Bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Có thật sự đáng tin cậy? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Có thật sự đáng tin cậy?

      Bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Có thật sự đáng tin cậy?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Những ngày qua, bảng xếp hạng đại học Việt Nam lần đầu tiên được công bố nhận về nhiều ý kiến lo ngại về độ tin cậy của nghiên cứu này.

      Danh sách

      Bài viết

      ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ hai trên bảng xếp hạng 49 trường ĐH Việt Nam(Nguồn: ĐH Tôn Đức Thắng)

      Ngày 6/9, một nhóm nghiên cứu độc lập công bố bảng xếp hạng các trường đại học lần đầu tiên tại Việt Nam. Nhóm chuyên gia đã thu thập tài liệu và nghiên cứu về 100 trường đại học (ĐH) trong vòng 3 năm để công bố bảng xếp hạng 49 trường ĐH top đầu ở Việt Nam. Tiêu chí mà các chuyên gia áp dụng để xếp hạng là nghiên cứu khoa học (40%), giáo dục đào tạo (40%), cơ sở vật chất và quản trị (20%).

      Tuy được đánh giá cao về mức độ độc lập, khách quan nhưng bảng xếp hạng này cũng vấp phải những nghi ngờ về tính chính xác từ phía các trường ĐH.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Không xếp hạng đại học theo phân tầng

      Nhiều chuyên gia cho rằng việc so sánh chung giữa các ĐH Quốc gia, ĐH vùng gồm nhiều trường thành viên với các trường đại học đơn lẻ là chưa công bằng.

      PGS.TS PGS. TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết: Nếu xét trên tiêu chí nghiên cứu khoa học thì ĐH Quốc gia với nhiều trường thành viên sẽ có nhiều nghiên cứu khoa học hơn các trường đơn lẻ.

      Bên cạnh đó nên so sánh giữa những trường có cùng định hướng (công nghệ hay nghiên cứu). Nếu lấy tiêu chí nghiên cứu đánh giá xếp hạng thì một trường định hướng công nghê chủ yếu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, việc nghiên cứu chỉ ở mức độ vừa phải thì chắc chắn không thể bằng các trường có đinh hướng nghiên cứu.

      Ông đề xuất thêm, việc đánh giá xếp hạng đại học Việt Nam cần đưa thêm tiêu chí "đóng góp trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước".

      bảng xếp hạng đại học Việt Nam

      ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng này (Nguồn: ĐH Sunderland)

      Khảo sát tận nơi các trường đại học

      GS.TS Lê Vinh Danh - hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng trong khi Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa tìm được giải pháp cung cấp thông tin đáng tin cậy cho xã hội và người học thì việc các nhóm phi lợi ích, phi chính phủ, độc lập và không bị tác động của lợi ích nhóm tiến hành nghiên cứu xếp hạng là rất có ích cho người học, cho xã hội ít nhất là ở mức tham khảo.

      Hiện nay, nhiều bảng xếp hạng trên thế giới như hiện nay QS, THE (mỗi năm nhận được từ 30.000 phản hồi điều tra trở lên), CWTS Leiden Ranking của Hà Lan, SCImago của Tây Ban Nha... cũng không phải đã hoàn hảo thì một bảng xếp hạng lần đầu tiên ở Việt Nam chưa chính xác là điều tất nhiên và mọi người cần để cho nhóm có điều kiện chỉnh sửa, bổ khuyết.

      Điều mà ông góp ý với nhóm tác nghiệp độc lập này là nên có sự khảo sát tận nơi các đại học sau khi đã tiếp nhận số liệu vì bản thân số liệu (giả định là đầy đủ) cũng chưa thể nói hết mọi việc.

      bảng xếp hạng đại học Việt Nam

      Cơ sở vật chất ĐH Tôn Đức Thắng (Nguồn: ĐH Tôn Đức Thắng)

      Kết quả chỉ mang tính tham khảo

      Đánh giá cao ý tưởng của nhóm nghiên cứu nhưng các chuyên gia nhận định kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo vì nhóm nghiên cứu chỉ dựa trên 3 tiêu chí trong khi việc đánh giá xếp hạng một trường đại học phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, tỉ trọng các tiêu chí cũng như phương pháp thu thập dữ liệu...

      PGS Lê Thị Thu Thủy, hiệu phó Đại học Ngoại thương cho rằng việc nhóm nghiên cứu gộp chung những trường có đặc thù riêng để so sánh là chưa hợp lý. Ví dụ Ngoại thương và Y khoa khác hẳn nhau về quy mô giảng dạy, hoạt động đào tạo, nghiên cứu... nên không thể xếp chung được.

      Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu của chính nhóm nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn. Nhóm nghiên cứu khẳng định lấy dữ liệu từ website của mỗi trường theo phương pháp ba công khai, đồng thời sử dụng phương pháp của Ngân hàng Thế giới, mỗi lần lấy số liệu thì chụp ảnh màn hình để đánh dấu thời điểm thu thập. Nhưng nếu số liệu đó không được cập nhật thì lỗi “đó là lỗi của trường”.

      Nhóm nghiên cứu cũng đã gửi yêu cầu cung cấp dữ liệu đến các trường nhưng phản hồi rất ít. Với tiêu chí mà nhiều người quan tâm là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, nhóm nghiên cứu chỉ nhận được dữ liệu từ 15 trên 100 trường đại học nên không thể khảo sát tiêu chí này.

      Trang Trần (tổng hợp)
      Nguồn: Tuổi Trẻ, VnExpress


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Bảng xếp hạng SSI 2016] Đánh giá đại học Luật,Ngoại Thương,Kinh Tế Luật,Bách Khoa,RMIT

      06/02/2020

      Bạn phân vân chọn trường nào trong kỳ thi tuyển sinh 2016? Bạn muốn tham khảo ý kiến từ những ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tất tần tật về ngành Điều dưỡng và cơ hội việc làm khi ra trường

      22/05/2023

      Dù là ngành nghề có vai trò quan trọng, Điều dưỡng vẫn đang phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt ...