Cẩm nang dạy học tiếng Nhật: Cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cẩm nang dạy học tiếng Nhật: Cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp

      Cẩm nang dạy học tiếng Nhật: Cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Bạn hoang mang trong cách sử dụng kính ngữ tiếng Nhật khi giao tiếp? Đừng lo vì đã có cẩm nang dạy học tiếng Nhật hiệu quả đây rồi!

      Giống như những quốc gia châu Á khác, người Nhật vô cùng coi trọng các nghi lễ, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả ngôn ngữ giao tiếp thường nhật cũng thể hiện điều này rất rõ. Vì lẽ đó mà kính ngữ đã trở thành một phần kiến thức không thể thiếu khi bạn tiếp xúc với tiếng Nhật.

      Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu về nét văn hóa đặc biệt này qua cẩm nang dạy học tiếng Nhật hữu ích dưới đây.

      Bảng xếp hạng
      Trung tâm tiếng Nhật giao tiếp

      Điểm qua các thể kính ngữ trong tiếng Nhật và cách sử dụng của từng loại

      Kính ngữ là những từ ngữ được sử dụng trong quá trình giao tiếp tiếng Nhật, thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng người có cấp bậc cao hơn với người nói. Kính ngữ được chia thành 3 loại chính, gồm: thể tôn kính ngữ, thể khiêm nhường ngữ và thể lịch sự.

      a/ Thể tôn kính ngữ (尊敬語)

      Tôn kính ngữ được dùng khi nói về hành động hoặc trạng thái của người trên mình, bày tỏ sự tôn kính với đối phương. Để tạo được tôn kính ngữ, bạn có thể dùng một trong những cách sau:

      • Với động từ có dạng tôn kính ngữ đặc biệt

      Vì không có một công thức áp dụng cố định nào nên bạn phải ghi nhớ thật kỹ các động từ kính ngữ bất quy tắc sau:

      1. する (Suru) → なさいます (Nasaimasu): Làm
      2. いる (Iru) → いらっしゃいます (Irasshaimasu): Ở, đi, đến
      3. 行く (Iku)/ 来る (Kuru) → いらっしゃいます (Irasshaimasu)/ おいでになります (Oide ni narimasu): Ở, đi, đến, có mặt
      4. 見る (Miru) → ごらんになります (Goran ni narimasu): Nhìn, xem
      5. 言う (Iu) → おっしゃいます (Osshaimasu): Nói
      6. 食べる (Taberu) → めしあがります (Meshi agarimasu): Ăn, uống
      7. 飲む (Nomu) → めしあがります (Meshi agarimasu): Uống
      8. くれる (Kureru) → くださいます (Kudasaimasu): Gửi, biếu
      9. 知る (Shiru) → ごぞんじです (Gozonjidesu): Biết
      Nhanh tay lưu lại những động từ có dạng tôn kính ngữ đặc biệt nhé! (Nguồn: The Best Colleges)

      Nhanh tay lưu lại những động từ có dạng tôn kính ngữ đặc biệt nhé! (Nguồn: The Best Colleges)

      • Với động từ không có dạng tôn kính ngữ đặc biệt

      Có 2 cách chuyển động từ thường sang tôn kính ngữ, đó là:

      1. Áp dụng theo công thức: お + V-ます (bỏ ます) + に なります: Đây là cách tạo tôn kính ngữ phổ biến và đơn giản nhất. Tuy nhiên, công thức này chỉ áp dụng cho những động từ ở nhóm 1 và nhóm 2 mà trước ます có 2 âm tiết trở lên.
      2. Chuyển động từ về dạng bị động: Cách này có thể áp dụng cho tất cả động từ trong tiếng Nhật.
      • Khi muốn yêu cầu hoặc đề nghị một cách lịch sự

      Với những động từ có dạng tôn kính ngữ đặc biệt, ta chỉ cần chia động từ ở dạng tôn kính ngữ sang thể て + ください, trong khi các động từ còn lại thì:

      1. Động từ ở nhóm 1 và 2: Ta sử dụng công thức: お + V-ます (bỏ ます) + ください.
      2. Động từ nhóm 3 dạng "Kanji + します": Bạn có thể tạo tôn kính ngữ theo công thức: ご + Kanji + ください.
      • Với những từ loại khác

      Danh từ, tính từ cũng như phó từ đều có dạng tôn kính ngữ. Ta chỉ cần thêm tiền tố お hoặc ご vào trước danh từ, tính từ hoặc phó từ để biểu thị sự tôn kính.

