Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: hướng đến bằng tốt nghiệp giá trị quốc tế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: hướng đến bằng tốt nghiệp giá trị quốc tế

      Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: hướng đến bằng tốt nghiệp giá trị quốc tế

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Bằng tốt nghiệp Việt Nam đi khắp thế giới – sẽ không còn là giấc mơ? Vấn đề này đã được đưa ra trong buổi hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, diễn ra vào ngày 02/10 vừa qua.

      Mang bằng tốt nghiệp tìm việc khắp thế giới có phải là giấc mơ của bạn? (Nguồn: saostar)

      Với mục tiêu phát triển nền giáo dục Việt Nam theo hướng tích cực, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM đã tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa, nhằm vào những vấn đề nhức nhối còn tồn tại trong nền giáo dục của chúng ta hiện nay.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Con đường nào để nâng tầm giá trị cho bằng cấp Việt Nam?

      Đây là vấn đề do bà Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP. HCM) nêu ra. Theo đó, bà cho rằng hiện chưa có quy định với tiêu chí rõ ràng để trả lời cho câu hỏi “văn bằng, chứng chỉ Việt Nam được công nhận thế nào trên trường quốc tế?”.

      Theo xu hướng giáo dục tương lai và định hướng hội nhập của đất nước, việc nâng tầm giá trị cho bằng cấp hiển nhiên sẽ xảy ra. Nhưng hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi Luật Giáo dục chưa quy định rõ ràng, dẫn đến các trường đại học, cao đẳng mỗi nơi làm... một kiểu!

      Lý giải cho việc bằng cấp nước ta vẫn chưa được thế giới công nhận, đại diện Sở Thông tin – Truyền thông TP. HCM cho rằng chương trình học và sách giáo khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng.

      Kiến thức hàn lâm nhưng bằng cấp chưa có nhiều giá trị (Nguồn: etep.moet)

      Kiến thức hàn lâm nhưng bằng cấp chưa có nhiều giá trị (Nguồn: etep.moet)

      Thực tế giáo dục hiện nay cho thấy việc học còn nặng nề, kiến thức mang tính hàn lâm, lý thuyết, cần thêm nhiều hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng và phát triển con người. Tuy nhiên, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đề cập đến vấn đề này còn rất chung chung.

      Bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Văn Đạo (đại diện cho Sở Nội vụ TP. HCM) cũng nhắc đến tầm quan trọng của giáo viên trong công cuộc cải cách nền giáo dục. Ông ví von rằng giáo viên như “máy cái”, nhưng thu nhập vẫn còn khiêm tốn.

      “Đề nghị các đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ ban hành luật sao cho bảo đảm đời sống giáo viên thì mới thu hút những người giỏi, có trình độ vào ngành.” – Ông Đạo thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.

      Tiêu cực trong hệ thống, làm sao loại bỏ?

      Ông Huỳnh Văn Sáu (nguyên cán bộ giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP. HCM) đã có đôi lời góp ý về chống tiêu cực trong giáo dục, cụ thể là việc phong giáo sư do hội đồng chức danh của nhà trường thực hiện cần có quy định chặt chẽ hơn.

      Có những kẽ hở mà hội đồng nhà nước không có điều kiện kiểm soát, đến khi phát hiện thì không biết xử lý thế nào. Đơn cử một ví dụ là việc mua công trình khoa học, mua giờ giảng để hợp thức hóa thủ tục.

      Chống tiêu cực trong giáo dục là cuộc chiến lâu dài (Nguồn: tapchibaohiemxahoi)

      Chống tiêu cực trong giáo dục là cuộc chiến lâu dài (Nguồn: tapchibaohiemxahoi)

      Bà Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP. HCM) lại cho rằng hiện tượng nào không phổ biến thì đừng nên đưa vào luật. Những quy định đó sẽ khiến cho hình ảnh nhà giáo trong lòng công chúng trở nên xấu xí hơn, mà thực tế chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".

      Ngược lại, về khen thưởng, nên có những danh hiệu rõ ràng. Nếu cứ tiếp tục đánh giá theo những tiêu chí, danh hiệu chung chung thì cả người dạy và người học đều cảm thấy thiếu tính khích lệ, không có lợi cho công tác chống tiêu cực trong giáo dục.

      Nhìn chung, các đại biểu trong buổi hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã đưa ra nhiều ý kiến đúng đắn, phù hợp với xu hướng giáo dục tương lai và góp phần chống tiêu cực trong giáo dục.

      Những sự thay đổi sắp tới của Luật Giáo dục là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự khởi sắc trong tương lai, nơi sinh viên được theo học chương trình mang tính thực tiễn cao hơn và bằng tốt nghiệp được nâng tầm giá trị trên trường quốc tế.

      Yến Nhi tổng hợp

      Nguồn: Kênh tuyển sinh


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Thi THPT quốc gia 2019: không thay đổi phương thức thi, hổng chỗ nào thì vá chỗ đó!

      06/02/2020

      Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức thông báo phương thức tổ chức thi như hiện ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có đội ngũ giảng viên tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Danh sách trường có đội ngũ giảng viên tốt nhất TP. HCM qua đánh giá của sinh viên cho thấy sự ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...