Là một cái tên nổi bật trong hệ thống các trường đại học khu vực phía Nam nhưng trường Đại học Tôn Đức Thắng vẫn chưa được đại đa số công chúng đánh giá cao như nhiều trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia HCM, Kinh tế Quốc dân... Việc Đại học Tôn Đức Thắng “vượt mặt” nhiều ngôi trường uy tín khác và góp mặt trong bảng xếp hạng của ARWU khiến không ít người bất ngờ.
BẢNG XẾP HẠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
Tìm hiểu về bảng xếp hạng ARWU
Academic Ranking of World Universities là bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), đánh giá chất lượng của các trường đại học trên thế giới. ARWU xây dựng 4 tiêu chí chính, bao gồm chất lượng giáo dục (10%), chất lượng giảng viên (40%), nghiên cứu khoa học (40%) và năng suất học thuật bình quân trên đầu người (10%).
ARWU cũng được giới giáo dục đại học đánh là một trong những hệ thống xếp hạng uy tín và khách quan trên thế giới. Bởi bảng xếp hạng này sử dụng thông tin tự thu thập chứ không căn cứ trên dữ liệu mà các đại học nộp.
Theo Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp, chuyên gia về xếp hạng đại học, bảng xếp hạng ARWU được coi là bảng xếp hạng khó nhất hiện nay trên thế giới. “Lọt vào top của THE hay QS là khó; thì lọt vào ARWU sẽ là rất khó. Vì phần lớn các tiêu chí của ARWU đều hướng về mục tiêu nghiên cứu; mà lại là nghiên cứu ở level cao” – tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp cho biết.
Đại học Tôn Đức Thắng sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học chất lượng (Nguồn: baothanhnien)
Năm 2019, ARWU dùng 4 nhóm chỉ số chính để đánh giá các trường đại học. Thứ nhất, sinh viên đạt giải thưởng Nobel và Fields. Thứ hai, đội ngũ giảng viên đạt giải Nobel, Fields, có bài báo khoa học nằm trong nhóm được trích dẫn nhiều. Thứ ba là bài báo trên tạp chí ISI. Thứ tư là trọng số dựa trên 3 tiêu chí đã nêu.
Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp nhận xét: “Có thể thấy, Đại học Tôn Đức Thắng của Việt Nam không đáp ứng hai chỉ số đầu. Nhưng trường “ăn điểm” ở nhóm chỉ số thứ 3, công bố bài báo khoa học”. cụ thể, đến tháng 04/2019, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có 3.172 công trình khoa học công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong đó, có 2.705 bài báo khoa học trên các tạp chí hàng đầu thế giới thuộc danh mục tạp chí ISI.
Với mức độ uy tín của bảng xếp hạng ARWU, trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng đã phần nào chứng minh được chất lượng của mình. Bên cạnh “thành tích khủng” về các nghiên cứu khoa học, Đại học Tôn Đức Thắng còn có rất nhiều điều ấn tượng khác.
Hình mẫu thành công của mô hình tự chủ tài chính
Nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường dân lập. Nhưng trên thực tế trường đã được công nhận là cơ sở đào tạo công lập tự chủ tài chính từ năm 2006. Tới năm 2016, Chính phủ mới chính thức thông qua nghị quyết về việc tự chủ tài chính cho một số trường Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Đại học Tài chính – Marketing... Có thể nói, trường Tôn Đức Thắng là cơ sở đào tạo đại học theo mô hình tự chủ tài chính đầu tiên tại nước ta.
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Đại học Tôn Đức Thắng là cơ sở đào tạo đại học theo mô hình tự chủ tài chính (Nguồn: wikipedia)
Hiện tổng quỹ đất của nhà trường là hơn 100ha với 6 cơ sở giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/ thành phố khu vực phía Nam. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở, trang bị dạy học nghiên cứu đều là vốn tự tích lũy trong quá trình hoạt động.
Tính đến cuối năm 2018, nhà trường đã tạo ra giá trị tổng tài sản đầu tư vào cơ sở vật chất mặt đất là hơn 2.200 tỷ đồng. Tốc độ xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở vật chất của nhà trường tăng đạt tăng 40%/ năm. Tốc độ tăng trưởng chung cả về lượng và chất của nhà trường là hơn 35% mỗi năm, tương đương tăng 600% trong vòng 10 năm từ 2008 – 2018.
Với những số liệu trên, rất nhiều chuyên gia về giáo dục đều công nhận trường Đại học Tôn Đức Thắng là một ví dụ thành công trong việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính.
Hệ thống cơ sở “vì sinh viên, cho sinh viên”
Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học công lập đầu tiên tại Việt Nam có cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy được xếp hạng quốc tế 5 sao theo bảng xếp hạng QS Stars (Anh Quốc). Trường hiện có các cơ sở đào tạo tại TP.HCM, TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), TP. Nha Trang (Khánh Hòa) và TP. Cà Mau (Cà Mau).
Tất cả các cơ sở của trường luôn được thiết kế hiện đại, tiện nghi, các phòng học có đầy đủ các phương tiện dạy học. Riêng trụ sở chính tại quận 7 còn có siêu thị mini, bến xe buýt, hệ thống các phòng học đa chức năng... Chính nhờ sự đầu tư của nhà trường, sinh viên tại đây không chỉ được học kiến thức mà còn có cơ hội tham gia các câu lạc bộ để rèn luyện kỹ năng mềm.
>> TOP6 Trường Đại Học Có Ký Túc Xá Hoành Tráng Nhất Việt Nam (Phần 1)
Trường tạo điều kiện để sinh viên hoàn thiện bản thân (Nguồn: baogiaoduc)
Cam kết tỷ lệ sinh viên có việc làm 100%
Giai đoạn gần đây, rất nhiều phương tiện truyền thông phản ánh về tỷ lệ thất nghiệp và làm trái ngành của nhiều cử nhân. Cam kết này của trường Đại học Tôn Đức Thắng cho thấy sự tự tin rất lớn vào chất lượng đào tạo của trường.
Chuẩn đầu ra của sinh viên nhà trường được công bố ngay từ khâu tuyển sinh, không thua kém bất cứ đại học lớn nào trên thế giới. Để tốt nghiệp tại đây, nhà trường yêu cầu sinh viên phải có kiến thức chuyên ngành phải đạt chuẩn quốc tế, trình độ tiếng Anh phải đạt tối thiểu IELTS 5.0, trình độ tin học văn phòng phải đạt khoảng 750/1000 điểm.
Đồng thời, sinh viên của trường còn cần có kỹ năng sống tốt, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng thực hành bơi lội liên tục 50m, chơi giỏi ít nhất 1 môn thể thao. Chính nhờ những yêu cầu đó và định hướng nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, trường Đại học Tôn Đức Thắng luôn đứng đầu về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Những thông tin thú vị trên có giúp ích cho quá trình lựa chọn và ra quyết định học tập của bạn? Để có những quyết định khác quan và phù hợp với bản thân, bạn hãy tìm hiểu và tham khảo thật nhiều đại học uy tín thông qua các bài viết từ Edu2Review nhé. Chúc bạn thành công!
Khuê Lâm (Tổng hợp)