Thực trạng định hướng nghề nghiệp: Không chính kiến, chọn sai nghề và hậu quả khó lường | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Thực trạng định hướng nghề nghiệp: Không chính kiến, chọn sai nghề và hậu quả khó lường

      Thực trạng định hướng nghề nghiệp: Không chính kiến, chọn sai nghề và hậu quả khó lường

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Nhờ người khác quyết định hộ hoặc chọn nghề vì ai đó là một trong những thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh hiện nay, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

      Không thể phủ nhận, hướng nghiệp là bước đi quan trọng đầu tiên, giúp bạn nhanh chóng chạm tới thành công trong tương lai từ sự nghiệp cho đến cuộc sống đời thường. Thế nhưng việc chọn đúng ngành, học đúng trường tưởng dễ mà lại khó. Những thông tin về thực trạng định hướng nghề nghiệp được tổng hợp dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho nhận định nêu trên.

      * Bạn muốn tìm trường đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất Việt Nam!

      Chọn sai nghề vì thiếu đi chính kiến riêng

      Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh và định hướng nghề của các trường năm 2017, có đến 15 – 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai ngành. Có nhiều nguyên do khiến bạn lâm vào tình trạng trên như chưa hiểu rõ về mình, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai… Đặc biệt hơn, giới trẻ hiện lựa chọn nghề không phải cho bản thân mà chỉ vì người khác. Cụ thể là:

      • Chọn ngành nghề vì gia đình:

      Là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, nhiều ba mẹ Việt Nam thường bắt ép con đi theo kế hoạch và mong muốn của bản thân. Nếu định hướng chưa phù hợp, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ chuyển sang ngành nghề khác.

      Việc không có chính kiến và sự lựa chọn riêng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục phụ huynh để bản thân được thực hiện đúng nguyện vọng. Do đó, bạn cần phải làm chủ cuộc sống và biết chịu trách nhiệm cho những điều mình làm.

      Vì không có chính kiến, nhiều bạn trẻ ngày nay đang chịu sự áp đặt từ ba mẹ, dẫn đến hậu quả chọn sai ngành học (Nguồn: BeThongMinh)

      Vì không có chính kiến, nhiều bạn trẻ ngày nay đang chịu sự áp đặt từ ba mẹ, dẫn đến hậu quả chọn sai ngành học (Nguồn: BeThongMinh)

      • Chọn ngành nghề vì bạn bè

      Đây là một thực trạng định hướng nghề điển hình và phổ biến của nhiều học sinh THPT. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hẳn bạn có một vài bằng hữu chí cốt khó tách rời và mong muốn làm gì cũng có nhau. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc học sinh chọn ngành, chọn trường nào đó chỉ để được theo cùng bè bạn mà không quan tâm đến những khó khăn vấp phải trong quá trình học và tiếp cận cơ hội việc làm tương lai.

      • Chọn ngành nghề theo số đông

      Ở những năm trước đây, ngân hàng được biết đến là một trong các ngành “hot” với mức lương “khủng” nên có rất nhiều bạn chọn và đăng ký học. Hậu quả là thừa cử nhân, làm việc trái chuyên môn và thậm chí một số sinh viên nhận ra đây không phải công việc bản thân yêu thích để theo đuổi lâu dài.

      Vì thế, bạn đừng vội “cắm chốt” ngay một ngành nghề nào đó chỉ vì nhiều người chọn mà hãy cân nhắc kỹ càng những yếu tố như sở thích, tính cách, năng lực của bản thân, điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội…

      Chọn ngành học theo xu hướng hay phù hợp với bản thân? Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định (Nguồn: Tin tức giải trí)

      Chọn ngành học theo xu hướng hay phù hợp với bản thân? Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định (Nguồn: Tin tức giải trí)

      2 hậu quả tất yếu xảy ra khi chọn sai ngành

      Câu nói “chọn sai ngành học, chết nửa cuộc đời” thật sự không sai. Vì chúng ta phải tiêu tốn hơn 30 năm để học (những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế), nếm trải mùi vị thành bại trong công việc và đi đến đỉnh cao sự nghiệp. Do đó, định hướng nghề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một bước đi sai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như:

      • Lãng phí thời gian

      Một số bạn bỏ phí nhiều năm chỉ để học ngành mà ba mẹ, thầy cô mong muốn hoặc theo xu hướng hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng nhưng không sử dụng được. Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều khát khao quay trở lại thời điểm chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo.

