Kỹ năng MC thuyết trình: Bí quyết làm chủ ngôn ngữ cơ thể | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng MC thuyết trình: Bí quyết làm chủ ngôn ngữ cơ thể

      Kỹ năng MC thuyết trình: Bí quyết làm chủ ngôn ngữ cơ thể

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Ngôn ngữ cơ thể được xem là một trong những kỹ năng MC thuyết trình quan trọng. Theo đó, những cử chỉ, điệu bộ dưới đây sẽ giúp thể hiện phong thái tự tin, tăng sức thuyết phục trong lời nói.

      Nắm bắt được ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của chúng, bạn có thể “nhìn thấu” được người khác và ngược lại, bạn có thể tận dụng ngôn ngữ cơ thể để tăng trọng lượng cho lời nói của mình. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những kỹ năng MC thuyết trình hữu ích để cải thiện khả năng nói trước đám đông thì đây sẽ là bài viết bổ ích cho bạn.

      Hành động 'giữ bóng': Thể hiện ưu thế, quyền chỉ huy

      Trong thuyết trình, đôi khi bạn sẽ nhận được những câu hỏi bất ngờ, nằm ngoài dự kiến. Với cương vị là một MC thì việc bạn bối rối, không thể đưa ra nhận định đúng – sai về câu hỏi sẽ khiến thính giả nghi ngờ toàn bộ về những gì bạn thuyết trình trước đó. Lúc này, hãy sử dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc để tránh thể hiện sự bối rối trên gương mặt và lặp lại câu hỏi đã nhận được để “câu giờ”.

      Để trả lời câu hỏi, bạn nên xem xét nó thuộc chủ đề nào, nếu là chủ đề bạn đã đề cập trong phần thuyết trình thì nên nhắc lại nội dung đó. Khi đưa ra lời giải thích hãy thêm vào cử chỉ giống như bạn đang giữ trái banh bóng rổ giữa hai tay. Đây là dấu hiệu của sự tự tin và kiểm soát, như thể bạn đang nắm giữ sự thật trong tay bạn. Chính cử chỉ này sẽ giúp lời nói của bạn có sức nặng hơn, và dù lời giải thích có thể không là câu trả lời chính xác cho câu hỏi nhưng khi kết hợp với cử chỉ giữ bóng thì nó sẽ đủ để “đánh lừa” người đặt câu hỏi. Steve Jobs cũng thường dùng cử chỉ này trong các bài diễn văn của ông nhữ một kỹ năng MC thuyết trình quan trọng.

      Những bài diễn thuyết đầy tự tin của Steve Jobs

      Phong thái diễn thuyết đầy tự tin của Steve Jobs (Nguồn: mojicalaura)

      Bàn tay kim tự tháp: Thư giãn, tự tin

      Khi mọi người hồi hộp, bàn tay của họ thường động đậy rất nhiều, với nhiều người tinh ý, họ sẽ biết rằng bạn không tự tin với phần chuẩn bị của mình. Nhiều người biết kỹ năng MC thuyết trình thường hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh. Nhưng đôi khi điều đó là không đủ để khiến trái tim bạn bớt đập nhanh vì lo lắng. Có một cách khác để thể hiện sự tự tin, thư giãn là cài hai tay vào nhau theo kiểu hình kim tự tháp.

      Nhiều nhà quản trị sử dụng cử chỉ này khi đứng trước một buổi họp quan trọng. Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng cử chỉ này, vì khi sử dụng nó quá nhiều nhưng lời nói của bạn lại không thể hiện điều tương tự thì có nghĩa bạn đang tự 'tố cáo' bản thân. Hoặc nếu song hành với cử chỉ là vẻ mặt kiêu ngạo, độc đoán thì không nên. Tốt nhất là bạn kết hợp cử chỉ này cùng tư thế nhắm mắt hoặc vẻ mặt tập trung để thể hiện suy nghĩ nghiêm túc của bản thân về vấn đề.

      Cử chỉ đan tay hình kim tự tháp thể hiện sự tự tin của người nói

      Cử chỉ đan tay hình kim tự tháp thể hiện sự tự tin của người nói (Nguồn: goodmenproject)

      Thế đứng rộng: Tự tin, tự chủ

      Trong kỹ năng giao tiếp thì dáng đứng cũng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Với nam giới, khi bạn có dáng đứng vững vàng, hai bàn chân cách nhau rộng bằng vai thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng bạn tự tin kiểm soát tình hình. Nếu bạn là nữ giới, kỹ năng MC thuyết trình này thể hiện ở tư thế đứng một chân trụ vững, mũi chân còn lại hướng ra ngoài. Tư thế nữ quyền này là lời khẳng định mạnh mẽ về sự tự tin của người nói.

