xã hội. Đặc biệt, sinh viên hiểu và vận dụng được kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em, người khuyết tật, các nhóm đối tượng yếu thế, gia đình và trường học, để giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội... tự vươn lên giải quyết những khó khăn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin); có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xã hội
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng, phương pháp đánh giá hệ thống các mối quan hệ của thân chủ trong quá trình trợ giúp; khả năng lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp với từng thân chủ dựa trên kết quả đánh giá thực tế, dựa trên các giá trị văn hoá - xã hội và sự ưu tiên theo hệ thống các mối quan hệ của thân chủ.
      • Biết cách áp dụng các biện pháp can thiệp cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dựa trên thông tin thu thập được từ thực tế nhằm đạt được nhiều mục đích đề ra theo hệ thống các mối quan hệ của thân chủ; vận dụng những hiểu biết về quyền con người, về sự công bằng trong kinh tế - xã hội nhằm biện hộ và bảo vệ thân chủ.
      • Có kỹ năng thu hút, vận động sự tham gia của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng; huy động và điều phối sự tham gia đó vào quá trình thực hành nghề; vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào nghiên cứu khoa học, phục vụ cho nghề. Sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực hành.
      • Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng phù hợp các phương pháp lượng giá, phân tích và áp dụng các kết quả lượng giá. Có khả năng đánh giá tác động của từng chính sách đến các cá nhân thân chủ, đồng thời tham mưu, tư vấn, khuyến nghị điều chỉnh, bổ sung chính sách theo hướng đảm bảo lợi ích cho họ.
      • Có khả năng tham gia các hoạt động thúc đẩy công bằng về kinh tế và xã hội.
      • Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, trình bày và truyền thông.
      • Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; kỹ năng viết và trình bày rõ ràng một vấn đề, làm báo cáo kết quả công việc.
      • Có kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong nước và quốc tế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Là cán bộ cung ứng dịch vụ và làm công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội như: hội bảo trợ xã hội từ trung ương đến địa phương; trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người có công với đất nước, người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi; trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm cai nghiện ma tuý, trại cải tạo
      • Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông thôn,...
      • Làm tốt công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,...
      • Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, dự án phát triển xã hội,... làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan; làm công tác quản lý trong các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ quan, đoàn thể công tác xã hội.

      Quản lý văn hóa

      Quản lý văn hóa
      4 năm
      Quản lý văn hóa
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Quản lí Văn hoá trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức và kĩ năng cơ bản về quản lí văn hóa, có năng lực quản lí, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề về quản lí văn hóa và tiếp tục tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu những kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
      • Có kiến thức cơ bản về văn hóa nghệ thuật, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu khoa học, khoa học quản lí và quản lí văn hóa, quản lí Nhà nước về văn hóa.
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
      • Hiểu về các thiết chế văn hóa, các tổ chức văn hóa nghệ thuật, đời sống văn hóa nghệ thuật ở cơ sở, công nghiệp văn hóa, marketing văn hóa nghệ thuật, thị trường dịch vụ văn hóa, phát triển văn hóa cộng đồng, công tác thông tin tuyên truyền cổ động
      • Hiểu công tác sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa ở địa phương; nghiệp vụ quản lí, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội và sự kiện, chương trình nghệ thuật tổng hợp, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, văn nghệ - truyền thông.
      • Hiểu những kiến thức cơ bản của một trong ba chuyên ngành: Quản lí Nghệ thuật, Quản lí Mĩ thuật - Quảng cáo, Quản lí Hoạt động Âm nhạc.
      • Có hiểu biết cơ bản về một số loại hình nghệ thuật và một số nhạc cụ để làm tốt công tác quản lí văn hóa.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin); có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí văn hóa.
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Giải thích, phổ biến được các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lí văn hóa
      • Biết lập kế hoạch theo đúng quy trình để quản lí, tổ chức, điều hành hoạt động của các thiết chế văn hóa và các tổ chức văn hóa nghệ thuật, đánh giá được các thiết chế văn hóa và các tổ chức văn hóa nghệ thuật theo tiêu chí, thực hiện đúng quy trình quản lí thị trường dịch vụ văn hóa
      • Biết sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa ở địa phương theo đúng pháp luật; tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động để góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân
      • Có kĩ năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa nghệ thuật ở cơ sở, phát triển văn hóa cộng đồng
      • Biết thể hiện một số loại hình nghệ thuật, sử dụng được một số loại nhạc cụ, phối hợp dàn dựng được một chương trình nghệ thuật quần chúng, lập được kế hoạch tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, văn nghệ - truyền thông.
      • Có kĩ năng quản lí một trong ba chuyên ngành: Quản lí Nghệ thuật, Quản lí Mĩ thuật - Quảng cáo, Quản lí Hoạt động Âm nhạc; tham gia nghiên cứu, đề xuất chính sách văn hóa.
      • Có kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng phát hiện, phân tích, xử lí tình huống và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội
      • Biết soạn thảo đúng mẫu quy định một số loại văn bản có liên quan đến công tác quản lí văn hóa; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại các cơ quan quản lí văn hóa từ trung ương đến địa phương: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, các ban quản lí di tích, quản lí lễ hội, bảo tàng và quản lí hoạt động văn hóa tại các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn
      • Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng thuộc khối văn hóa - nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn
      • Làm việc trong các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch hoặc đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; các cơ quan thuộc bộ, ngành có chức năng nghiên cứu, xây dựng chính sách văn hóa và quản lí hoạt động văn hóa nghệ thuật; các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cộng đồng
      • Sau khi tốt nghiệp, người học có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện hoặc làm việc tại chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.

