Từ đề thi tham khảo năm 2019, bạn rút ra được gì để ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả? | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Từ đề thi tham khảo năm 2019, bạn rút ra được gì để ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang gần kề, chắcc hẳn bạn cũng đã tham khảo đề thi của vài năm trước để dự đoán đề và nội dung cần chuẩn bị. Vậy để đạt điểm cao, bạn đã biết cách ôn thi môn Ngữ văn chưa?

      Tâm lý chung của các bạn thí sinh khi chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT sẽ hơi bồn chồn, lo lắng với nhiều câu hỏi luôn hiện hữu trong đầu: không biết mình còn thiếu điều gì? Những người khác có học như mình không? Liệu học như vậy đã đủ thi chưa?

      Edu2Review sẽ giúp bạn đánh giá đề thi tham khảo năm 2019 từ Bộ GD&ĐT và tìm ra cách ôn thi môn Ngữ văn thật sự hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      So sánh đề thi năm 2018 và đề tham khảo năm 2019

      Mỗi năm, vào thời gian trước khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vài tháng, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi tham khảo tất cả các môn với mục đích giúp giáo viên nắm bắt được cách thức ra đề, cấu trúc đề thực tế. Từ đó, giáo viên sẽ tổ chức ôn luyện, chuẩn bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia kỳ thi với tâm thế tốt nhất.

      Với đề thi tham khảo mới nhất của môn Ngữ văn, cấu trúc đề thi được hầu hết giáo viên đánh giá là không có sự thay đổi nhiều so với đề thi THPT năm 2018. Tuy nhiên, để thí sinh nắm chắc đề và làm bài hiệu quả, nhiều giáo viên đã tham gia phân tích ma trận của đề thi tham khảo này. Từ đó, rút ra một số thay đổi cụ thể như sau:

      Thứ nhất, cấu trúc đề vẫn sử dụng các ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa nhưng có sự khác biệt trong việc ra câu hỏi và nội dung của từng câu hỏi. Đặc biệt là trong phần đọc hiểu.

      Câu đầu tiên không còn thiên về kiểm tra kiến thức tiếng Việt căn bản, cũng như không yêu cầu thí sinh học thuộc trong sách giáo khoa như những năm trước. Thay vào đó, thí sinh chỉ cần làm 2 điều là đọc và hiểu ngữ liệu, với cách ra đề này, thí sinh sẽ thoải mái hơn vì không phải tập trung vào học kiến thức.

      Đề thi tham khảo môn Ngữ văn phần đọc hiểu

      Đề thi tham khảo môn Ngữ văn phần đọc hiểu (Nguồn: vnexpress)

      Thứ hai, đề thi tham khảo có sự thay đổi rất lớn về câu nghị luận văn học, không giống như đề thi THPT năm 2018.

      Nếu đề thi 2018 yêu cầu vận dụng kiến thức của lớp 11 và 12 thì đề thi tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức chương trình lớp 12. Tuy nhiên về độ khó tương đương nhau vì đề tham khảo không chỉ hỏi kiến thức lớp 12 mà còn đi sâu vào phân tích sự thay đổi hình ảnh của nhân vật qua hai lần miêu tả. Do đó, nếu đề bài không yêu cầu, thí sinh vẫn phải thực hiện so sánh để làm rõ sự thay đổi của nhân vật.

      Đề thi tham khảo môn Ngữ văn phần làm văn

      Đề thi tham khảo môn Ngữ văn phần làm văn (Nguồn: vnexpress)

      Nhìn chung, đề thi môn Ngữ văn năm nay có độ khó giảm nhiều so với những năm trước. Theo thông tin chính thức từ Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi năm 2019 chủ yếu là chương trình lớp 12, đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.

      Ôn thi môn Ngữ văn như thế nào để đạt điểm cao?

