Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM sẽ tự chủ từ năm 2018 | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM sẽ tự chủ từ năm 2018

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Từ năm học 2018 - 2019, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ chính thức thực hiện lộ trình tự chủ đại học.

      Danh sách

      Bài viết

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hướng tới mục tiêu tự chủ (Nguồn: SHEC)

      Bà Ngô Thị Phương Lan, hiệu trường trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM cho biết trong năm học mới này, nhà trường sẽ chính thức thực hiện lộ trình tự chủ đại học.

      Chính phủ chỉ định hướng trong việc tự chủ Đại học, còn lại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ tự chọn hướng đi cho mình. Trường sẽ chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước chính sinh viên, nhờ vậy, trường có thể chủ động nâng cao chất lượng và thứ hạng cho trường nói riêng và cho giáo dục Việt Nam nói chung.

      Khi nắm quyền tự chủ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có thể tự ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối và thúc đẩy liên thông, liên kết giữa các đơn vị đào tạo.

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng sẽ sử dụng hiệu quả nguồn lực chung, tạo thêm giá trị gia tăng cho các hoạt động đào tạo của trường.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      1. Trường đại học tự chủ mọi mặt

      Sáng 6/9/2018, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Nhà trường đón cựu sinh viên tiêu biểu dự lễ, trong đó có ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước.

      Bà Ngô Thị Phương Lan cho biết Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP. HCM hiện vẫn thu học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ. Nguyên hiệu trưởng Võ Văn Sen từng nói, hàng năm, trường cần 270 tỷ đồng chi cho tất cả các hoạt động nhưng ngân sách nhà nước cấp bù chỉ khoảng 45 tỷ. Do vậy kinh phí chênh lệch này trong đó chỉ có khoản thu học phí là rất lớn.

      Phương án tự chủ từng phần, mà cụ thể là tự chủ ở những ngành có khả năng thu hút sinh viên đã được trường tính đến, tuy nhiên trường có những ngành đào tạo cơ bản thì không thể theo “kinh tế thị trường”.

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hướng đến môi trường tự chủ chuyên nghiệp (Nguồn: UEL)

      Có nhiều ngành đã miễn học phí cả bậc ĐH và sau đại học nhưng cũng chỉ có 3 – 5 người theo học. Vì vậy việc thực tự chủ đặt ra câu hỏi cho số phận của khoa học cơ bản do nghiên cứu để bán sản phẩm bù kinh phí đào tạo là không thể.

      Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo 100% gồm Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Bách Khoa và Khoa Y.

      Riêng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng với Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo phần lớn.

      Nhóm này tự chủ đối với các ngành đào tạo có khả năng tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo kinh phí hoạt động theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt đối với các ngành đào tạo khoa học cơ bản, cần cho sự phát triển.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM

      Tự chủ là xu hướng tất yếu của các trường đại học (Nguồn: Zing)

      2. Chiến lược phát triển và tầm nhìn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

      Trong những năm qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM đã ban hành và thực hiện thành công Chiến lược phát triển giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn 2020, Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến 2020.

      Việc thực hiện thành công hai chiến lược quan trọng này đã giúp Nhà trường phát triển bền vững cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nâng cao và khẳng định vị thế quan trọng của một trong hai trung tâm đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á.

      Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học; thực hiện phương hướng, nhiệm vụ Kế hoạch Chiến lược Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 với tầm nhìn “hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu Châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hoá và tri thức Việt Nam”.

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xây dựng và công bố Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030.

      >> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có tầm nhìn phát triển đến năm 2030 (Nguồn: AUM Việt Nam)

      3. Sứ mệnh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn hướng tới một một trường học thuật chuyên nghiệp, giúp sinh viên có được chất lượng đào tạo cao. Những tân cử nhân sau khi ra trường đều được đánh giá cao về thái độ cũng như năng lực làm việc.

      Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về khoa học xã hội và nhân văn.

      Trường có những đóng góp chiến lược cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Luôn là cơ sở đi đầu trong xây dựng môi trường đại học tự do học thuật về khoa học xã hội và nhân văn.

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có những đột phá chiến lược về phát triển nguồn lực, về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng môi trường văn hoá đại học. Trường luôn hướng tới môi trường giáo dục toàn diện, khai phóng và đa văn hóa.

      Sứ mệnh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vô cùng lớn (Nguồn: Kenh14)

      Edu2Review hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm thông tin mới nhất về những thay đổi mới nhất về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Đừng quên truy cập Edu2Review mỗi ngày để có thêm những thông tin mới và chính xác nhất về giáo dục nhé.

      Kim Ngân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Chương trình nào của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hấp dẫn bạn?

      06/02/2020

      Nếu không theo học chương trình đại trà thì sinh viên Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh có ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đi tìm học phí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 2022 - 2023

      23/04/2022

      Năm học 2022 với nhiều biến động, mức học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là bao ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh - lời khuyên dành cho "lính mới"

      06/02/2020

      Bạn là tân sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh? Vậy ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...