      Khi giao tiếp với những người trên mình, bạn cần phải sử dụng kính ngữ như thế nào? (Nguồn: Trung tâm tiếng Nhật Riki)

      Khi giao tiếp với những người trên mình, bạn cần phải sử dụng kính ngữ như thế nào? (Nguồn: Trung tâm tiếng Nhật Riki)

      b/ Thể khiêm nhường ngữ (謙譲語)

      Trong văn hóa giao tiếp tiếng Nhật, khiêm nhường ngữ là cách nói bày tỏ sự khiêm tốn, nhún nhường, thường được dùng cho hành động của mình hoặc người thân trong gia đình liên quan đến người mà mình tôn kính. Chẳng hạn, khi đến thăm nhà của cấp trên hay giúp đỡ cấp trên điều gì đó, bạn cần hạ thấp hành động của mình để thể hiện sự tôn trọng với họ.

      Hiện có 2 cách tạo thể khiêm nhường ngữ như sau:

      • Với động từ có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt

      Tương tự như tôn kính ngữ, thể khiêm nhường ngữ cũng có những động từ kính ngữ bất quy tắc buộc bạn phải ghi nhớ. Có thể kể đến:

      1. する (Suru) → いたします (Itashimasu): Làm
      2. いる (Iru) → おります (Orimasu): Có, ở
      3. 行く (Iku)/ 来る (Kuru) → まいります (Mairimasu)/ うかがいます (Ukagaimasu): Đi, đến
      4. 聞く (Kiku) → うかがいます (Ukagaimasu) : Hỏi, nghe
      5. 見る (Miru) → はいけんします (Haikenshimasu): Nhìn, xem
      6. 言う (Iu) → 申し上げます (Moushiagemasu): Nói, kể
      7. 食べる (Taberu) → いただきます (Itadakimasu): Ăn, uống
      8. 飲む (Nomu) → いただきます (Itadakimasu): Uống
      9. もらう (Morau) → いただきます (Itadakimasu): Nhận
      10. あげます (Agemasu)→ さしあげます (Sashiagemasu): Biếu, tặng
      11. 知っています (Shittemasu) → ぞんじます (Zonjimasu)/ ぞんじあげます (Zonji agemasu): Biết
      12. 会う (Au) → お目にかかります (Ome ni kakairimasu) : Gặp gỡ, gặp mặt, trông thấy
      13. 見せる (Miseru) → お目にかけます (Ome ni kakemasu): Cho xem
      14. ある (Aru) → ございます (Gozaimasu): Có

      Ngoài ra, nếu câu có dạng ~ です thì bạn phải chuyển sang dạng khiêm nhường ngữ là ~でございます.

      Khiêm nhường ngữ là gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? (Nguồn: Sora News 24)

      Khiêm nhường ngữ là gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? (Nguồn: Sora News 24)

      • Với động từ không có dạng kính ngữ đặc biệt

      Không quá khác so với cách tạo tôn kính ngữ, ở thể khiêm nhường ngữ, bạn có thể áp dụng những công thức đơn giản sau:

      1. Động từ nhóm 1 và 2: Ta thực hiện theo công thức: お + V-ます (bỏ ます) + します/ いたします (trong đó, いたします thể hiện thái độ khiêm nhường hơn).
      2. Động từ nhóm 3 dạng "Kanji + します": Nếu bạn muốn tạo thể khiêm nhường ngữ cho nhóm động từ này thì hãy sử dụng công thức: ご + Kanji + します/ いたします.

      c/ Thể lịch sự (丁寧語)

      Thể lịch sự thường được dùng khi nói về hành động hoặc trạng thái của bản thân trong tư thế khiêm nhường nhằm thể hiện thái độ lịch sự với người nghe. 丁重語 được sử dụng khi nói chuyện với những người lớn tuổi hoặc cấp bậc cao hơn, hay những người không quen biết hoặc không thân thiết.

