Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia: Điểm sai vì ai? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia: Điểm sai vì ai?

      Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia: Điểm sai vì ai?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Mặc dù quy trình chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia được tiến hành bằng máy nhưng có đến 40.887 bài thi phúc khảo. Trong đó, nhiều bài bị điểm 0 đã tăng lên từ 2 đến 8,75 điểm sau khi phúc khảo.

      Nhằm đảm bảo một kỳ thi công bằng và minh bạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những quy định khá nghiêm ngặt và gắt gao, đặc biệt là khâu liên quan đến vấn đề nhạy cảm như điểm số. Tiêu biểu là công tác chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia khi toàn bộ quy trình đều được máy móc hóa, hạn chế tối đa sự can thiệp của yếu tố con người. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo khi việc chấm thi năm nay vẫn còn một vài thiếu sót.

      Xem thêm bảng xếp hạng
      các trường đại học tại Việt Nam

      Số lượng bài thi lớn, có sai sót là điều hiển nhiên

      Trên cả nước có 204 bài thi trắc nghiệm được thay đổi kết quả trong tổng số 40.887 bài đề nghị được phúc khảo. Tính riêng Hội đồng thi tỉnh Tây Ninh, số bài thi trắc nghiệm được thay đổi điểm số lên đến 62. Đáng chú ý, trong 62 bài thi này có 58 bài trước đó bị 0 điểm tăng lên từ 6,0 đến 8,75 điềm.

      Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, cả nước có 63 Hội đồng thi thì có 32 nơi 100% các bài thi trắc nghiệm đề nghị được phúc khảo không thay đổi so với kết quả ban đầu, gần 20 địa điểm chỉ có từ 1 đến 3 bài thi trắc nghiệm được thay đổi kết quả sau phúc khảo.

      Ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: "Thực tế, Đại học Bách khoa Hà Nội được phân công chấm thi trắc nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa, nơi đứng thứ 3 cả nước về số lượng thí sinh dự thi với hơn 102.900 bài thi trắc nghiệm nhưng khi chấm phúc khảo 600 bài thi thì không có thí sinh nào được thay đổi kết quả".

      Số lượng bài thi lớn, có sai sót là hiển nhiên!Trong tổng số bài thi trắc nghiệm cần phúc khảo trên toàn quốc lên đến 40.887, có 204 bài thi đã được thay đổi kết quả (Nguồn: kinhtedothi)

      Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia tại Tây Ninh: Điểm sai là vì ai?

      Các chuyên gia nhận định, sự sai lệch về điểm số này không phải lỗi ở phần mềm hay gian lận. Nếu sự việc này là do lỗi phần mềm thì sẽ xuất hiện trên cả nước chứ không riêng tỉnh Tây Ninh. Hơn thế nữa, công tác chấm thi trắc nghiệm bằng máy được đánh giá là có tính bảo mật cao.

      Ông Tớp chia sẻ: "Hầu hết dữ liệu từ khâu quét, đến sửa lỗi, chấm bài đều được mã hóa và bảo mật. Bản thân người chấm không thể nhìn được toàn bộ bài thi của thí sinh và không thể can thiệp được. Kết quả chấm cuối cùng chỉ gửi về Bộ GD&ĐT dưới dạng mã hóa và chỉ Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia mới mở được”.

      Công tác chấm thi THPT quốc gia 2019 tăng cường bảo mật (Nguồn: YouTube – VTV24)

      Theo Bộ GD&ĐT nhận định, sở dĩ thí sinh bị mất điểm là do tô nhầm số báo danh, tô sai mã đề thi, tô mờ đáp án hoặc tô đúp đáp án (quên xóa đáp án cũ sau khi đã thay đáp án mới trên bài làm)... làm phần mềm không nhận dạng được nên bị 0 điểm.

      Ông Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, phần mềm chấm thi của Bộ GD&ĐT là công cụ thông minh có thể nhận dạng và báo lỗi ngay khi phát hiện những bài thi sai quy chuẩn, khuyến cáo nên mở bài thi để xem có tô mờ đáp án không.

      Việc kết quả bài thi có chính xác hay không còn phụ thuộc vào máy móc, chất lượng giấy in và kỹ thuật quét hình ảnh của cán bộ. “Nếu như máy cũ, bộ phận cuốn giấy mòn, hư hỏng, có thể kẹt bài thi, scan bị lệch. Hoặc người chấm chủ quan, chỉ cần đặt lệch, nghiêng phiếu trả lời trắc nghiệm, thì file nhận dạng đã không đúng”, ông Dũng nói.

      Bên cạnh đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chấm thi trắc nghiệm. Cán bộ thực hiện công tác này phải là những người được tập huấn kỹ, có kinh nghiệm chấm thi nhiều năm để kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống bất ngờ khi xảy ra.

      Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia tại Tây Ninh

      Kỳ thi THPT quốc gia có số lượng bài thi trắc nghiệm rất lớn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, quy định phúc khảo bài thi luôn xuất hiện trong quy chế thi hàng năm. Thật may mắn, khi những trường hợp sai sót đã được phát hiện kịp thời và có những hành động điểu chỉnh đúng lúc. Với riêng các sĩ tử, dù tham gia bất kỳ kỳ thi trắc nghiệm nào, Edu2Review cũng muốn nhắn nhủ bạn rằng: "Cẩn tắc vô áy náy"!

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Những điều cần biết về việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

      06/02/2020

      Sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) công bố kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019, rất nhiều thí ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Công tác chấm bài kỳ thi THPT quốc gia 2019: Phá sóng điện thoại, cách ly giám khảo

      06/02/2020

      Theo thông tin từ Sở Giáo dục & Đào tạo phía Nam, hiện các địa điểm chấm thi của kỳ thi THPT quốc ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 11 trường đại học dân lập có cơ hội việc làm cao nhất TP HCM

      20/06/2022

      Hai trường của Sài Gòn là Đại học Hoa Sen và Đại học Kinh tế Tài chính giữ vị trí đầu bảng xếp ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...