Ngành Công nghệ ô tô tại Việt Nam: Đường nghề có bền? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Ngành Công nghệ ô tô tại Việt Nam: Đường nghề có bền?

      Ngành Công nghệ ô tô tại Việt Nam: Đường nghề có bền?

      Cập nhật lúc 17/07/2020 10:40
      Màn ra mắt ấn tượng của Vinfast mở ra nhiều cơ hội cho ngành Công nghệ ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù có những thành công nhất định, ngành công nghiệp này vẫn ẩn chứa nhiều thách thức?

      Ngành Công nghệ ô tô là một ngành đào tạo còn nhiều mới mẻ, chưa nhận được sự chú ý của nhiều bạn trẻ bởi tiềm năng nghề nghiệp không cao. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng học ngành này tại Việt Nam chỉ có thể làm... thợ sửa ô tô. Nhưng sự xuất hiện của các hãng xe nội địa đã tạo cơ hội phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và dần dần thay đổi cái nhìn về ngành học này.

      BẢNG XẾP HẠNG
      CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

      Hiểu đúng về ngành Công nghệ ô tô

      Ngành Công nghệ ô tô có tên gọi chính xác là ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô hay ngành Kỹ thuật ô tô. Đây là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy... Ngành học này đào tạo các kiến thức chuyên về lĩnh vực khai thác và dịch vụ kỹ thuật ô tô như: điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô... Trái với định kiến của nhiều người về tiềm năng phát triển, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá rất cao do tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp, dịch vụ.

      Các môn học chuyên ngành đặc trưng của ngành công nghệ ô tô mà sinh viên được học như: động cơ đốt trong, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, tính toán ô tô, công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, quản lý dịch vụ ô tô…

      Một chiếc ô tô có hàng trăm ngàn chi tiết máy được lắp ráp và khớp nối với nhau để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình chế tạo một chiếc ôtô phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi tính chính xác cao. Khi tham gia vào quá trình này, công việc bạn phải thực hiện có thể rất khó khăn, áp lực nhưng khi một chiếc ô tô được tạo ra và vận hành thì chắc chắn bạn sẽ rất hãnh diện vì đã góp phần trong quá trình tạo ra nó.

      Ngành Công nghệ ô tô thuộc khối ngành kỹ thuật lắp ráp
      Ngành Công nghệ ô tô thuộc khối ngành kỹ thuật lắp ráp (Nguồn: autodaily)

      Triển vọng lớn của ngành Công nghệ ô tô

      Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã phát triển công nghiệp ôtô từ năm 1960 trong khi đến năm 1991, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới ra đời. Do xuất phát muộn hơn so với các nước trong khu vực đến 30 năm, nền công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trên con đường phát triển.

      Trước đây, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ gói gọn trong hoạt động lắp ráp và phân phối các hãng xe nước ngoài. Nhưng hiện nay hoạt động sản xuất lắp ráp trong nước đã được mở rộng, cùng với đó là sự ra đời của các hãng xe nội địa mà đi đầu là Vinfast đã mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

      Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển và hệ thống hạ tầng giao thông đang được nâng cấp dần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao cũng được xem là một yếu tố giúp ngành công nghiệp ô tô phát triển. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân còn thấp khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng của các nhà phân phối và sản xuất ô tô.

      Thị trường Việt Nam đầy tiềm năng trong mắt các nhà sản xuất xe hơi
      Thị trường Việt Nam đầy tiềm năng trong mắt các nhà sản xuất xe hơi (Nguồn: vietnammoi)

      Khi nhu cầu sử dụng ô tô tăng lên, việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nhu cầu nghiên cứu, cải tiến công nghệ và ra mắt dòng sản phẩm mới đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

      Do đó, sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi ra trường có thể có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí như: kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và dây chuyền lắp ráp ô tô... Địa điểm làm việc là tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, nhà máy lắp ráp ô tô hay làm việc tại các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ô tô. Bạn cũng có thể trở thành kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô, nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô và ngành phụ trợ hoặc giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học…

      Thông tin tuyển sinh của ngành Công nghệ ô tô

      Là một ngành kỹ thuật lắp ráp, các tổ hợp bô môn xét tuyển ngành Công nghệ ô tô chủ yếu là các tổ hợp của khối tự nhiên, cụ thể:

      • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
      • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
      • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
      • C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)
      • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
      • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
      • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

      Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ ô tô (một số trường là ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô), bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

      Miền Bắc

      Miền Trung

      Miền Nam

      - Đại học Bách khoa Hà Nội

      - Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

      - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

      - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

      - Đại học Công nghiệp Hà Nội

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

      - Đại học Sao Đỏ

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

      - Đại học Công nghiệp Việt Hung

      - Đại học Lâm nghiệp

      - Đại học Thành Đô

      - Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

      - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học thái Nguyên

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

      - Đại Học Vinh

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật - - Đại học Đà Nẵng

      - Đại học Nha Trang

      - Đại học Đông Á

      - Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM

      - Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH

      - Đại học Công nghiệp TP.HCM

      - Đại học Nông lâm TP.HCM

      - Đại học Văn Lang

      - Đại học Dân lập Lạc Hồng

      - Đại học Nguyễn Tất Thành

      - Đại học Công nghệ Đồng Nai

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

      - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

      - Đại học Công nghệ Đồng Nai

      - Đại học Lạc Hồng

      - Đại học Nam Cần Thơ

      Hy vọng với những thông tin tổng quan trên đây, bài viết đã giúp bạn phần nào hình dung cụ thể hơn về ngành Công nghệ ô tô và triển vọng nghề nghiệp của ngành. Chúc bạn sớm tìm được một ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: autocar


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có dịch vụ hành chính tốt nhất TP. HCM

      06/02/2020

      Không mấy bất ngờ khi các trường đại học tư liên tục thống trị vị trí đầu bảng xếp hạng trường ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...