Kỹ năng ghi trong CV: Bật mí những lỗi khiến nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt với bạn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng ghi trong CV: Bật mí những lỗi khiến nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt với bạn

      Kỹ năng ghi trong CV: Bật mí những lỗi khiến nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt với bạn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Bạn hẳn đã biết nhiều kỹ năng ghi trong CV tốt giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng bạn đã biết những lỗi nào khi làm CV sẽ gây phản tác dụng chưa? Hãy khám phá và tránh nhé!

      Kỹ năng ghi trong CV là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tiềm năng của ứng viên. Bạn cần rất nhiều suy tính để đưa ra những thông tin hữu ích nhằm biến mình thành một ứng viên sáng giá. Nhưng trước hết, bạn cần biết cách loại bỏ những chi tiết lỗi để nhà tuyển dụng không có ấn tượng chưa tốt về mình.

      Liệt kê kỹ năng mềm trong phần kỹ năng

      Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng nên chắc chắn cần phải ghi trong CV. Tuy nhiên các kỹ năng mềm này cần phải được đặt đúng vị trí.

      Ở mục kỹ năng trong CV thì đây là nơi bạn thể hiện về các kỹ năng chuyên môn của bản thân, rằng những kỹ năng đó đã giúp hỗ trợ công việc ra sao hay những công việc trước đó giúp bạn gặt hái được những kỹ năng nào.

      Ông Jacqui Barrett-Poindexter, Chủ tịch công ty tư vấn Career Trend, nói rằng nếu bạn định tạo mục riêng để nói về những kỹ năng ghi trong CV của mình, cần tập trung vào các kỹ năng chuyên môn và năng lực, đừng liệt kê các kỹ năng mềm vào đó. Các kỹ năng chuyên môn cùng với bảng thành tích làm việc sẽ bổ sung cho nhau giúp nhà tuyển dụng đánh giá và kiểm chứng được phần nào năng lực của ứng viên.

      Các kỹ năng mềm cần được đề cập đúng vị trí mới mang lại hiệu quả mong muốn

      Các kỹ năng mềm cần được đề cập đúng vị trí mới mang lại hiệu quả mong muốn (Nguồn: writingtrack)

      Trong khi đó việc liệt kê các kỹ năng mềm vừa thừa thãi lại vừa thiếu dẫn chứng. Nếu bạn bổ sung thêm dẫn chứng thì CV của bạn lại quá dài và đây chắc chắn là điểm cần tránh khi viết CV. Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để nghiên cứu CV của một ứng viên, và việc viết dài dòng sẽ chỉ khiến bạn thấy bạn không biết cách trình bày khoa học cả trong CV lẫn công việc.

      Kỹ năng không mang tính phổ biến

      Người đọc CV của bạn đầu tiên thường là chuyên viên nhân sự. Sau khi đã sàng lọc thông tin cơ bản thì CV mới được đưa tới quản lý chuyên môn hoặc nhà quản lý chung. Do đó, các kỹ năng ghi trong CV nên phải có tính phổ biến, đại trà và dễ hiểu.

      Nhiều người tìm việc thường mắc sai lầm về kỹ năng ghi trong CV là sử dụng thuật ngữ, chức danh công việc, từ viết tắt mà họ thường dùng ở công ty cũ nhưng lại không phổ biến. Những từ đó có thể làm cho nhà tuyển dụng hiểu nhầm, dù họ có là những chuyên gia trong ngành chăng nữa. Do đó, hãy hạn chế tối đa đưa những từ ngữ chuyên ngành hay không phổ biến vào CV của mình. Tốt nhất bạn nên chuyển các kỹ năng đó về dạng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, nếu không chính bạn là người tự tước đi cơ hội nghề nghiệp của mình.

      Những kỹ năng gây khó hiểu sẽ khiến CV của bạn bị đánh giá thấp

      Những kỹ năng gây khó hiểu sẽ khiến CV của bạn bị đánh giá thấp (Nguồn: how2become)

      Kỹ năng không liên quan tới công việc

      Đây là lỗi nhiều người gặp phải. Nguyên nhân có thể do bạn từng làm ở nhiều vị trí khác nhau và muốn thể hiện được kinh nghiệm đa dạng của mình. Nhưng đáng tiếc, điều nhà tuyển dụng quan tâm chính là những kỹ năng ghi trong CV có đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của họ hay không.

      Việc đưa ra những kỹ năng không liên quan tới công việc, trước khi đánh giá bạn có năng lực hay không thì họ sẽ nhận xét rằng bạn không thực sự quan tâm tới công việc mà mình ứng tuyển. Vì thế bạn mới không nghiên cứu kỹ mô tả công việc và đưa ra những kỹ năng thừa.

      Mỗi công việc đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian và công sức, bạn hãy tận dụng kỹ năng quan sát để chăm chút cho CV của mình và thể hiện sự tôn trọng với công việc mà mình đang ứng tuyển.

      Chỉ nên đề cập tới những kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển

      Chỉ nên đề cập tới những kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển (Nguồn: medium)

      Kỹ năng “chém gió”

      Tất nhiên, không có ai đề cập khả năng buôn chuyện như là một kỹ năng ghi trong CV. Điều Edu2Review muốn nói ở đây là ứng viên tuyệt đối không đưa ra những kỹ năng mà thực sự bạn không sở hữu. Ví dụ, dù các kỹ năng văn phòng là cần thiết với mọi nhân viên nhưng khi bạn không thực sự thành thạo chúng thì cũng đừng đưa chúng vào CV với diễn giải: thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.

      Thông thường, chúng ta có xu hướng “thổi phồng” những kỹ năng cá nhân vì nghĩ sẽ không có ai để xác thực. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng có thể liên hệ với những đồng nghiệp hay quản lý cũ của bạn để xác nhận về các kỹ năng cứng, năng lực chuyên môn của bạn. Với các kỹ năng mềm mà bạn phóng đại, chỉ cần vài phút phỏng vấn thì họ sẽ rất dễ “đọc vị” ra.

      Người phỏng vấn bạn là nhà quản lý, nhà nhân sự, là những vị trí thường xuyên tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người nên kinh nghiệm làm việc và phán đoán của họ rất tốt. Dựa vào thái độ của bạn, họ hoàn toàn có thể nhìn ra bạn là người chân thật hay giả dối.

      Trên đây là một số lưu ý về các kỹ năng ghi trong CV mà các ứng viên nên cân nhắc khi hoàn thiện CV. Một CV hoàn hảo, một sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn và dễ dàng dành được công việc trong mơ. Chúc bạn thành công!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng trong CV – viết gì để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn?

      06/02/2020

      CV đôi khi chỉ ngắn gọn trong 1 trang giấy. Vậy viết gì trong phần mục kỹ năng để nhà tuyển dụng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      9 kỹ năng mềm giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...