Nghề tiếp viên hàng không: Liệu lương cao nhưng việc có nhẹ? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Nghề tiếp viên hàng không: Liệu lương cao nhưng việc có nhẹ?

      Nghề tiếp viên hàng không: Liệu lương cao nhưng việc có nhẹ?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Năm 2010, hãng hàng không Delta đăng tuyển 1.000 tiếp viên hàng không nhưng lại nhận được đến 100.000 hồ sơ! Điều gì khiến nghề tiếp viên hàng không hot đến thế? Phải chăng đây là công việc trong mơ?

      Mỗi khi đến mùa tuyển dụng, hãng hàng không Vietnam Airlines lại nhận được hàng ngàn hồ sơ của các thí sinh mong muốn thực hiện “ước mơ chạm đến bầu trời”. Được đi du lịch miễn phí, công việc nhẹ nhàng lương cao là những gì mọi người truyền tai nhau về nghề tiếp viên hàng không.

      Liệu bản chất của công việc này có thật sự dễ dàng? Cùng theo chân Edu2Review giải mã sự thật nhé!

      bảng xếp hạng
      trường đại học tốt nhất việt nam

      Nghề tiếp viên hàng không: Tại sao là ngành "hot"?

      Nhiều người hay nhầm tưởng tiếp viên hàng không là những nhân viên phục vụ nhu cầu hành khách. Thật ra đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm!

      Tiếp viên hàng không thực chất là trợ lý cơ trưởng, theo dõi sát sao tình hình trong khoang để phi hành đoàn có thể ứng phó kịp thời nếu có bất trắc xảy ra.

      Thông thường, mức lương của tiếp viên hàng không dao động trong khoảng 10 – 20 triệu VNĐ/ tháng. So với khối lượng công việc cơ bản của nghề tiếp viên hàng không chúng ta thường thấy như soát vé, hướng dẫn giữ an toàn khi bay, phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí của hành khách, mức lương trên được xem là khá hậu hĩnh. Đây chính là nguyên nhân chính khiến nghề tiếp viên hàng không chưa bao giờ hết "hot".

      Tiếp viên hàng không trở thành ngành hot hứa hẹn mức thu nhập đáng kể (Nguồn: namseo)Tiếp viên hàng không trở thành ngành "hot" hứa hẹn mức thu nhập đáng kể (Nguồn: namseo)

      Bên cạnh đó, tiếp viên hàng không luôn xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp, tươi tắn và chỉn chu, khiến mọi người cho rằng đây là công việc vô cùng nhàn hạ. Làm nghề tiếp viên hàng không, các bạn còn được chu du khắp chân trời góc bể... một cách miễn phí! Đối với các bạn trẻ yêu khám phá, thích bay nhảy thì cơ hội trên thật khó có thể bỏ qua.

      Nghề tiếp viên hàng không và những chuyện ít người thấu

      Những lợi ích to lớn kể trên mà nghề tiếp viên hàng không mang đến thật ra chưa là gì so với các “nỗi khổ thầm kín” ít được tiết lộ. Vốn dĩ là ngành "hot" không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, tiếp viên hàng không cũng có những khó khăn lớn trong công việc.

      Nếu bạn đang nuôi mộng trở thành tiếp viên hàng không, đảm bảo rằng bạn đã rõ những điều dưới đây:

      • Mức độ cạnh tranh cao kèm theo các yêu cầu tuyển dụng gắt gao

      Để giành được một vị trí trong các hãng hàng không chẳng hề dễ dàng. Như đã đề cập phía trên, hãng Delta chỉ đăng tuyển 1.000 tiếp viên nhưng lại có đến 100.000 thí sinh ứng tuyển. Con số này được cho là cao hơn cả tỷ lệ chọi vào trường Đại học Harvard lừng lẫy tiếng tăm.

