Kỹ năng cứng và mềm, cái nào quan trọng hơn? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng cứng và mềm, cái nào quan trọng hơn?

      Kỹ năng cứng và mềm, cái nào quan trọng hơn?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Giữa kỹ năng cứng và mềm, yếu tố nào đóng góp nhiều hơn vào sự thành công trong tương lai của bạn và bạn nên chú trọng vào kỹ năng nào hơn?

      Có thể bạn đã nghe nói đến kỹ năng cứng và mềm, nhưng bạn đã hiểu hết về 2 kỹ năng này chưa? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

      Kỹ năng cứng là gì?

      Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng này thường được đào tạo bài bản tại các trường học thông qua những môn học chính khóa. Chúng ta đã bắt đầu học kỹ năng cứng từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở trường phổ thông như tư duy về logic toán học, ngôn ngữ, các định luật về vật lý, hóa học sinh học. Sau đó, những kiến thức này được phát triển ở mức độ cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành có hệ thống tại các trường cao đẳng, đại học.

      Để có một kỹ năng cứng vững vàng, ngoài việc đào tạo tư duy ở trường phổ thông, chúng ta sẽ phải mất 4, 5 năm tại trường đại học như kỹ năng về kiến trúc, nông nghiệp, máy tính... Thậm chí một số ngành học phải mất thêm hàng chục năm rèn luyện kỹ năng như ngành Y – Dược. Kỹ năng cứng thường được đo lường bằng chỉ số IQ.

      Một số kỹ năng cứng được đào tạo trong thời gian ngắn hơn, thường là nâng cao kỹ năng đã có hoặc học kỹ năng hoàn toàn mới nhưng sẽ hoàn thiện nhờ việc tự thực hành. Ví dụ như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng kế toán hay thiết kế đồ họa...

      Kỹ năng cứng được rèn luyện nhiều thông qua trường lớp

      Kỹ năng cứng được rèn luyện nhiều thông qua trường lớp (Nguồn: entrepreneur)

      Kỹ năng mềm là gì?

      Kỹ năng mềm liên quan đến tính cách con người, không mang tính chuyên môn, được xem như khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể. Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sống, là tập hợp các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

      Những kỹ năng mềm này thường ít được dạy tại các trường học, mà hình thành một phần do bẩm sinh, quá trình luyện tập, thực hành trong giao tiếp hàng ngày. Hiện nay cũng có nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống được thành lập và đào tạo các nhóm kỹ năng này, đưa ra lý thuyết và tạo cơ hội thực hành. Tuy vậy, để thực sự hình thành những kỹ năng mềm thì chúng ta vẫn cần tới thời gian dài để rèn luyện.

      Kỹ năng mềm được rèn luyện qua trải nghiệm

      Kỹ năng mềm được rèn luyện qua trải nghiệm (Nguồn: Pinterest)

      Sự khác biệt giữa Kỹ năng cứng và mềm

      Đúng như tên gọi, kỹ năng cứng mang tính cứng nhắc, cố định và ít thay đổi, còn kỹ năng mềm mang tính linh động, có thể tùy biến theo hoàn cảnh và môi trường. Ví dụ, một kiến trúc sư có kỹ năng cứng là thiết kế bản vẽ. Trong công việc, kỹ năng này được áp dụng như nhau dù anh này có thực hiện nó ở môi trường công ty trong nước hay công ty nước ngoài. Nhưng cách thức giao tiếp với đồng nghiệp sẽ khác nhau giữa mỗi người, chẳng hạn như việc đàm phán với đối tác Hà Nội sẽ khác nhiều so với đàm phán với khách hàng từ New York.

      Như đã nói, kỹ năng cứng có thể được học tại trường, còn kỹ năng mềm thường được lĩnh hội qua trải nghiệm. Ví dụ, một kế toán viên học các kỹ năng kế toán từ bậc đại học, đi làm gặt hái kinh nghiệm, rồi tiếp tục nâng cao tay nghề qua các kỳ thi cao cấp hơn như lấy chứng nhận CPA (Kế toán viên công chứng).

      Kỹ năng cứng và mềm, bên nào “nặng” hơn?

      Vai trò của kỹ năng cứng và mềm luôn nhận được nhiều tranh cãi. Câu trả lời thường gặp là... kỹ năng nào cũng quan trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của bạn trong xã hội mà tỷ lệ vai trò của 2 nhóm kỹ năng này sẽ có khác nhau.

      Kỹ năng mềm giúp “thăng hoa” kỹ năng cứng và mang đến thành công cho mỗi cá nhân hay của cả tổ chức. Một bác sĩ giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên không tốt thì chắc chắn sẽ khó tiến xa trong sự nghiệp. Một công nhân thành thạo chuyên môn nhưng không biết phối hợp với mọi người, không thích làm việc theo nhóm thì cũng khó hoàn thiện tốt mục tiêu chung của cả tổ sản xuất.

      Để thành công, bạn cần phối hợp kỹ năng cứng và mềm

      Để thành công, bạn cần phối hợp kỹ năng cứng và mềm (Nguồn: fool)

      Môt nhân viên có kỹ năng mềm tốt sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt với những tổ chức trong ngành dịch vụ, luôn đề cao trải nghiệm của khách hàng hay cộng đồng. Ví dụ, ngành Khách sạn hay ngành Y thì kỹ năng mềm là tố chất cực kỳ quan trọng mà một nhân viên cần phải có và cần được đào tạo bài bản.

      Trong xã hội hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Tại Canada, kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng, nhà quản lý đưa vào tiêu chuẩn chính thức khi tuyển chọn hoặc đánh giá năng lực nhân viên. Ngoài ra chính phủ Canada còn tài trợ rất nhiều ngân sách cho các tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho những người mới nhập cư, họ được học miễn phí hoàn toàn, để nhanh chóng hòa nhập với xã hội mới.

      Nói vậy không có nghĩa kỹ năng cứng không quan trọng, cả kỹ năng cứng và mềm đều có vai trò riêng trong sự thành công của mỗi người. Kỹ năng cứng chính là nền tảng cơ bản, là giá trị cốt lõi để phát triển kỹ năng mềm. Một nhà lãnh đạo chỉ giỏi “chém gió” mà không biết về kỹ năng chuyên môn sẽ khó lòng thuyết phục nhân viên tin tưởng. Một sinh viên năng nổ hoạt động tổ nhóm nhưng cuối cùng kết quả học tập mới là yếu tố được nhà trường quan tâm nhiều hơn.

      Tóm lại, kỹ năng cứng và mềm nên được ưu tiên quan tâm ở từng thời điểm khác nhau. Bởi “thế kỷ 21 là thời đại của kỹ năng” nên bạn không thể lơ là bất kỳ yếu tố nào. Thực tế ở Việt Nam, hơn 60% cử nhân đang yếu kém cả kỹ năng cứng và mềm. Hy vọng bài viết này phần nào có tác động tích cực, giúp bạn nỗ lực hơn trong việc phát triển 2 kỹ năng cần thiết này để đạt tới thành công trong tương lai.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Hoàn thiện các kỹ năng mềm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

      06/02/2020

      Trang bị kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm giúp bạn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      9 kỹ năng mềm giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...