      Nguồn: Đại học Tân Trà

      Chăn nuôi

      Chăn nuôi
      4 năm
      Chăn nuôi
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi có trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phong cách làm việc khoa học, có kiến thức và kĩ năng cơ bản về chăn nuôi, thú y; đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong xu thế phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Chăn nuôi

      Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề thành thạo. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng nghề nghiệp. Có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hội nhập kinh tế Quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: sinh lý, sinh hóa động vật, tổ chức phôi thai, giải phẫu, công tác giống; thức ăn dinh dưỡng, vi sinh vật, dược lý... vào các hoạt động liên quan đến chuyên ngành
      • Sử dụng các kiến thức chuyên sâu để lựa chọn, xây dựng và tổ chức thực hiện được các quy trình công nghệ chăn nuôi; phòng, trị bệnh cho vật nuôi; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi
      • Vận dụng các kiến thức thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai
      • Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Chăn nuôi
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Vận dụng tốt các vấn đề và phạm vi liên quan đến chuyên ngành vào thực tế sản xuất để: tổ chức sản xuất, chế biến bảo quản thức ăn chăn nuôi, chọn và nhân giống vật nuôi; thiết kế, tổ chức xây dựng các mô hình chăn nuôi phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau; xây dựng các quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi đạt hiệu quả cao.
      • Sử dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán, kỹ thuật thú y, vắc xin và thuốc thú y để phòng và trị bệnh cho vật nuôi; kế hoạch, tổ chức điều hành sản xuất, kinh doanh Chăn nuôi.
      • Tổng hợp, phân tích các yếu tố liên quan đến chuyên ngành như: hạch toán lợi nhuận, bối cảnh xã hội trong và ngoài nước, yếu tố rủi ro, các thông tin bất lợi... đến hoạt động sản xuất trong ngành Chăn nuôi
      • Xây dựng, thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi và thú y, hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp.
      • Tham gia thành lập nhóm và hoạt động nhóm có hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm; trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc.
      • Lựa chọn giải pháp marketing, phát triển thị trường phù hợp trong từng bối cảnh; xác định bối cảnh, đối tượng để chọn lựa cách thức giao tiếp cho phù hợp.
      • Sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, lắng nghe, điện tử, đồ hoạ…), hợp tác và làm việc với cộng đồng (đặc biệt với cộng đồng dân tộc thiểu số).

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ quan doanh nghiệp, xí nghiệp, trung tâm…thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và lĩnh vực khác có liên quan
      • Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Chăn nuôi

      - Các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Chăn nuôi

      - Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên

      - Các cơ sở giáo dục, đào tạo: Trung tâm dạy nghề, Trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến ngành Chăn nuôi

      Nguồn: Đại học Tân Trào

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Kế toán trình độ đại học, có sức khỏe, phẩm chất, đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, sử dụng được tiếng Anh giao tiếp, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo; có kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính và chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành kế toán, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

      Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề kế toán và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Giải thích và vận dụng được các kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế và chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn và cuộc sống;
      • Sử dụng được những kiến thức cơ bản cần thiết về toán kinh tế để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực kế toán; thành thạo kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản trong công tác kế toán
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Giải thích được các vấn đề kinh tế cơ bản về tài chính - tiền tệ, marketing căn bản, kinh tế vi mô, vĩ mô được áp dụng trong lĩnh vực kế toán
      • Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán vào trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kế toán, tài chính theo từng phần hành kế toán thuộc các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiêp
      • Có kiến thức cơ bản về: luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật thuế, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư văn bản hướng dẫn để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán
      • Hiểu và vận dụng được các quy định hiện hành về từng loại sắc lệnh thuế có liên quan tới hoạt động kế toán của đơn vị kế toán; hệ thống chứng từ kế toán tương ứng với từng phần hành kế toán, xây dựng được quy trình lập, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán, lưu trữ chứng từ kế toán để thực hiện công việc kế toán tại các đơn vị kế toán; vận dụng được hệ thống tài khoản và sổ kế toán theo chế độ kế toán hiện hành để thực hiện công việc kế toán tại các đơn vị kế toán
      • Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp lập hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị tại các đơn vị kế toán.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin); có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán; quản lý kinh tế - tài chính ; sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng trong công tác kế toán, tài chính, thuế
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên.

      Về kỹ năng

      • Sử dụng thành thạo hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, sửa chữa các sai xót theo chế độ kế toán hiện hành trong hoạt động kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp
      • Lập, đọc và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, theo chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành; kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách về kế toán, tài chính và thuế tại doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp; tra cứu, khai thác và sử dụng các thông tin liên quan đến kế toán, tài chính, thuế một cách hiệu quả.
      • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng phát hiện, phân tích, xử lí tình huống và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội
      • Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
      • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán; quản lý kinh tế - tài chính ; sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng trong công tác kế toán, tài chính, thuế.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kế toán viên: kế toán vốn bằng tiền, kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, kế toán giá thành, kế toán doanh thu, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán tổng hợp...
      • Nhân viên quản lý kho, thủ quỹ, thu ngân; nhân viên thống kê; Kế hoạch - Tài vụ; nhân viên cung cấp dịch vụ về kế toán, tài chính, thuế.
      • Làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã.
      • Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tự thành lập và tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động về kinh tế, tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

      Văn học

      Văn học
      4 năm
      Văn học
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Văn học - Truyền thông trình độ Đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có phong cách làm việc khoa học; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ học, tiếng Việt, văn học, lí luận văn học, làm văn, phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS và THPT; có kiến thức cơ bản về văn hoá, văn học, ngôn ngữ địa phương; có khả năng nghiên cứu và phê bình văn học;

      Có kiến thức cơ bản và kĩ năng truyền thông nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung.

      Sinh viên hiểu kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ học, tiếng Việt, văn học, lí luận văn học, làm văn, phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; có kiến thức cơ bản về văn hoá, văn học, ngôn ngữ địa phương; có kiến thức cơ bản về truyền thông; hiểu về phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu những kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn học, văn hóa nghệ thuật
      • Có kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học, tiếng Việt, phương pháp khoa học nghiên cứu chuyên ngành Văn học; kiến thức về truyền thông, báo chí.
      • Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
      • Hiểu những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học, ngôn ngữ tiếng Việt, phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học; có kiến thức mới, cập nhật, mang tính phát hiện, khám phá về văn học.
      • Có kiến thức cơ sở về báo chí, truyền thông; kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy Ngữ văn ở các bậc giáo dục Đại học, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục phổ thông.
      • Có trình độ Hán ngữ cơ sở để nghiên cứu văn học, ngôn ngữ và tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
      • Tin học: đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin)
      • Ngoại ngữ: chứng chỉ B trở lên

      Về kỹ năng

      • Có khả năng nghiên cứu, phê bình văn học: kĩ năng phân tích một giai đoạn, một trào lưu văn học, một tác giả, có khả năng thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học, hiện tượng văn học, có kĩ năng nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học.
      • Có kỹ năng cơ sở về báo chí, truyền thông để đáp ứng nhiều ngành nghề, công tác khác nhau; giảng dạy Ngữ văn ở các bậc giáo dục Đại học, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục phổ thông; kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt; làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp; hội nhập được trong các môi trường làm việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
      • Có kĩ năng sử dụng máy móc, trang thiết bị nghe, nhìn… phục vụ công việc chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, truyền thông
      • Có kĩ năng phát hiện, phân tích, xử lí tình huống và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm những công việc liên quan đến lĩnh vực văn học tại các cơ sở phù hợp với chuyên môn đào tạo trong cả nước: tham gia nghiên cứu văn học tại các cơ sở nghiên cứu; thực hiện được những đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực văn học ở các cấp khác nhau.
      • Làm việc trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình, quản lí văn hóa...

