Kỹ năng giảng bài hay: Bí quyết từ những phương pháp dạy hiệu quả trên thế giới | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng giảng bài hay: Bí quyết từ những phương pháp dạy hiệu quả trên thế giới

      Kỹ năng giảng bài hay: Bí quyết từ những phương pháp dạy hiệu quả trên thế giới

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Đổi mới giảng dạy, tập trung năng lực người học là xu hướng chung của giáo dục hiện đại. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng giảng bài hay và bắt nhịp xu thế hiện đại thì đừng bỏ qua bài viết này!

      Các phương pháp giảng dạy được giới thiệu trong bài có rất nhiều sự khác biệt so với những cách dạy học truyền thống. Trong đó, sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người dạy và người học thay đổi. Cụ thể, người học không còn thụ động tiếp thu mà chuyển sang chủ động nghiên cứu, học hỏi, làm việc theo nhóm hoặc độc lập.

      Những phương pháp giảng dạy này có thể giúp bạn rút ra những kỹ năng giảng bài hay, khuyến khích người học chủ động tự nghiên cứu, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi người.

      Dạy theo dự án (Project Based Learning)

      Đây là mô hình giảng dạy lấy người học làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp học viên nghiên cứu về một chủ đề chứ không đơn thuần chỉ trả lời những câu hỏi của giáo viên. Phương pháp này yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn người học cộng tác với nhau. Người học phải chủ động tự đặt câu hỏi đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ và giải pháp để giải quyết vấn đề.

      Bạn có thể sử dụng phương pháp này để thay đổi môi trường học của học viên từ chỗ nghe giảng sang tự nghiên cứu và tư duy. Phương pháp này có thể giúp học viên tổng hợp kiến thức từ rất nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để giải quyết vấn đề. Khi gặp những vấn đề khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn phương pháp này để người học tự đánh giá, khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học.

      Người dạy có thể hướng dẫn người học tự nghiên cứu bằng cách làm việc nhóm (Nguồn: eschoolnews)

      Người dạy có thể hướng dẫn người học tự nghiên cứu bằng cách làm việc nhóm (Nguồn: eschoolnews)

      Với phương pháp này, giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, tạo cơ hội để người học phát huy hết khả năng sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần làm việc nhóm. Bạn có thể tích lũy thêm kỹ năng giảng bài hay từ cách thực hiện phương pháp này như sau:

      • Tìm ra những thế mạnh hay vấn đề phù hợp với học viên.

      • Áp dụng các kiến thức trong thực tế.

      • Xây dựng các chủ đề nhỏ.

      • Cho học viên cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học tập, tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề.

      • Khuyến khích sự hợp tác giữa các cá nhân bằng cách lập ra nhóm học tập.

      • Khuyến khích người học trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án để rèn luyện sự chuyên nghiệp.

      Người học làm trung tâm của giáo dục (Learner – Centered)

      Phương pháp giảng dạy này đặt học viên vào vị trí trung tâm của giáo dục. Đặc trưng của phương pháp là người học sẽ hoàn toàn tự quyết định việc học, học cái gì, học như thế nào và khi nào cần sự hỗ trợ của giáo viên. Trong phương pháp này, người dạy cần giúp học sinh tạo sự tự tin và trách nhiệm đối với bản thân. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người học phát huy tính tự chủ, sáng tạo.

      Học sinh làm trung tâm của lớp học (Nguồn: teachervision)

      Học sinh làm trung tâm của lớp học (Nguồn: teachervision)

      Với phương pháp này, người dạy cần khuyến khích sự tham gia nhiệt tình, chủ động của học sinh. Đồng thời, bạn cần tạo điều kiện để người học có cơ hội trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. Để làm được điều này, người dạy có thể tập trung vào một số yếu tố sau đây:

      • Bối cảnh học tập: Việc học chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bao gồm văn hoá, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy. Người dạy đóng vai trò tương tác chính giữa học viên và môi trường học. Bạn có thể lồng ghép những yếu tố về văn hóa trong bài giảng tạo ra tác động mang tính giáo dục để định hướng tư duy của người học.

      • Các yếu tố khuyến khích việc học: Bài giảng của giáo viên cần tạo nhiều cơ hội tương tác và tiếp xúc với người khác như làm việc nhóm để nâng cao tạo sự thích thú trong việc học. Ngoài ra, bạn có thể tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa có áp dụng kiến thức chuyên môn để tạo ra các mối tương tác xã hội, khuyến khích tư duy linh hoạt của mỗi người.

      Qua quá trình hợp tác và tiếp xúc với giáo viên, bạn bè… người học sẽ có cơ hội tiếp thu nhận thức, tư duy phản biện từ đó phát triển trình độ hiểu biết của bản thân.

      Giáo viên cần biết cách tạo sự chủ động và khuyến khích người học tư duy (Nguồn: cybercamps)

      Giáo viên cần biết cách tạo sự chủ động và khuyến khích người học tư duy (Nguồn: cybercamps)

      Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming)

      Tác giả của phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là Alex Faickney Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn. Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm học sinh, sinh viên. Bạn có thể tiếp thu kỹ năng giảng bài hay cho bản thân từ một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp này như sau:

      • Tôn trọng mọi ý tưởng của học sinh: Khi các ý tưởng được đưa ra, bạn không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.

      • Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.

      • Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?

      • Quan tâm các ý tưởng: Các ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là những điều hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy bạn cần có phương pháp để người học rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo. Khi nghĩ ra càng nhiều ý tưởng, giải pháp thì người học càng có nhiều sự lựa chọn tốt nhất.

      Giáo viên cần có những kỹ năng giảng bài hay để tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng tư duy và sáng tạo. Hy vọng các phương pháp giảng dạy trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tích lũy thêm kinh nghiệm giảng bài của mình.

      Thường Lạc (Tổng hợp)

      Nguồn ảnh cover: colegioapoio


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng giải quyết xung đột – chìa khóa để bạn thành công trong đời sống và công việc

      06/02/2020

      Bạn không thể tránh được những tranh chấp và bất đồng ý kiến với người khác trong cuộc sống hằng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      6 bí kíp hay ho giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

      06/02/2020

      Liệu bạn có đang gặp vấn đề khi kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân xung quanh? ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...