Liệu sinh viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn có khó xin việc? | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Liệu sinh viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn có khó xin việc?

      Liệu sinh viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn có khó xin việc?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn có điểm chuẩn đầu vào khá cao so với nhiều trường đại học khác. Tuy nhiên, liệu sau bốn năm học tập, sinh viên của trường có được các nhà tuyển dụng chào đón?

      Danh sách

      Bài viết

      Tân cử nhân trường Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá rất cao ( Nguồn: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)


      Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, năm 2015, 15.3% thí sinh đăng ký dự thi lịch sử. Điều này cho thấy khối ngành khoa học xã hội sẽ ngày càng khó tuyển sinh. Một số chuyên gia cho rằng, cạnh tranh nghề nghiệp ở khối này khá lớn. Liệu điều này có ảnh hưởng đến các tân cử nhân của trường Khoa học Xã hội và Nhân văn?

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      1. Thu hẹp dần ngành khoa học xã hội và nhân văn

      Liên tiếp những năm qua, số học sinh thi vào các ngành khoa học xã hội ngày càng ít đi, quy mô đào tạo các ngành Văn học, Lịch sử, Triết học cũng thu hẹp dần.

      Trước băn khoăn của nhiều học sinh cho rằng học ngành xã hội và nhân văn lạc hậu, lương thấp, thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: Thực tế, có sinh viên ngành Đông phương học đã hưởng lương 7 triệu đồng một tháng từ năm thứ ba tại công ty nước ngoài. Ra trường, cử nhân ngành này có thể nhận lương từ 17 đến 30 triệu đồng.

      "Tuy nhiên, giờ làm và thời gian đi lại từ 6h sáng đến 21h. Như vậy, đây cũng được gọi là lương cao dù bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thời gian của tuổi thanh xuân", ông Hải nói.

      >> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM

      Ông Đinh Việt Hải, phó trưởng phòng Đào tạo, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (Nguồn: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

      Vị Phó trưởng phòng Đào tạo cũng cho hay một số ngành như Tâm lý học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được trả lương theo tổ chức doanh nghiệp, tùy từng nơi khác nhau.

      Một số ngành như Lịch sử, Triết học, Chính trị học chủ yếu làm việc trong cơ quan Nhà nước. Học sinh nên nhờ những người trong nghề tư vấn về chế độ và thu nhập.

      Bên cạnh đó, học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng. Vì vậy, thị trường lao động cạnh tranh lớn, bởi không chỉ có những người học và làm cùng ngành nghề với mình, mà mở rộng thêm ngành nghề khác.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM

      Thị trường lao động hiện tại đang có sự cạnh tranh rất lớn (Nguồn: kenh14)

      2. Dự đoán Tâm lý học “lên ngôi”

      Cũng theo ý kiến của thạc sĩ Đinh Việt Hải, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31/12/2015, lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ thu hút người lao động từ khu vực các nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Bởi vậy, ngành này sẽ có nhiều cạnh tranh hơn.

      Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành, nhà quản lý, hoạch định những chính sách phát triển du lịch Việt Nam, hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Nhiều chuyên gia nhận định rằng, Tâm lý học sẽ trở thành một ngành nghề hấp dẫn trong tương lai.

      Tâm lý học được dự đoán là ngành “hot” trong tương lai (Nguồn: vietnamnet)

      Sinh viên sẽ được học về Tâm lý học Quản trị Kinh doanh (hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhân sự, thị trường lao động, tâm lý), hay Tâm lý học lâm sàng.

      Trong xã hội công nghiệp, con người bận rộn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng cũng phải đối mặt những hiện tượng tâm lý khác. Vì thế, nhu cầu về lĩnh vực này có thể tăng.

      Bên cạnh đó, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học trị liệu sẽ được đẩy mạnh khi Bộ GD&ĐT đang dự thảo đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường phổ thông, sẽ mở rộng tuyển những người sẽ được đào tạo về ngành này.

      TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia tư vấn (Học viện Thanh thiếu niên) cũng cho rằng sắp tới, mỗi trường đều phải có cán bộ chăm sóc tâm lý cho học sinh. Đây là cơ sở để nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học tiếp tục tăng.

      Nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học tiếp tục tăng (Nguồn: Unsplash)

      3. Có nhất thiết phải vào nhà nước?

      TS Phạm Mạnh Hà cho rằng biên chế đang ngày càng được cắt giảm, vì vậy, học sinh nên bỏ tư duy phải vào cơ quan nhà nước cho yên ổn.

      Ông Hà dẫn thông tin theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương phải tinh giản tối thiểu 10%, có nơi 20% cán bộ công chức, viên chức từ năm 2015 tới 2021. Vì vậy, việc tuyển bổ sung nhân sự mới rất ít, học sinh hãy thận trọng khi nghĩ đến việc lựa chọn công việc vào nhà nước.

      “Những học sinh có gia đình, người quen làm cùng lĩnh vực thuộc cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cơ hội hơn”, TS Hà nêu quan điểm.

      Thạc sĩ Ngô Xuân Hiếu, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Hà Nội gửi thông điệp: “Những học sinh luôn trăn trở mình không phải con ông cháu cha, không có nhiều tiền thì không vào nhà nước. Các em đừng nghĩ đến điều đó, hãy nghĩ đến đam mê của mình để lựa chọn ngành nghề phù hợp”.

      Tân cử nhân nên suy nghĩ kỹ trước khi thi tuyển vào nhà nước (Nguồn: vnexpress)

      Edu2Review hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm một nguồn thông tin bổ ích để đưa ra quyết định cho tương lai. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tri thức. Đừng quên truy cập Edu2Review để có được những thông tin về giáo dục chính xác và chất lượng nhất nhé.

      Kim Ngân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Thần dân “nữ nhi quốc” Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói gì về trường?

      06/02/2020

      Bạn là tân sinh viên của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn? Cùng xem các “tiền bối” nhận xét ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Học ở đâu tốt?

      Khoa Lịch Sử có thật sự "cũ" và "nhạt"?

      06/02/2020

      Nhắc đến Lịch sử, hẳn nhiều người sẽ liệt kê trong đầu những gạch đầu dòng ngày tháng năm phức ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Học phí trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thế nào?

      08/06/2022

      Ước mơ của bạn là được học tại ngôi trường có tiếng này, nhưng bạn còn băn khoăn không biết học ...