“Hãy học từ sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm” – Groucho Marx. Trên tinh thần “học từ sai lầm của người khác”, IMentor sẽ là cầu nối giúp cho những bạn trẻ đang lạc lối trên con đường định hướng nghề nghiệp tìm đến với những người sẵn sàng để giúp đỡ.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Từ câu chuyện thiếu định hướng thời phổ thông...
Định hướng nghề nghiệp có lẽ không phải là cụm từ xa lạ với các bạn học sinh THPT. Từ khi bước vào ngưỡng cửa cấp 3, các bạn được trải nghiệm rất nhiều buổi định hướng nghề nghiệp – tư vấn tuyển sinh, tham quan và tìm hiểu các ngành tại trường đại học... Nhưng suy nghĩ thường trực trong bạn là “chưa đến thời điểm phải lo những chuyện này”.
Khi kỳ thi THPT quốc gia mỗi năm đang liền kề, bạn băn khoăn và cảm thấy áp lực khi phải đưa ra các quyết định như: mình sẽ học ngành gì, làm nghề gì để thành công và hạnh phúc? Nếu bạn vội vàng khi quyết định sẽ dễ rơi vào những “cái bẫy” định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Bạn đã biết những sai lầm thường gặp trong định hướng nghề nghiệp? (Nguồn: studyinternational)
1. Chọn trường danh tiếng vì nghĩ rằng luôn chất lượng
Hướng giải quyết mà nhiều bạn lựa chọn là “đánh dấu” trước những ngôi trường danh giá nhất, rồi tìm ngành phù hợp điểm số của mình, với mong muốn một tấm bằng đại học ấn tượng sẽ là bệ phóng vững chắc cho tương lai nghề nghiệp sau này.
Nhưng các bạn chưa hiểu rằng mỗi trường đại học có những ngành mạnh yếu khác biệt, một ngôi trường danh tiếng lâu đời không đồng nghĩa với ngành nào trong đó cũng tốt như nhau, hay một ngôi trường vô danh cũng không thể chắc chắn chất lượng giảng dạy yếu kém.
Nếu lựa chọn tương lai chỉ vì danh tiếng của nhà trường mà thiếu đi lòng đam mê, nhiệt huyết với ngành học, việc “đứt gánh giữa đường” sẽ không phải là cái kết bất ngờ dành cho bạn.
2. Đưa ra lựa chọn nhưng không vì bản thân
Bàn về việc định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học của các em THPT, một sinh viên tâm sự: “Năm nay học sinh được thi trước, chọn trường sau. Hay quá, hồi mình học phải chọn trước rồi mới thi, nên không dám đăng ký trường “ngon”, sợ rớt “chỏng vó”, mà có dám trường cũng không cho vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng. Có bé đang ôn thi, nghe mình nói liền quay lại: Chọn trường trước khác gì chọn sau? Toàn là ba mẹ chọn, xu thế ngày nay ngành này ngành kia hot chọn chứ em có biết mình thích cái gì, mạnh cái gì đâu mà chọn?”.
Có lẽ đây là câu chuyện không của riêng ai, thấp thoáng trong câu nói đó là hình ảnh của rất nhiều học sinh lớp 12 đang bối rối trước ngưỡng cửa chọn ngành chọn nghề.
Bạn phải trả lời câu hỏi "tôi là ai" trước khi lựa chọn định hướng nghề nghiệp (Nguồn: vietnamnet)
Trong hoàn cảnh có nhiều yếu tố chi phối như quyết định của ba mẹ, ngành học của anh chị, trường đại học mà đa số bạn bè lựa chọn... nếu bạn không xác định được niềm yêu thích và năng khiếu của bản thân thì việc chọn sai ngành hay hướng đi không phù hợp cũng không có gì là bất ngờ.
Cách định hướng đúng là xác định sở trường, sở đoản, sở thích, sở “ghét” của bản thân, từ đó chọn ra ngành nghề mục tiêu và cuối cùng là tìm hiểu các trường đại học có ngành học phù hợp.
3. “Loạn” thông tin khi số lượng áp đảo chất lượng
Tuy nhiên, dù cho các bạn đã xác định được bản thân muốn gì thì việc thực hiện cũng không hề đơn giản chút nào. Trong thời đại 4.0, khi mà Google dường như đã trở thành giải pháp đầu tiên cho mọi vấn đề, cơn “khát” thông tin vẫn không hề giảm xuống, đặc biệt là những thông tin liên quan cụ thể đến ngành học và nghề nghiệp tương lai.