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu trường

      Trường Đại học Tân Trào tiền thân là trường sơ cấp sư phạm được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 1959 theo Quyết định số 264/TCC3 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Đến tháng 6/1969 trường được nâng cấp lên thành trường Trung cấp Sư phạm Tuyên Quang.

      Qua quá trình phát triển, nhà trường đã nhiều lần thay đổi địa điểm, thay đổi tên gọi và hợp nhất nhiều trường Sư phạm khác nhau như Trường Sư phạm cấp I; Trường Sư phạm cấp II; Trường Sơ cấp nuôi dạy trẻ; Trường Sơ cấp Sư phạm Mầm non; Trường Cán bộ Quản lý giáo dục ngày 11 tháng 02. Năm 1999 được nâng cấp thành Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang theo Quyết định số 18/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

      Trường Đại học Tân Trào (Nguồn: Đại học Tân Trào)

      Trường đại học Tân Trào

      Ngày 30 tháng 6 năm 2011 Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang được đổi tên thành trường Cao đẳng Tuyên Quang theo Quyết định số 2651/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT và ngày 14 tháng 8 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg, nâng cấp Trường Cao đẳng Tuyên Quang thành Trường Đại học Tân Trào. Từ đây Trường Đại học Tân Trào trở thành trường Đại học đầu tiên trên quê hương cách mạng, thủ đô khu giải phóng, thủ đô kháng chiến.

      Giới thiệu trường (Nguồn: Youtube)

      Trường đại học Tân Trào đào tạo người học có kiến thức và kỹ năng chuyên môn của chuyên ngành được đào tạo một cách vững chắc và thực tiễn, có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, đáp ứng các chuẩn mực cần thiết của người lao động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và theo xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.

      Người học được trang bị các kiến thức cơ sở ngành đào tạo để có khả năng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới, khả năng tự học suốt đời trong môi trường công tác sau khi ra trường; có kỹ năng thực hành chuyên sâu và chuyên nghiệp của chuyên ngành được đào tạo, đủ khả năng hành nghề, khả năng tạo việc làm và phát triển sự nghiệp; được trang bị các kỹ năng và phẩm chất của người lao động hiện đại, chú trọng các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, sự tự tin và chủ động trong vị trí công tác được xã hội phân công.

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Tân Trào sẽ trở thành một trung tâm phát triển bền vững, làm biến đổi cuộc sống và phục vụ cộng đồng.

      Sứ mệnh

      Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước.

      Đội ngũ giảng viên

      Tổng số cán bộ giảng viên: 300 cán bộ giảng viên

      • Giảng viên chính: 215
      • Phó giáo sư: 01
      • Tiến sỹ: 32
      • Thạc sỹ: 175
      • Nghiên cứu sinh : 43

      Giảng viên trường đại học Tân Trào tham gia buổi đào tạo (Nguồn: Đại học Tân Trào)

      Đội ngũ giảng viên tham gia buổi huấn luyện

      Cơ sở vật chất

      Hiện tại nhà trường được xây dựng trong một khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Với tổng diện tích đất được quy hoạch là 60 ha trong đó trên 10 ha dành cho khu trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao công nghệ các ngành Nông lâm ngư nghiệp và 5 ha dành cho giảng dạy bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh và các phòng thí nghiệm y - dược.

      Toàn thể trường là một khu liên hợp bao gồm các hạng mục:

      • Giảng đường - Nhà Học chính
      • Nhà Hiệu bộ
      • Trung tâm Thông tin - Thư viện, Tin học - Ngoại ngữ
      • Các Phòng Thí nghiệm thực hành
      • Hội trường
      • Nhà Giáo dục Thể chất
      • Phòng thí nghiệm vi sinh, y dược, nuôi cấy mô
      • Nhà màng công nghệ cao
      • Nhà ăn - Căng tin
      • Trung tâp Thực nghiệm, Thực hành và Chuyển giao công nghệ.
      • Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh

      Các hạng mục công trình được kết nối bằng hệ thống đường giao thông nội bộ thuận lợi xen lẫn các khoảng sân vườn, tiểu cảnh cây xanh, vườn hoa đẹp mắt.Kí túc xá (Nguồn: Đại học Tân Trào)

      Kí túc xá trường đại học Tân Trào

      Nguồn: Đại học Tân Trào

      Địa điểm