      Đi lại xung quanh có thể kết nối khán giả của bạn, nhưng khi trả lời thắc mắc thì bạn nên hạn chế hành động này. Bởi điều đó sẽ khiến thính giả mất tập trung hoặc cảm giác bạn đang bồn chồn, không tự tin về chính câu trả lời. Người có kỹ năng MC thuyết trình cần phải đánh giá được hoàn cảnh thực tế để lựa chọn ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

      Tư thế đứng trong thuyết trình mang nhiều ý nghĩa

      Tư thế đứng trong thuyết trình mang nhiều ý nghĩa (Nguồn: fabrikbrands)

      Lòng bàn tay ngửa lên: Trung thực, cởi mở

      Ý nghĩa của cử chỉ này là bày tỏ sự cởi mở và trung thực. Oprah Winfrey là một diễn giả giỏi và thường xuyên sử dụng “lòng bàn tay ngửa lên”. Hình tượng bà hướng đến là một hình ảnh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng cũng sẵn sàng kết nối một cách chân thành với những người mà mình đang trò chuyện. Và những cử chỉ này giúp bà thể hiện rằng bản thân không có điều gì để che dấu và khuyến khích người nói chuyện cùng tâm sự những câu chuyện, bí mật của họ.

      Kỹ năng MC thuyết trình này phù hợp với những lĩnh vực về xã hội, có tính nhân văn. Bạn sẽ dễ dàng chiếm được sự đồng cảm của người nghe nếu “chăm chỉ” sử dụng cử chỉ này.

      Cử chỉ thương hiệu của bà hoàng truyền hình Mỹ

      Cử chỉ thương hiệu của "bà hoàng" truyền hình Mỹ (Nguồn: parade)

      Lòng bàn tay úp xuống: Mạnh mẽ, quyết đoán

      Lòng bàn tay ngửa lên mang ý nghĩa tích cực, nhưng không có nghĩa là hành động ngực lại – úp lòng bàn tay – lại mang nghĩa tiêu cực. Chuyển động bàn tay úp xuống cũng được xem là một cử chỉ tích cực, biểu hiện sức mạnh, quyền lực và sự quyết đoán. Cựu Tổng thống Barack Obama rất hay sử dụng cử chỉ này để làm đám đông bình tĩnh lại sau một lời nói khuấy động.

      Kết hợp cử chỉ này với động tác gạt tay ra hai bên có nghĩa là bạn phủ định mạnh mẽ một vấn đề nào đó. Là MC thuyết trình cho một dự án, sản phẩm hay dịch vụ, bạn có thể sử dụng cách này để bác bỏ thông tin sai lệch về sản phẩm mà mình đang đề cập. Tất nhiên, sau đó bạn cần phải có lời giải thích phù hợp để củng cố hành động của mình.

      Cựu Tổng thống Barack Obama trong bài diễn văn của mình

      Cựu Tổng thống Barack Obama trong một bài diễn văn của mình (Nguồn: seekingalpha)

      Lần tới khi bạn thuyết trình, hãy thử ghi hình và xem lại video không cần tiếng, chỉ nhìn ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn đã đứng như thế nào và cử chỉ ra sao, bạn đã sử dụng những cử chỉ vừa đề cập chưa? Nếu chưa, hãy nghĩ cách để thực hành vào lần sau trước khán giả hoặc thậm chí là trong lúc nói chuyện với sếp hay một khách hàng lớn. Khi chưa đủ tự tin, hãy thực hành trước gương, sau đó là với bạn bè, cho tới khi họ cảm thấy những cử chỉ của bạn đã đủ tự nhiên.

      Song song đó, bạn vẫn cần đến sự chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng trước khi tham gia thuyết trình. Hi vọng Edu2Review sẽ luôn được bạn lựa chọn sát cánh cho những kỹ năng mềm cũng như kỹ năng MC thuyết trình hữu ích như trên. Đừng bỏ lỡ nhé!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      7 sai lầm cần tránh để không mất điểm kỹ năng nói trước đám đông

      06/02/2020

      Đứng trước đám đông nói chuyện, chắc chắn bạn không muốn mắc phải sai lầm nào. Dưới đây là những ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 3 kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất

      06/02/2020

      Trang bị và áp dụng các kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất dưới đây, sẽ giúp các bạn vượt qua năm ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...