Nghe tên đã lâu nhưng bạn đã hiểu rõ kỹ năng mềm là gì hay chưa? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Nghe tên đã lâu nhưng bạn đã hiểu rõ kỹ năng mềm là gì hay chưa?

      Nghe tên đã lâu nhưng bạn đã hiểu rõ kỹ năng mềm là gì hay chưa?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Tìm kiếm kết quả cho câu hỏi: kỹ năng mềm là gì, hẳn bạn sẽ nhận được vô số định nghĩa khác nhau nhưng bạn đã thực sự hiểu về những định nghĩa đó và biết rõ bản chất của kỹ năng mềm?

      Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về kỹ năng mềm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy kỹ năng mềm là gì, kỹ năng mềm bao gồm những yếu tố nào và chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống... Trong bài viết này, Edu2Review sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc trên.

      Định nghĩa về kỹ năng mềm

      Đây là định nghĩa phổ biến về kỹ năng mềm mà bạn sẽ dễ dàng tìm được: Kỹ năng mềm là khả năng hòa nhập, hành vi ứng xử áp dụng được áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Và đa số chúng ta sẽ phản ứng thế này: rút cuộc cũng chẳng hiểu gì cả.

      Để tìm hiểu về kỹ năng cần thiết này, chúng ta hãy cùng phân tích hai thành tố tạo nên chúng, chính là “kỹ năng” và “mềm”.

      • Kỹ năng: Là việc vận dụng kiến thức để thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ năng hình thành khi bạn đã có kiến thức nền nhất định. Có nghĩa kỹ năng là việc bạn học kiến thức lý thuyết và đem áp dụng vào thực tiễn.
      • Mềm: Chỉ tính chất mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt, tinh tế để giải quyết thấu đáo và hiệu quả công việc.

      Từ đó, ta có thể hiểu kỹ năng mềm là việc vận dụng kiến thức đã có một cách linh hoạt, mềm dẻo để giải quyết những tình huống cụ thể theo hướng tích cực, hiệu quả hơn. Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng, kiến thức phải tốt thì mới có để vận dụng, không phải cứ “dẻo miệng” sẽ được gọi là kỹ năng mềm. Bạn phải có kiến thức tốt thì mới có kỹ năng mềm tốt.

      Kiến thức vững vàng là nền tảng để phát triển kỹ năng mềm
      Kiến thức vững vàng là nền tảng để phát triển kỹ năng mềm (Nguồn: riskadvisorteam)

      Kỹ năng mềm được chia làm 2 nhóm chính:

      • Nhóm Kỹ năng đối nội/ kỹ năng cá nhân: Kỹ năng lắng nghe, tự học, đặt mục tiêu, tổ chức, quản trị bản thân, lập kế hoạch….
      • Nhóm Kỹ năng đối ngoại: Kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, ứng xử, làm việc nhóm, tạo lập mối quan hệ, tổ chức, lãnh đạo, đàm phán, giao tiếp, thuyết phục……

      Phân biệt các loại kỹ năng

      Cùng với kỹ năng mềm, bạn hẳn đã nghe tới các kỹ năng cứng, kỹ năng sống. Những khái niệm này đôi khi khiến bạn phải phân vân và nhầm lẫn.

      • Kỹ năng cứng hiểu đơn giản là những kiến thức mà bạn được đào tạo trên ghế giảng đường hay những kiến thức xã hội mà bạn học được qua sách báo, tivi, truyền thông. Kiến thức cứng có tính phổ cập, có nghĩa là ai cũng có thể học được và thành thạo nó. Nhiều người gọi kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn hay kiến thức nghề.
      • Kỹ năng sống: Đây là kỹ năng dễ gây nhầm lẫn với kỹ năng mềm nhất. Ban đầu, kỹ năng sống được hiểu là các kỹ năng, kiến thức giúp con người tồn tại trong cuộc sống. Theo hiểu cách này, kỹ năng sống bao gồm cả kỹ năng cứng và mềm. Tuy nhiên sau đó, hay kỹ năng đặc thù này có nhiều điểm khác biệt và tách dần thành hai kỹ năng độc lập với kỹ năng cứng.

