Ký túc xá Đại học Kinh tế Luật có gì đặc biệt? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Ký túc xá Đại học Kinh tế Luật có gì đặc biệt?

      Ký túc xá Đại học Kinh tế Luật có gì đặc biệt?

      Cập nhật lúc 10/03/2020 11:09
      Các tân sinh viên năm 2018 sẽ được sắp xếp chỗ ở tại ký túc xá Đại học Kinh tế Luật thuộc khuôn viên Làng Đại học Thủ Đức. Đây là khu ký túc xá lớn nhất cả nước, đáp ứng trên 60.000 chỗ ở.

      Danh sách

      Bài viết

      Ký túc xá là môi trường tuyệt vời để tân sinh viên kết thêm bạn mới (Nguồn: Kenh14)

      Kí túc xá Đại học Kinh tế Luật được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và nhiều dịch vụ tiện ích như: trạm y tế chăm sóc sức khỏe, khu thể thao, khu dịch vụ công cộng và bến xe buýt phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và đi lại. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia những hoạt động bổ ích cho các câu lạc bộ, đội nhóm tại ký túc xá tổ chức.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      1. Diện tích khu ký túc xá

      Khu ký túc xá nằm ở ranh giới giữa TP HCM và tỉnh Bình Dương, được thành lập từ năm 2000 với nhiệm vụ chính chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên và công tác sinh viên ngoại trú.

      Sau 18 năm, ký túc xá cùng Ban quản trị đã nhận được sự tin tưởng của sinh viên, phụ huynh và xã hội, được các bạn xem như ngôi nhà thứ hai của mình. Diện tích của khu ký túc xá gần 42 ha, được chia làm ba khu:

      - Khu A: 24 nhà 05 tầng, sức chứa 12.000 sinh viên

      - Khu A mở rộng: 06 nhà 12 tầng, sức chứa 10.000 sinh viên

      - Khu B: 19 nhà 12 đến 16 tầng: sức chứa 40.000 sinh viên

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Kinh tế Luật

      Ký túc xá Đại học Kinh tế Luật thuộc khuôn viên Làng Đại học (Nguồn: UEL)

      >>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây

      2. Các bước đăng ký ở ký túc xá

      1. Quy định bố trí nơi ở với sinh viên

      a. Ký túc xá khu A:

      - Sinh viên năm thứ nhất các trường thuộc ĐHQG-HCM (trừ SV ĐH Kinh tế - Luật); toàn bộ sinh viên năm thứ 2,3,4 trường Đại học Quốc tế và Khoa Y.

      b. Ký túc xá khu A mở rộng:

      - Sinh viên trường ĐH Bách Khoa.

      c. Ký túc xá khu B:

      - Toàn bộ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Luật ĐHQG – HCM có nhu cầu nội trú tại KTX (sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 4);

      - Sinh viên năm thứ 2,3,4 thuộc các trường thành viên ĐHQG-HCM;

      - Sinh viên các trường không thuộc ĐHQG – HCM (có giấy giới thiệu của phòng CTSV trường).

      2. Các bước đăng Kí ở ký túc xá

      Bước 1: Nộp bản sao giấy báo nhập học (không cần công chứng), giấy CMND/Thẻ căn cước (không cần công chứng), biên lai đóng tiền học phí (không có cũng được) để nhận thẻ ký túc xá; chụp hình và nhận thông tin phòng ở;

      Bước 2: Sinh viên khai hồ sơ ở ký túc xá trực tuyến;

      Bước 3: Sinh viên đến Phòng Kế hoạch – Tài chính tại tầng trệt nhà A1 (khu A) và A1– A2 (khu B) để nộp các khoản lệ phí;

      Bước 4: Sinh viên đến gặp Trưởng nhà để làm thủ tục nhận phòng.

      *Sẽ có các anh chị tình nguyện viên giúp đỡ các bạn.

      3. Thời gian đăng kí: đầu tháng 9.

      >> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM

      Sinh viên Đại học Kinh tế Luật TP HCM sẽ ở khu B ký túc xá (Nguồn: dantri)

      2. Phương thức sắp xếp tại các phòng ở

      Sinh viên các trường: Đại học Kinh tế Luật, ĐHBK, ĐHQT, Khoa Y: xếp theo trường (Theo sự thống nhất giữa KTX và BGH các trường);

      Sinh viên các trường: ĐHKHTN, ĐHKHXH & NV, ĐHCNTT KTX xếp ở chung nhằm tạo điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau;

      Ký túc xá tạo điều kiện và xếp ở chung phòng đối với những sinh viên có nguyện vọng ở chung và hạn chế việc xáo trộn về chỗ ở để sinh viên yên tâm sinh hoạt và học tập.

      - Sinh viên ĐHQG – HCM xem danh sách ở ký túc xá tại: ktx.vnuhcm.edu.vn.

