Cả nước sẽ chỉ còn 6-8 trường đào tạo ngành Sư phạm: Khó khăn chồng chất nghiệp gõ đầu trẻ | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cả nước sẽ chỉ còn 6-8 trường đào tạo ngành Sư phạm: Khó khăn chồng chất nghiệp gõ đầu trẻ

      Cả nước sẽ chỉ còn 6-8 trường đào tạo ngành Sư phạm: Khó khăn chồng chất nghiệp gõ đầu trẻ

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Dựa trên bối cảnh hiện có quá nhiều trường đào tạo ngành Sư phạm cùng hoạt động khiến chất lượng giáo viên đi xuống rõ rệt, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã bắt đầu có những động thái chấn chỉnh nhất định.

      Theo thống kê của dự thảo đề án, hiện cả nước đang có tới 114 cơ sở đào tạo nhân lực ngành Sư phạm trải dài khắp 63 tỉnh thành. Số lượng trường đào tạo ngành Sư phạm nhiều như hiện nay đã làm phát sinh các vấn đề liên quan đến kinh phí hỗ trợ đầu tư giáo dục của nhà nước, hay khiến thị trường lao động gặp tình trạng cung vượt cầu…

      Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có kiến nghị trình lên Thủ tướng Chính phủ đề án cải tạo, nâng cấp chất lượng ngành Sư phạm trong tương lai với nội dung chi tiết và quyết tâm thực hiện cao độ.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Ngành Sư phạm chỉ còn đào tạo cử nhân hệ đại học

      Theo nội dung trong dự thảo, mục tiêu của đề án là phải hình thành được mạng lưới các trường đào tạo ngành Sư phạm với 1 số trường làm trọng điểm, tinh gọn số lượng cơ sở đang hoạt động và nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cũng như chất lượng nhân lực trong ngành trên phạm vi toàn quốc.

      Cụ thể, từ nay cho tới năm 2025, Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt buộc phải hoàn thành mạng lưới 6 – 8 trường đào tạo chủ chốt của toàn ngành Sư phạm. Để rồi đến năm 2030, cả nước sẽ có tổng cộng 3 trường sư phạm trọng điểm phân bổ đều tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống 3 trường trọng điểm sẽ được xây dựng, cải tổ, phát triển theo mô hình đại học được bao quanh bởi từ 2 – 3 trường sư phạm chủ chốt.

      Song song với việc xác định và nâng cấp các trường trọng điểm, chủ chốt, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn rất quyết liệt trong khâu tinh gọn các cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc. Để công việc tiến triển thuận lợi, Bộ đã đặt ra 3 mục tiêu:

      • Sáp nhập, giải thể các trường sư phạm ở địa phương không đạt chuẩn chất lượng.
      • Giải thể các trường trung cấp sư phạm và không tổ chức đào tạo giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp khác.
      • Buộc các trường cao đẳng có chương trình đào tạo giáo viên phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh và chấm dứt mọi hoạt động liên quan trước thời điểm năm 2025.

      Toàn bộ các trường Cao đẳng có đào tạo ngành Sư phạm sẽ phải bắt buộc dừng mọi hoạt động tuyển sinh trước năm 2025

      Toàn bộ các trường Cao đẳng có đào tạo ngành Sư phạm sẽ phải bắt buộc dừng mọi hoạt động tuyển sinh trước năm 2025 (Nguồn: ccbook)

      Nâng cao chất lượng đào tạo toàn ngành

      Trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên, thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết, ông rất đồng tình với đề án sắp triển khai của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc giảm bớt số lượng và tăng chất lượng của các trường sư phạm.

      "Việc đào tạo sư phạm cần tập trung vào các trường chuyên biệt chứ không nên dàn trải ra các trường đào tạo đa ngành. 1 trong các lý do ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bậc mầm non, tiểu học hiện nay đó chính là sự bùng nổ của các trường đào tạo đa ngành được cấp phép đào tạo giáo viên thời gian qua". Ông Sơn nhận xét.

      Để đảm bảo chỉ tiêu giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 60% đối với trường sư phạm trọng điểm, 40% với trường sư phạm chủ chốt và 50% chương trình đào tạo cử nhân được công nhận chuyển đổi tín chỉ trong khu vực ASEAN, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra tổng cộng 5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí cho khâu kiểm soát chất lượng, bao gồm:

      Điều kiện đảm bảo chất lượng:

      • Cơ sở vật chất
      • Giảng viên sư phạm
      • Tài chính

      Đào tạo:

      • Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với ngành đào tạo
      • Đánh giá của sinh viên về chất lượng và hiệu quả đào tạo
      • Kiểm định chương trình đào tạo giáo viên

      Nghiên cứu khoa học

      • Số bài báo khoa học của giáo viên được công bố
      • Số đề tài và dự án nghiên cứu được ứng dụng hoặc chuyển giao
      • Kinh phí nghiên cứu chương trình hoặc dự án

      Hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng

      • Tỷ lệ kinh phí thu được từ hoạt động hợp tác phát triển
      • Tỷ lệ người nước ngoài tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu
      • Tỷ lệ sinh viên là người nước ngoài

      Quản trị đại học

      • Mô hình quản trị hoạt động hiệu quả
      • Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị cơ sở

      Trong tổng số 14 tiêu chí, có 4 tiêu chí được đánh giá là cốt lõi (cơ sở vật chất, giảng viên sư phạm, tài chính, số bài báo khoa học của giáo viên được công bố). Các tiêu chí được đánh giá theo 3 bậc: đạt chuẩn, đạt chuẩn mức cao, đạt chuẩn mức xuất sắc và ứng với những tiêu chí đạt được, trường sẽ được xếp hạng A,B hoặc C (A là tốt nhất).

      Khi đề án được áp dụng, nếu muốn đào tạo giáo viên, các trường sẽ phải vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng gắt gao

      Khi đề án được áp dụng, nếu muốn đào tạo giáo viên, các trường sẽ phải vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng gắt gao (Nguồn: caodangmamnon)

      Người trong cuộc nghĩ sao?

      Đứng trước sự thay đổi lớn, những tri thức trong ngành Sư phạm đồng loạt lên tiếng để thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Edu2Review xin phép được trích đoạn 1 vài bình luận giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về chủ trương thay đổi chính sách lần này của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

      Theo Phó giáo sư Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân: "Đây là 1 chủ trương mà cá nhân tôi rất tâm đắc. Giờ nếu Bộ ra được đề án cụ thể hóa chủ trương này, hiển nhiên là tôi rất ủng hộ. Tôi được một số nơi mời đến giảng, qua đó nhận thấy nhiều cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các trường công lập tồn tại rất lãng phí.

      Cơ sở vật chất, phòng ốc của nhiều trường rất khang trang, nghĩa là họ có được đầu tư, nhưng rất vắng người học. Nhìn mà tiếc! Trong khi đó nhiều trường lớn dù đã được đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế điều kiện về cơ sở vật chất chưa đáp ứng được so với mong muốn".

      Không như ông Triệu, Tiến sĩ Lê Trương Tùng – Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT cho rằng, chủ trương lần này chỉ là giải pháp tình huống đối với thực trạng hiện nay: "Tôi nghĩ việc sắp xếp, giải thể, hợp nhất các trường đại học để đạt mục tiêu giảm số lượng trường đại học công lập thực chất chỉ là giải pháp tình huống.

      Nó có thể đạt được những mục tiêu trước mắt như giảm đầu mối, tinh giản biên chế, tái tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập... Tuy nhiên, nếu như hướng tới việc đào tạo nhân lực 1 cách hợp lý cho tương lai thì phải đặt ra những vấn đề lớn của đào tạo nhân lực hiện nay".

      Tầm ảnh hưởng của sự thay đổi lớn trong ngành Sư phạm cũng đã đánh động đến tầng lớp sinh viên, học sinh. Bạn Thái Huỳnh Mai Trâm – sinh viên trường Đại học Sư phạm TPHCM (ĐHSP), cho biết: "Mặc dù là sinh viên trường ĐHSP nhưng không phải chuyên ngành Sư phạm, em vẫn thấy đây là 1 tin đáng mừng.

      Đơn giản vì theo em giảm số lượng đồng nghĩa với chất lượng được nâng cao. Và tương lai nghề giáo sẽ trở về với đúng vị trí của mình chứ không phải là "nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm" như hiện nay".

      Bạn Nguyễn Ngọc Thùy Dương – học sinh lớp 12 trường THPT Gia Định, cho rằng: "Theo em, thay đổi sắp tới của Bộ cộng với việc điểm sàn ngành Sư phạm trong những năm gần đây chỉ tăng chứ không giảm đã ảnh hưởng lớn tới định hướng nghề nghiệp trở thành nhà giáo của khá nhiều bạn. Tuy em biết chất lượng đầu vào của ngành Sư phạm là rất quan trọng, nhưng 6 – 8 trường thì thật sự quá ít".

      Mọi thay đổi liên quan đến nền giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người

      Mọi thay đổi liên quan đến nền giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người (Nguồn: baomoi)

      Theo giới chuyên môn đánh giá, đề án đổi mới lần này của Bộ đã tác động mạnh tới định hướng nghề nghiệp đi theo nghiệp gõ đầu trẻ của không ít học sinh THPT. Dẫu có khó khăn vào thời điểm bắt đầu, nhưng đề án hứa hẹn sẽ nâng đội ngũ giáo viên tại Việt Nam lên 1 tầm cao mới. Nếu vẫn ước mơ được trở thành nhà giáo, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy chuyên tâm học tập ngay từ bây giờ.

      Anh Duy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Bỏ túi ngay thông tin tuyển sinh 2019 của Đại học Sư phạm TPHCM

      06/02/2020

      Nắm rõ những thông tin tuyển sinh, ngành học tại Đại học Sư phạm TPHCM để có sự chuẩn bị tốt nhất ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...