Những cặp sinh đôi của bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji làm người học đau đầu | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những cặp sinh đôi của bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji làm người học đau đầu

      Những cặp sinh đôi của bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji làm người học đau đầu

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji ít nhiều làm người học mệt mỏi với sự giống nhau của các từ, nhưng biết cách phân biệt những chữ này sẽ giúp cho quá trình học được thuận lợi hơn.

      Trong ba loại chữ Nhật là Hiragana, Katakana và Kanji thì gần như bất cứ ai cũng phải “rên trời” khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji. Mặc dù Kanji rất hữu dụng trong việc khắc phục hiện tượng đồng âm khác nghĩa và rút ngắn độ dài câu, nhưng do cách viết được nhiều người nhận định là “chằng chịt” cùng với số lượng những từ phổ biến lên tới hơn 2000, Kanji luôn làm người học phải đau đầu.

      Không chỉ có số lượng từ khủng, Kanji còn làm người học khó chịu vì rất nhiều chữ có cách viết giống nhau, ngay cả trong tiếng Nhật cơ bản. Nhằm giúp người học vượt qua vấn đề về cách viết tiếng Nhật này, Edu2Review xin giới thiệu những cặp chữ Kanji gần giống nhau được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày.

      Xem ngay bảng xếp hạng
      Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất Việt Nam

      Những Kanji khác nhau bởi nét chữ

      • 人 (người) và 入 (đi vào): Đây là một trong những chữ có nét gần giống nhau nhất của tiếng Nhật cơ bản. Điểm khác biệt là 人 có nét dài đi từ trên xuống dưới bên trái, nét ngắn từ giữa hướng sang phải giống như cái chân chống. 入 thì ngược lại, nét ngắn viết từ giữa xuống bên trái trước và nét dài đi theo hướng trái sang phải.
      • 千 (ngàn) và 干 (khô ráo): 千 có nét ngang trên cùng đi nghiêng từ phải xuống bên trái. Còn 干 là nét thẳng viết theo hướng trái sang phải, rất dễ phân biệt. Bạn có thể tưởng tượng 干 giống như một trụ điện mới toanh, còn 千 thì giống cây ăng-ten cũ kĩ.
      • 石 (đá) và 右 (bên phải): Không giống như 石 có nét đầu đi ngang, nét thứ nhất của 右 là nét chéo hướng từ trên xuống dưới bên trái và sau đó là nét ngang cắt qua. Khi viết 2 chữ này, nếu độ dài của nét chéo không cắt đủ nét ngang thì rất có thể gây ra nhầm lẫn.
      • 毛 (lông) và 手 (tay): Điểm khác biệt có thể thấy rõ là 毛 bao gồm các nét ngang được viết hơi nghiêng và nét chân đi qua bên phải. Trong khi đó, các nét ngang của 手 thì thẳng và có nét phẩy nhẹ về bên trái ở chân.
      • 大 (to lớn) và 犬 (con chó): Cách viết tiếng Nhật giữa “con chó” và “to lớn” chỉ khác nhau một nét phẩy đã tạo ra sự khác biệt về nghĩa. Người học nên chú ý 2 từ này trong bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji vì chúng đều thuộc dạng cơ bản.
      • 王 (vua) và 玉 (ngọc): Người học có thể nhận ra rằng 2 từ này khác nhau chỉ bởi một nét phẩy. Trong văn viết và đọc, bạn nên cẩn thận để tránh hiểu sai nghĩa của chúng.
      • 牛 (con bò) và 午 (buổi trưa): Nét đứng của 牛 chạy qua nét ngang trên cùng là điểm phân biệt duy nhất giữa 2 từ này.

      Chỉ cần thiếu nét thôi thì một chữ đã biến thành từ khácChỉ cần thiếu nét thôi thì một chữ đã biến thành từ khác (Nguồn: wixmp)