      - Đối với sinh viên thuộc các trường ngoài ĐHQG-HCM, KTX tiếp nhận danh sách sinh viên đăng ký ở tại khu B và sẽ có thông báo cụ thể về việc tiếp nhận vào đầu tháng 9/2014.

      - Trong trường hợp một số tòa nhà bàn giao cho ký túc xá chậm tiến độ, KTX sẽ điều chỉnh phương án này và thông báo trên website ktx.vnuhcm.edu.vn.

      - Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Công tác sinh viên Ký túc xá ĐHQG – HCM, Điện thoại: 08.37242265 (khu A) và 08.22402840 (khu B).

      Các thầy cô ở ký túc xá luôn kịp thời thăm hỏi và động viên sinh viên (Nguồn: UEL)

      Ký túc xá có nhiều loại phòng cho SV lựa chọn. Phòng 8 người ở có giá 130.000 đồng/tháng; 6 người ở có giá 175.000 đồng/tháng; 4 người ở có giá 320.000 đồng/tháng. Tổng chi phí mỗi tháng SV phải đóng gồm tiền nhà, điện, nước, Internet là khoảng 300.000 – 500.000 đồng/tháng.

      Với mong muốn ký túc xá không chỉ là nơi ở mà là môi trường rèn luyện của sinh viên, ký túc xá đã cố gắng phát huy tối đa tính tự giác, tính sáng tạo của sinh viên song song với việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và địa phương trong việc nâng cao ý thức của sinh viên.

      Mỗi tháng sinh viên phải đóng từ 300.000 500.000 VNĐ để ở ký túc xá (Nguồn: Đại học Quốc gia TP.HCM)

      4. Mách nhỏ về cuộc sống tại ký túc xá

      Kí túc xá dành cho các trường thuộc Đại học Quốc gia, nhà gần hay xa đều ở được. Sinh viên trường ngoài muốn đăng ký ở đây phải có giấy giới thiệu của Trường và đa số chỉ được ở khu B. Các bạn muốn ở chung với bạn bè, nên đi cùng lúc với nhau sẽ dễ dàng hơn. Đăng ký xong có thể ở ngay.

      Kí túc xá bao gồm Khu A và Khu B. Năm nhất thường được xếp ở khu A hoặc A mở rộng. Khu A đã cũ, A mở rộng và B mới hơn. Khu A dễ đi đến trường nhất, A mở rộng phải đi bộ khá xa (khoảng cây số).

      Ở khu A bạn có thể đi bộ đến trường hoặc đón xe buýt số 8 và 19 (trạm cuối là trường mình). Khu B là 53 (dừng ngay cổng), 33 hay 99 (trạm CNTT đi bộ băng qua).

      Ký túc xá dành cho tất cả các bạn sinh viên của trường (Nguồn: UEL)

      Các bạn không cần đem nhiều vật dụng theo quá, vì ở KTX có bán sẵn. Các bạn có thể sắm:

      - Chung: Xô, gáo, thau, bàn chải, chổi, lau nhà, thùng rác, bao đựng rác, ky hốt rác, ấm siêu tốc, tô, đũa, muỗng, kệ đựng giày dép, chén dĩa...

      - Riêng: Mùng (phòng muỗi thì ít, ba khoang thì nhiều), mền, gối, chiếu, quạt nhỏ, bàn học nhỏ, đèn học, móc áo quần, móc treo tường, ổ điện và dây điện (rất cần)... Bạn nào nằm giường dưới nên dán giấy báo để chống bụi...

      Có các loại phòng: 4-6-8 người, tùy bạn đăng ký. Các phòng có 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh, 2 tủ quần áo, 2 cái bàn lớn, 2 đến 4 cái ghế, 2 – 4 giường đôi.

      Phòng dịch vụ ở khu A là A13 và A16. Tầm 23h sẽ bị bảo vệ đuổi lên nếu lang thang ngoài đường. Về trễ không sao vì bảo vệ trực 24/24, tuy nhiên có thể bị ghi tên và viết kiểm điểm.

      Khu A của ký túc xá Đại học Kinh tế Luật (Nguồn: Zing)

      Edu2Review hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sinh viên sẽ có thêm thông tin bổ ích để lựa chọn một môi trường ở và học tập hiệu quả. Chúc các bạn có những tháng ngày sinh viên tươi đẹp!

      Kim Ngân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Kinh tế - Luật đã để lại những ấn tượng gì trong sinh viên?

      10/03/2020

      Đại học Kinh tế - Luật thực sự có hào nhoáng như những gì mọi người biết về nó?

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Học phí Trường Đại học Kinh tế – Luật 2022 - 2023 là bao nhiêu?

      11/06/2022

      Bạn thắc mắc học phí Trường Đại học Kinh tế – Luật 2022 - 2023 là bao nhiêu? Cùng Edu2Review khám ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...