ĐH Bách Khoa TP.HCM: Bí kíp nói không với trượt môn | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      ĐH Bách Khoa TP.HCM: Bí kíp nói không với trượt môn

      ĐH Bách Khoa TP.HCM: Bí kíp nói không với trượt môn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Là tân sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, liệu bạn đã biết các mẹo để qua môn một cách nhẹ nhàng chưa? Theo dõi ngay bài viết để học hỏi nào!

      Danh sách

      Bài viết

      ĐH Bách Khoa TP.HCM (BK TP.HCM) là cánh cửa nhiều người mơ ước, để là trở thành một thành viên của ngôi trường này bạn phải có điểm chuẩn cao và một vài yêu cầu khác.

      "Khi vào" đã khó, "lúc ra" lại càng khó hơn, vì chương trình đào tạo ở đây rất khắc nghiệt với những bộ môn tưởng chừng như "ở một thế giới khác". Tuy nhiên, những "bí kíp" mà sinh viên BK truyền tai nhau dưới đây có thể giúp bạn giảm bớt áp lực học, đặc biệt "kinh qua" tất cả các môn khá nhẹ nhàng.

      Xem ngay bảng xếp hạng
      Trường đại học tốt nhất Việt Nam

      Đăng ký tín chỉ phù hợp

      Theo chương trình đào tạo tại BK, trung bình 1 kỳ bạn sẽ đăng ký tầm 20 – 21 tín chỉ. Sau khi trải qua 8 học kỳ sẽ tích lũy 150 tín chỉ và ra trường đúng như dự định. Bạn không nên đăng ký 1 học kỳ 30 tín chỉ để nhanh chóng tốt nghiệp. Bởi khi đưa ra chương trình đào tạo nhà trường đã nghiên cứu, thử nghiệm rất nhiều lần và cảm thấy hiệu quả mới đem vào áp dụng.

      Nếu như vì nôn nóng muốn tốt nghiệp sớm mà đăng ký học vượt quá nhiều. Thời gian học quá dồn dập khiến bạn không thể lĩnh hội hết kiến thức và rất dễ dẫn đến bị "tạch" môn. Cuối cùng bạn cũng sẽ ra trường cùng các bạn học trong lớp, nhiều khi còn phải tốn tiền học lại, hay thậm chí ra trường trễ hạn.

      Đăng kí môn học cuộc chiến không ngừng nghỉ của sinh viên (Nguồn: SAC)

      Đăng ký môn học là "cuộc chiến" không ngừng nghỉ của sinh viên (Nguồn: SAC)

      Cảm nhận của sinh viên về
      Đại học Bách Khoa TP.HCM

      Học chung với bạn cùng lớp

      Theo lời của đa số các tiền bối tại ĐH Bách Khoa TP.HCM, bạn nên đăng ký tín chỉ chung với các bạn cùng lớp. Vì ít nhất các bạn đã có thời gian tiếp xúc, hiểu rõ tính nết của nhau nên khi làm việc nhóm sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, học cùng người quen giúp bạn có tinh thần thoải mái, dễ dàng trao đổi, tìm hiểu kiến thức.

      Một điều chắc chắn, điểm giữa kỳ của bạn sẽ cao khi chọn được "teammates" tốt. Khi đó, dù môn khó hay thầy cô "căng" sẽ không còn là vấn đề.

      Học chung với các bạn cùng lớp cũng là một cách giúp bạn qua môn dễ dàng (Nguồn: kenh14)

      Học chung với các bạn cùng lớp cũng là một cách giúp bạn qua môn dễ dàng (Nguồn: kenh14)

      >> Top trường đại học có môi trường học tốt nhất TP.HCM

      Nếu muốn học tốt hơn nữa, hãy tìm một người bạn cùng tiến. Bạn biết vì sao không? Trong quá trình học sẽ có những kiến thức bạn quên, nhưng biết đâu người còn lại sẽ nhớ. 2 bạn có thể hỏi lẫn nhau, nếu cả 2 đều quên thì việc cùng chung suy nghĩ, mục tiêu hay chí hướng sẽ giúp giải quyết được mọi vấn đề nhanh hơn. Như người xưa thường nói: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

      Đi học đúng giờ và đầy đủ

      Điểm đặc biệt của BK chính là tiết học đầu tiên bắt đầu khá sớm, lúc 6h30. Nếu không muốn bị mất 1 bài kiểm tra đột xuất, bạn nên đi học đúng giờ, hãy cố gắng đến lớp cho dù bạn lười biếng hay bị cám dỗ bên ngoài. Trừ những trường hợp bất khả kháng bắt buộc các bạn phải nghỉ ngày hôm ấy.

      Đi học đúng giờ là cách thể hiện sự nghiêm túc của bạn (Nguồn: dantri)

      Đi học đúng giờ là cách thể hiện sự nghiêm túc của bạn (Nguồn: dantri)

      Nếu bạn là một người chậm chạp thì hãy cố gắng đến lớp sớm để kiếm cho mình một chỗ ngồi hợp lý. Vị trí thích hợp sẽ giúp bạn không buồn ngủ mà còn tiếp thu bài một cách nhanh chóng.

      Đừng quên ôn lại kiến thức

      Nếu học 21 – 20 tín chỉ, thì trung bình một tuần bạn đi học 3 buổi và mỗi buổi tầm 1 – 2 giờ đồng hồ. Để tránh quên kiến thức thì việc ôn lại là cần thiết. Trước khi đi ngủ, hãy dành 20 phút để đọc lại kiến thức tuần trước thầy cô đã dạy bạn. Ví dụ: thứ 3 tuần trước bạn học mạng giao tiếp dữ liệu, thì tối thứ 2 tuần này hãy dành ra 20 phút trước khi ngủ ôn lại kiến thức để ngày mai bạn không bị lạc lõng giữa dòng kiến thức mới.

      Học bài trước khi đến lớp sinh viên không lo trượt môn (Nguồn: nguoiduatin)

      Học bài trước khi đến lớp sinh viên không lo trượt môn (Nguồn: nguoiduatin)

      Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM nổi tiếng với "đặc sản" rớt môn, nghe qua có vẻ thật đáng sợ nhưng chỉ cần các bạn siêng năng, chăm chỉ và nỗ lực nhiều thì việc qua môn cũng không thực sự khó khăn. Bằng chứng cụ thể là mỗi năm vẫn có rất nhiều sinh viên đạt các suất học bổng giá trị. Với những thông tin mà Edu2Review tổng hợp được, hy vọng một ngày nào đó bạn cũng sẽ được một suất học bổng cho mình. Hãy cố gắng lên nhé!

      Trãi Dương (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Học phí Đại học Bách Khoa TP HCM 2022 - 2023 mới nhất: có tương xứng với cơ hội việc làm?

      11/06/2022

      Tuy cùng một trường nhưng mức học phí Đại học Bách Khoa có sự khác biệt giữa các chương trình đào ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Cẩm nang “sinh tồn trên mọi mặt trận” dành cho tân sinh viên đại học Bách Khoa Thủ Đức

      06/02/2020

      Nằm lòng những bí kíp "sinh tồn" sẽ giúp tân sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thủ Đức đỡ cảm ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...