5 lầm tưởng phổ biến về ngành thiết kế đồ họa | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 lầm tưởng phổ biến về ngành thiết kế đồ họa

      5 lầm tưởng phổ biến về ngành thiết kế đồ họa

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Ngành thiết kế đồ họa có sức hấp dẫn với rất nhiều bạn trẻ nhưng trước khi đưa ra quyết định dấn thân vào lĩnh vực này, bạn cần biết về 5 lầm tưởng dưới đây.

      Theo thống kê, hiện nay nước ta cần khoảng 1.000.000 nhân sự ngành thiết kế đồ họa và hiện nay các cơ sở đào tạo mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn công việc cần được cân nhắc từ nhiều yếu tố, trong đó có 5 lầm tưởng mà bạn phải biết về ngành học đầy thú vị này.

      Học thiết kế đồ họa thì phải vẽ đẹp

      Để thi vào ngành thiết kế đồ họa của các trường cao đẳng – đại học thì bạn phải đăng ký 2 khối thi là H và K. Cả 2 khối thi này đều có môn vẽ tay hoặc tô màu. Vì thế, những designer được đào tạo chính quy thường có khả năng vẽ khá tốt. Nhưng hiện nay cũng có rất nhiều khóa học thiết kế đồ họa ngắn hạn được mở ra với mục tiêu đào tạo các kỹ năng thao tác với phần mềm đồ họa, dành cho mọi đối tượng, ngay cả những người không có năng khiếu vẽ tay. Do đó, yếu tố vẽ đẹp không còn là một tiêu chí bắt buộc đối với designer.

      Thay vào đó, bạn cần chú ý hơn tới tư duy thẩm mỹ, cách đánh giá một sản phẩm “xấu thế nào, đẹp ra sao”. Một người nếu sở hữu guu thẩm mỹ tốt sẽ tạo ra được các sản phẩm đẹp, phù hợp thị hiếu của số đông và nhận được đánh giá cao từ khách hàng.

      Designer không nhất thiết phải biết vẽ và vẽ đẹp
      Designer không nhất thiết phải biết vẽ và vẽ đẹp (Nguồn: morpholioapps)

      Các designer được “quyền” sáng tạo không giới hạn

      Ngành thiết kế đồ họa luôn đề cao tính sáng tạo, mới lạ trong từng sản phẩm. Tuy nhiên sự sáng tạo này phải được đặt trong khuôn khổ. Các sản phẩm thiết kế đồ họa hiện nay đa số được sử dụng cho mục đích truyền thông của các khách hàng. Do đó, ý kiến của khách hàng cần được tôn trọng và các thiết kế của bạn sẽ xây dựng trên cơ sở mong muốn của khách hàng. Vì thế, các designer luôn có những giới hạn nhất định trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm.

      Nói vậy không có nghĩa là các designer không có tiếng nói trong việc đàm phán với khách hàng. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm cuối cùng, bạn đôi khi cũng cần bảo vệ ý kiến của bản thân. Để làm được điều này, bạn cần có thêm kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông hay kỹ năng giao tiếp tốt để có thể trình bày ý tưởng và thuyết phục khách hàng.

      Designer chỉ cần giỏi kỹ năng chuyên môn

      Adobe Illustrator, AutoCAD, Adobe InDesign, Adobe Photoshop... là những công cụ đồ họa phổ biến. Các designer cần phải nắm được cách sử dụng và những ưu điểm của chúng để mang lại hiệu quả thiết kế với từng sản phẩm khác nhau.

      Tuy nhiên, một nhân viên thiết kế giỏi còn phải biết cách trình bày ý tưởng của bản thân, thuyết phục khách hàng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng vừa đáp ứng được các tiêu chí thẩm mỹ và phù hợp với thông điệp truyền thông mà khách hàng hướng tới. Do đó, designer rất cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

      Là một designer, bạn cần phải có nhiều kỹ năng mềm để thành công
      Là một designer, bạn cần phải có nhiều kỹ năng mềm để thành công (Nguồn: tothehilt)

      Bên cạnh đó, một designer muốn mở rộng cơ hội làm việc cũng cần có kỹ năng marketing để biết quảng bá thương hiệu cá nhân của mình. Khi đã xây dựng được thương hiệu, phong cách thiết kế riêng, designer sẽ dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương hấp dẫn hơn.

