Thông tin về ngành Thương mại điện tử Đại học Kinh tế – Luật
Không dẫn đầu về xu thế, nhưng trường Đại học Kinh tế – Luật đang đón đầu rất tốt những thay đổi trong thời đại 4.0. Những năm gần đây, Đại học Kinh tế – Luật đã mở ra những khoa ngành HOT về cơ hội việc làm nhất nhì, cứu nguy cho tình hình “bí bách” nguồn nhân lực trong thị trường lao động Việt Nam.
Điển hình trong đó trường đã mở ra Khoa Hệ thống thông tin quản lý bao gồm ngành Thương mại điện tử. Tuy nhiên, để biết được thực chất ngành Thương mại điện tử Đại học Kinh – Luật sẽ dạy gì, sinh viên tốt nghiệp liệu có được đảm bảo về cơ hội việc làm sau này, hãy cùng Edu2Review tìm hiểu ngay nhé!
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
"Bí bách" nguồn nhân lực
Theo dữ liệu của CB Insights đã chứng minh, Việt Nam là ngôi sao đang vươn mình mạnh mẽ trong nền kinh tế trực tuyến có giá trị 200 tỷ USD. Đồng thời, báo cáo của Google đã chỉ ra Việt Nam chính là thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất.
Tuy nhiên, theo trang VECOM cho biết Kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là nhu cầu lớn nhất đối với các doanh nghiệp, 46% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Năm 2016 có 29% doanh nghiệp gặp khó khăn thì sang năm 2017 đã có tới 31% doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng.
Với sự đối lập về tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng và sức trỗi dậy mạnh mẽ của nội tại ngành này, ngành Thương mại điện tử (TMĐT) Đại học Kinh tế – Luật chính là lời giải phù hợp nhất cho bài toán “bí bách” này.
Sự bùng nổ nhu cầu nhân lực ngành HTTTQL và TMĐT (Nguồn: Dantri)
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử Đại học Kinh tế – Luật cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan đến thương mại điện tử (bao gồm các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm khách hàng online, kỹ năng tư duy, hoạch định chiến lược…).
Tổng thời lượng đào tạo là 4 năm, bao gồm 130 tín chỉ. Ngoài ra, ngành Thương mại điện tử Đại học Kinh tế – Luật còn được chia thành 2 hệ đào tạo riêng biệt là hệ đại trà và chất lượng cao.
Đặc biệt, mức học phí của chương trình chất lượng cao thường rơi vào mức như sau:
- Lớp chất lượng cao: 22 triệu đồng cho năm đầu tiên, mỗi năm tăng khoảng 10%
- Lớp chất lượng cao bằng tiếng Anh: 39 triệu đồng/năm
>> Sinh viên đáng giá thế nào về trường Đại học Kinh tế – Luật?
Bản tin FNBC về chương trình giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế – Luật (Nguồn: YouTube)
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi ra trường, sinh viên Đại học Kinh tế - Luật ngành Thương mại điện tử có thể công tác tại 3 loại hình doanh nghiệp:
- Các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử;
- Các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng thương mại điện tử;
- Các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoặc ứng dụng thương mại điện tử;
Nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; - Sinh viên tự khởi nghiệp và kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.
Không gian giảng đường với bày trí hiện đại
"Nhân đôi" cơ hội việc làm
Mặt khác, trong cùng Khoa trực thuộc, Đại học Kinh tế – Luật còn phát triển thêm ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTQL) với số lượng môn học giống với ngành TMĐT là 60-70%. Do đó, bản thân sinh viên Đại học Kinh tế – Luật còn có cơ hội "nhân đôi" cơ hội việc làm khi học một trong hai ngành.
Bật mí thêm, ngành HTTQL hiện cũng là một trong những ngành khan khiếm nhân lực chất lượng nhất ở Việt Nam hiện nay, như số liệu trong báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực thuộc lĩnh vực CNTT nói chung vào năm 2020, số nhân lực thiếu hụt lên tới trên 500.000 người.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo ngành HTTQL cũng có những khác biệt nhất định, đòi hỏi sinh viên phải theo đuổi thêm một số tín chỉ hay kỹ năng khác.
Về bản chất khi so với ngành TMĐT, ngành HTTQL hướng về các giải pháp quản trị bên trong doanh nghiệp như: Hệ thống ERP, Hệ thống phần mềm kế toán, Hệ thống quản lý sản xuất, Chuỗi cung ứng, Quản lý nhân sự, Quản lý kho, Quản lý bán hàng, Mua hàng,…
>> Top các trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM
Đại học Kinh tế – Luật là trường đầu tiên có phòng mô phỏng thị trường tài chính
Có nên lựa chọn Đại học Kinh tế – Luật?
* Ưu điểm ngành Thương mại điện tử Đại học Kinh tế – Luật:
- Trường là đơn vị tiên phong trong khối trường Đại học Quốc gia mở ngành TMĐT
- Chương trình TMĐT tại trường được thiết kế theo chuẩn CDIO – khuôn khổ giáo dục các trường đại học khối ngành kỹ thuật trên toàn thế giới.
- Sinh viên có cơ hội tham gia nghiên cứu tại phòng Lab thông minh với nhiều trang thiết bị hiện đại.
- Sinh viên có nhiều cơ hội thực tập, tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế với các doanh nghiệp đối tác của trường.
- Sinh viên có nhiều cơ hội nhận được sự tài trợ và học bổng của các tổ chức doanh nghiệp.
Khu vực Hệ thống SAP Business Suite hiện đại tại Đại học Kinh tế – Luật
Kết luận
Bên cạnh Đại học Kinh tế Luật (ĐHQG TPHCM), TPHCM còn có một số trường khác như Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF), Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)... cũng đào tạo chuyên ngành này. Vì thế, lựa chọn nhìn chung dành cho người học sẽ rất đa dạng.
Tuy nhiên, UEL chính là một lựa chọn rất đáng xem xét vì với định hướng xây dựng TMĐT trở thành ngành thế mạnh trong thời gian tới, Đại học Kinh tế – Luật đã đang và không ngừng đầu tư, phát triển chương trình đào tạo của ngành này.
Nhìn chung, bản chất ngành TMĐT không có quá nhiều đặc thù hay yêu cầu về năng khiếu, nhưng sẽ đòi hỏi bạn tố chất khác như sự mong muốn học hỏi, khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh trực tuyến, có đam mê và yêu thích công nghệ của bản thân người học. Vì vậy đừng ngần ngại khi bản thân đã xác định được những tố chất tương ứng của bản thân nhé!
Trần Tuyền (Tổng hợp)
Nguồn hình ảnh: Đại học Kinh tế – Luật