Nếu tìm hiểu trên website các trường đại học, bạn sẽ thấy thông tin tuyển sinh mang tính hành chính và khuôn mẫu, không giúp học sinh biết được trải nghiệm chi tiết khi theo học một ngành nhất định.
Thiếu thông tin vẫn là một điểm yếu trong việc định hướng nghề nghiệp (Nguồn: metrorekala)
Ngược lại, thông tin trên các trang web và mạng xã hội tuy nhiều, nhưng cũng không đủ cụ thể để học sinh hiểu được chính xác về ngành học, các môn học cụ thể, học trường này lợi thế ra sao so với trường khác, sau khi tốt nghiệp thì làm được gì...
Đặc biệt, học sinh các tỉnh sẽ không tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin như các bạn ở thành phố lớn, cũng như không có đủ điều kiện để trực tiếp tham quan trường và kết nối với các anh chị cựu sinh viên.
... đến cái kết hoang mang sau tốt nghiệp
Băn khoăn không phải là “đặc quyền” của học sinh cuối cấp, mà sinh viên mới tốt nghiệp cũng có nhiều trăn trở về tương lai, đặc biệt nếu bạn ở trong tình trạng không được định hướng nghề nghiệp đúng đắn ngay từ đầu.
Nhiều sinh viên không hiểu rõ ngành học trang bị cho mình những năng lực gì cụ thể, cũng như không biết được lợi thế của bản thân khi cạnh tranh trong thị trường lao động, dẫn đến bị yếu thế khi ứng tuyển tìm việc làm.
Bên cạnh đó, sinh viên không có nhiều kinh nghiệm để biết được tương lai của các lựa chọn nghề nghiệp nên dễ rơi vào hoang mang, hay mắc phải những lầm tưởng dẫn đến hụt hẫng khi tiếp xúc với công việc thực tế.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp rất cần được định hướng nghề nghiệp (Nguồn: congstudio)
Lựa chọn IMentor, cho một thanh xuân không sai lầm
IMentor, Cộng đồng Kết nối và Tư vấn Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên, là một dự án do Edu2Review thực hiện, nhằm cung cấp thông tin giúp các bạn định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
IMentor sẽ đồng hành cùng bạn để vượt qua tất tần tật những cái bẫy định hướng nghề nghiệp nêu trên:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy về các ngành học cụ thể, cũng như trải nghiệm về môi trường học
- Tư vấn ngành học và hướng đi nghề nghiệp phù hợp trong rất nhiều lựa chọn trước mắt
- Chia sẻ từ những người có kinh nghiệm về con đường sự nghiệp, hiểu rõ các cơ hội và thách thức thực tế cho mỗi hướng đi
- Chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn của các nhà tuyển dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau
Cách thức hoạt động
- Bước 1: IMentor tìm kiếm các mentor đang là sinh viên hoặc cựu sinh viên của nhiều trường đại học/ cao đẳng, có kinh nghiệm trong công việc, phỏng vấn để test chất lượng và xây dựng profile chi tiết.
- Bước 2: IMentor gửi profile mentor cho các mentee (học sinh/ sinh viên) đăng ký tư vấn ngành học tương ứng để chọn mentor tư vấn cho mình.
- Bước 3: IMentor liên hệ mentor và mentee để sắp xếp lịch tư vấn phù hợp. Tuỳ thuộc nơi mentor và mentee đang sinh sống mà buổi tư vấn có thể diễn ra trực tiếp hoặc online.
- Bước 4: Sau khi được tư vấn, mentee có thể đánh giá chất lượng và review về mentor trên nền tảng của IMentor.
IMentor mở ra cơ hội định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho học sinh, sinh viên (Nguồn: pixels)
Dự án đã được triển khai từ giữa tháng 03/2019 và đang tiếp tục mở đơn đăng ký cho các bạn học sinh, sinh viên hoang mang trước những định hướng nghề nghiệp sắp tới: https://vn.edu2review.com/mentee/.
Nếu bạn hiện là sinh viên hoặc cựu sinh viên của các trường đại học/ cao đẳng, mong muốn lan tỏa sứ mệnh giúp học sinh, sinh viên chọn được ngành, nghề phù hợp, vui lòng điền vào đây: https://vn.edu2review.com/imentor/.
Đừng để thanh xuân trở thành một quyển sách mà bạn đã đọc quá vội vàng, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc mà không lo ngại lựa chọn sai lầm khi có IMentor là bạn đồng hành!
Yến Nhi