      Nếu bạn muốn tạo từ, câu lịch sự thì bạn có thể thêm です/ ます khi kết thúc câu hay thêm お/ ご vào trước danh từ. Một điều cần lưu ý nữa là bạn không thêm お/ ご vào trước các danh từ chỉ đồ vật, động vật, hiện tượng thiên nhiên...

      Bạn đã nắm rõ cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Nhật chưa? (Nguồn: WeXpats)

      Bạn đã nắm rõ cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Nhật chưa? (Nguồn: WeXpats)

      Một số hậu tố đứng sau tên thường được dùng trong cách xưng hô của người Nhật

      Trước khi khép lại cẩm nang dạy học tiếng Nhật hữu ích này, Edu2Review sẽ giúp bạn hệ thống lại những cụm kính ngữ thường được dùng trong giao tiếp. Mong bạn đừng bỏ lỡ!

      1. せんぱい (Sempai): Dùng cho đàn anh, người đi trước
      2. こうはい (Kouhai): Dùng cho đàn em, người đi sau
      3. しゃちょう (Shachou): Giám đốc
      4. ぶちょう (Buchou): Trưởng phòng
      5. かちょう (Kachou): Tổ trưởng
      6. おきゃくさま (Okyakusama): Khách hàng
      7. さん (San): Là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được dùng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô với người đối diện như thế nào. Bạn cũng phải luôn nhớ rằng không được sử dụng さん sau tên mình, vì việc này được coi là cực kỳ bất lịch sự
      8. ちゃん (Chan): Được sử dụng chủ yếu với tên trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè một cách thân mật
      9. くん (Kun): Gọi tên con trai một cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong các lớp học ở Nhật, học sinh nam thường được gọi theo cách này
      10. さま (Sama): Sử dụng với ý nghĩa kính trọng (đối với khách hàng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, さま còn mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính "trưởng giả học làm sang". Đặc biệt, bạn không được dùng さま sau tên mình, bởi cách nói này rất bất lịch sự
      11. ちゃま (Chama): Mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng của một người nào đó, dù tuổi tác của họ không bằng mình
      12. せんせい (Sensei): Dùng với những người có kiến thức sâu rộng và bản thân bạn nhận được kiến thức từ người đó (như giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)
      13. し (Shi): Từ này có mức độ lịch sự nằm giữa さん và さま, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư...
      Những cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp mà bạn cần ghi nhớ (Nguồn: Japan Info)

      Những cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp mà bạn cần ghi nhớ (Nguồn: Japan Info)

      Có quá nhiều điều cần lưu ý và ghi nhớ trong cách sử dụng kính ngữ khi học giao tiếp tiếng Nhật phải không nào? Hy vọng cẩm nang dạy học tiếng Nhật trên sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chinh phục ngôn ngữ "khó nhằn" này.

      Nếu bạn có thắc mắc về phương pháp học, tài liệu tham khảo hay địa chỉ ôn luyện Nhật ngữ thì đừng ngần ngại tìm kiếm và tham khảo các bài viết khác trên Edu2Review nhé!

      Minh Thư (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Học giao tiếp tiếng Nhật: Làm giàu ngôn ngữ bằng hệ thống từ lóng thông dụng

      06/02/2020

      Việc học giao tiếp tiếng Nhật sẽ càng trở nên thú vị hơn khi bạn tiếp xúc với nhiều từ lóng thông ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      150 mẫu câu thông dụng giúp bạn học tiếng Nhật giao tiếp dễ dàng

      06/02/2020

      Bạn tự hỏi học tiếng Nhật bao lâu mới có thể giao tiếp như người bản xứ? Đừng lo lắng, bạn chỉ ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Giao tiếp như người bản xứ với cách học tiếng Nhật không qua sách vở, bạn đã biết?

      06/02/2020

      Nghe có vẻ khó tin nhưng cách học tiếng Nhật không qua sách vở hiện là một trong những phương ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Góc giải đáp: Học tiếng Nhật tại Dũng Mori có tốt không?

      01/07/2022

      Tiên phong đào tạo tiếng Nhật theo hình thức Blended Learning cùng phương pháp hay và đội ngũ ...