      Nhân viên thiết kế thường “nghỉ hưu sớm”

      Đây là một “sự thật” mà nhiều designer vẫn thừa nhận ngầm với nhau. Nguyên nhân bởi đặc thù của ngành thiết kế đồ họa luôn yêu cầu sự sáng tạo nhưng theo thời gian thì sức sáng tạo của con người thường cạn kiệt dần. Do đó, vẫn có nhiều người suy nghĩ rằng nghề thiết kế thường không bền vững, lâu dài dù có mức lương cao.

      Trên thực tế, đây không hẳn là một lầm tưởng bởi cũng có rất nhiều designer phải chuyển sang ngành nghề khác vì họ không thể đáp ứng yêu cầu sáng tạo của công việc. Nhưng bạn cũng cần biết rằng tư duy sáng tạo cũng nên được rèn luyện mỗi ngày, không nên vì bạn làm việc trong ngành sáng tạo mà bạn có thể bỏ qua việc rèn luyện tư duy sáng tạo.

      Là một nhân viên thiết kế, bạn nên có kỹ năng tự học, chủ động tìm kiếm và cập nhật kiến thức mới. Hãy lưu lại những hình ảnh, video về các sản phẩm khiến bạn thấy thích thú, đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời khi bạn bí ý tưởng. Một cuốn sổ nhỏ và kỹ năng ghi chép sẽ giúp bạn lưu lại những ý tưởng thoáng qua để tận dụng chúng trong công việc sau này.

      Nghỉ hưu sớm hay không phụ thuộc vào nỗ lực của bạn
      Nghỉ hưu sớm hay không phụ thuộc vào nỗ lực của bạn (Nguồn: movan)

      Designer nên làm việc tự do

      Một không gian thoải mái, không bị gò bó bởi các quy định tại công sở có lẽ là mơ ước của rất nhiều nhân viên nói chung và tất nhiên các designer cũng vậy. Chuyện lựa chọn làm việc tại văn phòng hay làm nhân viên tự do (freelancer) vẫn luôn là một câu hỏi khó với nhiều người. Có không ít ý kiến cho rằng với công việc sáng tạo của ngành thiết kế đồ họa thì designer nên làm việc tự do để duy trì cảm hứng, giữ vững chất lượng thiết kế của mình.

      Tuy nhiên, việc “một mình một ngựa” sẽ không tạo ra sự cạnh tranh và bạn cũng sẽ thiếu đi động lực để cố gắng hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Đặc biệt là khi mới ra trường, nhiều bạn trẻ đã chọn công việc freelancer vì muốn có một môi trường làm việc thoải mái, tuy nhiên bạn sẽ không nhận được sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. Điều này có thể sẽ làm bạn phải tự tìm hiểu nhiều hơn hoặc có những nhận định sai lầm khiến bản thân không thể phát triển trong ngành thiết kế đồ họa.

      Mặt khác, khi làm việc tự do, một mình, bạn khó có thể đảm nhận các dự án lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể bỏ qua những cơ hội phát triển kỹ năng chuyên môn thông qua những thử thách mới. Làm việc một mình cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội kết nối với mọi người.

      Khi bạn làm freelancer tại nhà, việc không thường xuyên đổi mới môi trường làm việc cũng có thể khiến bạn đánh mất sức sáng tạo vốn có. Do đó, việc bạn lựa chọn trở thành designer trong một doanh nghiệp hay làm tự do cần được suy tính kỹ càng dựa trên năng lực, tính cách và tác phong làm việc của bạn.

      Trên đây là 5 lầm tưởng phổ biến trong ngành thiết kế đồ họa mà bạn cần hiểu rõ trước khi lựa chọn công việc này. Dù là bất kỳ ngành nào, sự nỗ lực và chăm chỉ chính là động lực mạnh mẽ để đưa bạn tới thành công. Vì thế đừng quên trau dồi kỹ năng chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng mềm mỗi ngày nhé.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: Cao đẳng FPT


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Muôn mặt chuyện nghề: Thiết kế Đồ họa vs Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện

      06/02/2020

      Thiết kế Đồ họa và Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện khác nhau điểm nào? Học viên cần có những tố ...

      Du học Canada

      Du học thiết kế đồ họa Canada: hòa cùng dòng chảy sáng tạo thế giới

      06/02/2020

      Chuyến hành trình du học Thiết kế Đồ họa Canada chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những kiến thức thực ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...