      Trên thực tế, sẽ có một vài người bằng lòng chấp nhận số phận “thuyền đến đầu cầu ắt tự nhiên thẳng” mà tiếp tục lao theo công việc sai hướng đó. Ở diễn biến khác, nhiều bạn quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải hối hận nhiều trong tương lai.

      Lãng phí thời gian là một trong những hậu quả của việc chọn sai ngành. Do đó, hãy lên chiến lược định hướng nghề nghiệp phù hợp nhé! (Nguồn: Báo Lao Động)

      Lãng phí thời gian là một trong những hậu quả của việc chọn sai ngành. Do đó, hãy lên chiến lược định hướng nghề nghiệp phù hợp nhé! (Nguồn: Báo Lao Động)

      • Lãng phí chất xám

      Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 3 – 4 năm đào tạo tại trường, bạn phải tập trung toàn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức; ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc học phần cũng như thực tập và hoàn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng vào tủ” mà đi làm công nhân hoặc tài xế của những ứng dụng chạy xe công nghệ.

      Đừng để lãng phí chất xám chỉ vì những sai lầm không đáng có khi hướng nghiệp (Nguồn: dienlanhquangtr)

      Đừng để lãng phí chất xám chỉ vì những sai lầm không đáng có khi hướng nghiệp (Nguồn: dienlanhquangtr)

      Cần làm gì để chọn đúng nghề?

      Để tránh những hậu quả đáng tiếc trên, khi lựa chọn ngành nghề, học sinh cần lưu ý những điều sau:

      • Bạn nên nghiên cứu tin tức xét tuyển mới nhất thông qua cẩm nang tuyển sinh, một số kênh tham khảo uy tín để tìm hiểu ngành nghề và nội dung đào tạo của các trường.
      • Học sinh cần nắm bắt tình hình thị trường lao động hiện nay, xu hướng nghề nghiệp tương lai tại đất nước chữ S này. Sau đó, bạn hãy nghiên cứu thông tin về ngành mình chọn; đồng thời, so sánh với những công việc khác và dự đoán nhu cầu sử dụng nhân lực trong 3 – 4 năm tới. Để thực hiện được điều này, học sinh nên tham khảo ý kiến từ người thân, thầy cô hoặc chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.
      • Các bạn nên chọn ngành dựa theo ưu điểm nổi trội và tính cách của bản thân. Như vậy, người học mới thực sự có đủ năng lực và động cơ để vượt qua những khó khăn và tiếp tục theo đuổi đam mê, ước vọng.
      • Hãy cân nhắc học phí của các chương trình đào tạo để xác định chúng có thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình hay không. Ngoài ra, người học cũng nên tham khảo thông tin về cơ sở vật chất, hoạt động sinh viên, chất lượng giảng dạy... của trường để có thể chọn lựa cho mình một nơi trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng tốt nhất.

      Hãy ghi chú những bí quyết lựa chọn ngành nghề để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé! (Nguồn: xuongsanxuatsoda)

      Hãy ghi chú những bí quyết lựa chọn ngành nghề để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé! (Nguồn: xuongsanxuatsoda)

      Có thể thấy, việc chọn nghề cho bản thân là một trong các bước quan trọng đối với cuộc đời của mỗi chúng ta. Do đó, hãy luôn sáng suốt khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, từ ngành học, cơ sở đào tạo đến những điều cần làm trên ghế nhà trường.

      Ba mẹ, thầy cô sẽ là những người đồng hành, nhà tư vấn tuyệt vời, đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Tuy nhiên, học sinh cũng không nên quá phụ thuộc vào họ để rồi đánh mất đi chính kiến, suy nghĩ, sự chọn lựa của bản thân. Những thông tin về thực trạng định hướng nghề nghiệp có lẽ đã đủ giúp bạn nhận thức được điều trên. Edu2Review hy vọng người học sớm định cho mình hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất.

      Minh Thư (Theo KETNOIGIAODUC)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      Là chuyên gia trong top 7 những ngành nghề sau, bạn không lo thất nghiệp

      06/02/2020

      Chọn ngành, chọn nghề luôn là quyết định quan trọng của các bạn trẻ cho sự nghiệp tương lai của ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...