      Mặc dù số lượng thí sinh ứng tuyển cao, các hãng hàng không vẫn khó tìm được ứng viên phù hợp. Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn cần có ngoại hình ổn, giỏi ngoại ngữ, sức khỏe tốt, phong thái phù hợp với nghề và một số kỹ năng quan trọng khác như giải quyết tình huống, sơ – cấp cứu...Các tiếp viên hàng không phải trải qua những đợt tuyển chọn vô cùng gắt gao (Nguồn: zing)Các tiếp viên hàng không phải trải qua những đợt tuyển chọn vô cùng gắt gao (Nguồn: zing)

      • Tính chất nguy hiểm của nghề nghiệp

      Không may, nghề tiếp viên hàng không được liệt kê vào danh sách những công việc nguy hiểm. Nhưng như chúng ta đã biết, mỗi khi các vụ tai nạn hàng không xảy ra, cơ hội sống sót của phi hành đoàn và các hành khách không cao. Bên cạnh đó, sự an toàn của một chuyến bay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, sự cố kỹ thuật...

      • Áp lực công việc cao

      Trái với những gì mọi người thường nghĩ, nghề tiếp viên hàng không có áp lực công việc khá cao. Các tiếp viên hàng không luôn phải cố gắng đem đến dịch vụ tốt nhất cho hành khách, kể cả những người khó tính nhất.

      Trong một chuyến bay, tiếp viên hàng không còn thực hiện cả việc dọn vệ sinh, sơ cứu khi sức khỏe hành khách có vấn đề, xử lý các tình huống khẩn cấp và bất ngờ…

      Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với những áp lực không tên mang tính đặc thù của ngành như bị gò bó trong những chuyến bay liên tục, không có nhiều thời gian cho gia đình hay bản thân, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng bởi sự thay đổi áp suất, múi giờ, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, tuổi thọ nghề ngắn kèm theo quy luật đào thải khắc nghiệt...

      Các tiếp viên hàng không phải đối mặt với vô số thử thách (Nguồn: vemaybay)Các tiếp viên hàng không phải đối mặt với vô số thử thách (Nguồn: vemaybay)

      Trên đây là những góc khuất của nghề tiếp viên hàng không mà có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ. Dẫu là ngành "hot" với thu nhập cao, bao nhiêu bạn dám đảm bảo mình có thể can đảm vượt qua tất thảy những khó khăn trên?

      Muốn làm tiếp viên hàng không, học ngành gì?

      Nếu vẫn hừng hực đam mê cho nghề tiếp viên hàng không, ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc: “Để làm tiếp viên hàng không học ngành gì?”. Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến những ngành của Học viện Hàng không. Tuy nhiên, không may thay, câu trả lời là hiện nay chưa có ngành nào chuyên đào tạo tiếp viên hàng không ở nước ta cả!

      Tại Việt Nam, để ứng tuyển vị trí tiếp viên hàng không, bạn chỉ cần tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt và vốn ngoại ngữ ổn. Do đó, với tấm bằng đại học của bất kỳ chuyên ngành nào, bạn vẫn có thể thực hiện ước mơ trở thành tiếp viên hàng không.

      Công việc hằng ngày của một tiếp viên hàng không như thế nào? (Nguồn: YouTube – Vietnam Airlines)

      Đối với tiếp viên trên các chuyến bay quốc tế, ngoài tiếng Anh, họ còn cần phải thông thạo một ngôn ngữ khác như: Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Đức, Tây Ban Nha... tùy theo tính chất mỗi chuyến bay.

      Đọc đến đây, nhiều bạn có lẽ sẽ không còn gán mác “việc nhẹ lương cao” cho nghề tiếp viên hàng không. Edu2Review hi vọng những thông tin trên đây bổ ích đối với quá trình định hướng nghề nghiệp nhằm chinh phục “ước mơ chạm đến bầu trời” của bạn. Mỗi nghề nghiệp đều có khó khăn, thử thách riêng, dẫu gian nan thế nào, hãy luôn theo đuổi điều mình thích nhé!

      Thanh Thảo (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      Bật mí 2 trung tâm dạy tiếng Anh cho người đi làm tiếp viên hàng không

      06/02/2020

      Hiện nay, chứng chỉ TOEIC với số điểm 400+ là yêu cầu tối thiểu nếu bạn muốn làm ngành hàng ...

      Học ở đâu tốt?

      BẤT NGỜ trước 30 công việc LƯƠNG CAO không cần bằng cấp

      09/03/2020

      Không học đại học có kiếm được việc làm không? Công việc nào lương cao mà không cần bằng cấp? Hãy ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...