      Những Kanji khác nhau bởi nét ngang

      • 土 (trái đất) và 士 (samurai, đàn ông, học bổng): 土 có nét ở giữa dài hơn và nét dưới cùng ngắn hơn, trong khi 士 thì ngược lại. Khi đọc và viết, bạn phải chú ý những chữ này vì chúng gần như tương tự, chỉ đổi độ dài của nét giữa và dưới cùng.
      • 未 (chưa) và 末 (cuối cùng): Giống như 2 từ phía trên, cặp chữ này cũng đổi độ dài của 2 nét giữa. 未 có nét dưới dài hơn và 末 thì nét trên dài hơn.
      • 日 (ngày) và 曰 (nói chuyện): Điểm khác biệt dễ nhìn thấy nhất của 2 từ này trong bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji là nét nối ở giữa của 曰 là đứt đoạn, còn 日 thì có nét nối liền.
      • 木 (cây cối) và 本 (nguồn gốc): Cách viết tiếng Nhật của 木 và 本 giống nhau đến 90%, chỉ trừ 本 có thêm một nét ngang ở phía dưới.
      • 白 (màu trắng) và 自 (kể từ): Có thể thấy điểm khác nhau duy nhất giữa 2 từ này là 自 chứa nhiều hơn một 1 nét ngang so với từ kia để tạo thành 3 ô.
      • 辛 (đau đớn, khó khăn, đồ cay) và 幸 (may mắn): 幸 có thêm một nét ngang ở phía trên và nét đứng cắt ngang hình chữ thập ngay đỉnh đầu. Còn 辛 thì chỉ có nét phẩy nhẹ từ trái sang phải.

      Người học cần chú ý viết các nét theo đúng thứ tựNgười học cần chú ý viết các nét theo đúng thứ tự (Nguồn: ytimg)

      Những Kanji có một phần giống nhau

      • 比 (tỉ lệ) và 北 (hướng Bắc): Hai chữ này có chung những nét bên phải, còn lại thì đối ngược nhau. 比 có nét hướng lên bên phải, còn 北 thì nét quay xuống dưới bên trái và có thêm nét chân chống.
      • 綱 (dây thừng) và 網 (cái lưới): 2 từ tiếng Nhật cơ bản này có phần bên trái giống nhau, chỉ trừ phần bên phải trong ô hình chữ nhật hơi khác một chút về nét viết.
      • 微 (nhỏ, nhẹ, vi mô) và 徴 (biểu thị, ký hiệu): Cách viết tiếng Nhật của 2 chữ này có một phần ngoài tương tự nhau, riêng từ bên trong là khác biệt. 徴 chứa một từ bên trong khá giống 王 (vua) của bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji.
      • 考 (cân nhắc) và 老 (người già): Cũng như một vài cặp khác, 2 từ này có phần trên giống nhau, trừ nét câu ở phía dưới. 老 có nét đuôi câu lên như lưỡi liềm, ở 考 thì nét đó câu xuống.
      • 拾 (đón) và 捨 (vứt bỏ): Một trong những cặp từ gần như tương tự nhau nhất của bảng chữ tiếng Nhật Kanji, chúng chỉ khác về nét chữ thập ở giữa của từ bên phải.
      • 知 (khôn ngoan, người tri thức) và 和 (hòa bình, tổng cộng): Để dễ phân biệt 2 chữ này, người học có thể nhớ là 和 tạo hình dáng như cái cây đứng kế lá cờ, còn 知 thì có mũ nghiêng. Tất cả tùy vào óc sáng tạo của bạn.

      Hy vọng cách phân biệt những cặp từ giống nhau trên đây sẽ giúp đỡ bạn trong việc đọc và viết Kanji hiệu quả hơn. Học Kanji vốn đã không dễ dàng, những cặp từ trên đây càng làm cho việc học thêm phần khó khăn. Tuy nhiên, việc học tiếng Nhật là một quá trình rèn luyện lâu dài, không phải ngày một ngày hai thì có thể thành thạo. Edu2Review xin chúc bạn nhiều may mắn và thành công trong hành trình chinh phục tiếng Nhật.

      Cao Cường (Tổng hợp)

      (Nguồn ảnh cover: Freepik)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Mất bao nhiêu thời gian để học tiếng Nhật thành thạo?

      06/02/2020

      Tiếng Nhật gồm có các cấp độ như sơ cấp, trung cấp, cao cấp, mỗi cấp độ bạn sẽ cần học một số ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Chọn Nhật Bản, chọn Nhật Ngữ Hajime Nippon (Kiến Minh)

      12/07/2022

      Nuôi dưỡng giấc mơ xuất ngoại và quyết tâm lựa chọn đích đến là xứ sở Mặt trời mọc, bạn cần thêm ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Góc giải đáp: Học tiếng Nhật tại Dũng Mori có tốt không?

      01/07/2022

      Tiên phong đào tạo tiếng Nhật theo hình thức Blended Learning cùng phương pháp hay và đội ngũ ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Top 10 trung tâm uy tín dạy tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu

      26/01/2021

      Tìm kiếm trung tâm uy tín, chất lượng để học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu là quyết ...