      Kỹ năng sống hiện nay được hiểu là khả năng thích nghi một cách tích cực với hoàn cảnh, thử thách mới. Kỹ năng sống có xu hướng tập trung vào sự sáng tạo và khả năng thích nghi với cái mới nhiều hơn là linh hoạt xử lý tình huống.

      • Kỹ năng công cụ hay còn gọi là kỹ năng bổ trợ. Đây là khái niệm tương đối mới, được tách ra từ khái niệm kỹ năng cứng, nhằm phân biệt giữa nghề và phần kiến thức bổ trợ cho nghề. Ví dụ như một nhân viên marketing ngoài kiến thức nghề còn cần có thêm kỹ năng công cụ như ngoại ngữ, khả năng đàn hát, MC...

      Nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm kỹ năng mềm, kỹ năng sống
      Nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm kỹ năng mềm, kỹ năng sống (Nguồn: matongvietnam)

      Vai trò của kỹ năng mềm

      Không cần hiểu rõ kỹ năng mềm là gì nhưng nhiều người cũng có thể mường tượng được vai trò to lớn của nó trong cuộc sống. Kỹ năng mềm tốt sẽ giúp bạn có khả năng chia sẻ, xử lý tình huống tốt. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá trị của bạn tạo ra lớn hơn rất nhiều khi bạn chỉ có kiến thức cứng. Bởi khi bạn hiểu và nắm vững được nhiều kiến thức nhưng không thể chia sẻ hay làm mọi người thấy được những giá trị đó thì bạn sẽ không được công nhận.

      Kỹ năng mềm ngày càng có một vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và công việc thường ngày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm người lọt top người giàu có nhất trên thế giới đều là những người có chỉ số EQ cao. Có nghiên cứu còn chỉ ra rằng kỹ năng mềm chiếm tới 75 – 80% khả năng thành công của một người.

      Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người
      Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người (Nguồn: nguyenmaihuong)

      Thực trạng hiện nay của lao động Việt

      Do đặc điểm về văn hoá và phương pháp nuôi dạy, nguồn nhân lực tại Việt Nam được đánh giá là rất yếu về kỹ năng mềm. Thông thường, các chương trình đào tạo chính quy thường tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng cứng hay kỹ năng công cụ thay vì rèn luyện kỹ năng mềm. Chính vì điều này, học sinh – sinh viên Việt Nam thường có thành tích tốt trên ghế nhà trường nhưng lại không thực sự tạo ra được nhiều thành tựu lớn trong công việc.

      Có một sự thật khá “ngược đời”, sau khi tốt nghiệp nhóm thành công nhất thường rơi vào nhóm có lực học trung bình. Nhóm có lực học tốt thường là những nhân lực chăm chỉ và phục tùng mệnh lệnh. Đối với nhóm trung bình, tuy kiến thức không chuyên sâu nhưng có thể cải thiện được và họ thường mạnh hơn về kỹ năng mềm, biết cách tận dụng các kỹ năng xã hội để thành công.

      Do đó, để trở nên nổi bật và dễ dàng gặt hái thành công hơn, bạn cần chủ động rèn luyện các nhóm kỹ năng mềm thông qua hoạt động câu lạc bộ hay các khóa học tại trung tâm kỹ năng mềm. Tuy nhiên nếu bạn vẫn ở độ tuổi học sinh – sinh viên thì cần cân đối giữa việc tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng mềm. Bởi ở độ tuổi này, việc học vẫn là một tiêu chí đánh giá quan trọng.

      Có lẽ khi đã đọc tới phần cuối này, bạn hẳn đều đồng ý với Edu2Review về vai trò của kỹ năng mềm. Nhưng quan trong hơn, điều bạn cần làm chính là đánh giá được khả năng của bản thân và nỗ lực rèn luyện kỹ năng quan trọng này mỗi ngày để tiến gần hơn tới thành công. Và Edu2Review sẽ đồng hành cùng bạn qua những bài viết thú vị tới đây. Vì thế, đừng quên ghé thăm Edu2Review mỗi ngày bạn nhé!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: classicrecruitment


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      9 kỹ năng mềm giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 bí kíp thần thánh giúp bạn có được kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp trước đám đông

      06/02/2020

      Bạn muốn truyền tải thông điệp thật cuốn hút trước đám đông? Edu2Review sẽ mang đến 5 mẹo quan ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...