      Môn Ngữ văn luôn là một môn học khó, khó một phần vì khối lượng kiến thức lớn. Hơn nữa, thí sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng, trau dồi từ trước thì mới dễ dàng nắm bắt đề bài và triển khai theo hướng mà người ra đề mong muốn. Edu2Review sẽ tổng hợp một số lời khuyên từ các thầy cô dày dạn kinh nghiệm để bạn tham khảo nhé!

      Phải nắm chắc kiến thức, không lan man

      Cô giáo Nguyễn Thị Tuấn Anh (trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa) đã có những chia sẻ bổ ích dành cho thí sinh để làm tốt cả 3 phần thi môn Ngữ văn.

      Với cấu trúc đề tham khảo, nếu làm phần đọc hiểu thì thí sinh cần đọc kĩ ngữ liệu để nắm được nội dung, có thể lý giải những vấn đề đặt ra trong văn bản và từ đó bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề. Quan trọng là trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man, dài dòng.

      Học sinh cần nắm vững kiến thức, tránh lan man khi trả lời câu hỏi

      Học sinh cần nắm vững kiến thức, tránh lan man khi trả lời câu hỏi (Nguồn: baogialai)

      Đề thi có 4 câu hỏi thì nội dung mỗi câu sẽ tương ứng với mức độ khó chia đều ra từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Tuy nhiên, ngân hàng câu hỏi thì “muôn hình vạn trạng”, bạn phải biết câu hỏi nào thường gặp trong đề thi, có xác suất cao sẽ ra trong năm nay và câu hỏi nào ít gặp, để biết được điều đó, bạn cần hỏi giáo viên của mình để xác định trọng tâm ôn luyện hiệu quả nhất.

      Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết (trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội) cũng gợi ý rằng: “Trong phần đọc hiểu, học sinh cần trang bị cho mình các thao tác đọc và nhận diện, suy nghĩ về vấn đề. Đặc biệt, thí sinh cần ôn kỹ các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật... Từ đó, thí sinh sẽ có cơ hội đạt điểm tối đa phần này”.

      Chú ý giải thích ngắn gọn, xúc tích

      Về phần nghị luận xã hội, thông thường đề thi sẽ yêu cầu thí sinh viết đoạn, không viết thành bài, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Vấn đề nghị luận thường được lấy từ văn bản phần đọc hiểu, các bạn cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu đó.

      Tiêu biểu như khi bạn gặp một đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống, để đạt được điểm cao bạn cần trả lời được những câu hỏi sau: Vấn đề đó diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống? Nguyên nhân và kết quả của vấn đề là gì? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển hay không?

      Còn đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, thí sinh cần chú ý lựa chọn thông điệp vì có thể trong một ngữ liệu có nhiều thông điệp. Do đó, thí sinh cần giải thích ngắn gọn dựa trên cơ sở có sẵn, sau đó trả lời cho câu hỏi tại sao thông điệp đó lại quan trọng và rút ra bài học cho bản thân.

      Cần tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc

      Sau khi phân tích đề thi tham khảo năm 2019, cô Nguyễn Thị Tuyết đã bày tỏ quan điểm của mình. Cô cho rằng câu nghị luận văn học luôn là thách thức lớn đối với mọi học sinh, vừa đòi hỏi kiến thức lý luận văn học, vừa đòi hỏi sự thấu hiểu ở cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Để đạt điểm 8, 9 trong bài thi, thí sinh cần phải nắm chắc 4/ 5 điểm trong phần này.

      Do đó, để chuẩn bị tốt cho phần thi này, các bạn cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK lớp 12. Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài, còn với thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ. Thường xuyên đọc văn mẫu để tăng vốn từ vựng và làm văn để luyện viết.

      Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các bài văn lớp 12 luôn được lồng ghép vào đề thi

      Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các bài văn lớp 12 luôn được lồng ghép vào đề thi (Nguồn: baiviet)

      Gợi ý trong quá trình ôn tập, các bạn nên nhóm các tác phẩm theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình, tự sự, nghị luận… ). Cách này sẽ giúp bạn giải quyết tốt các dạng đề liên hệ, so sánh, mở rộng và nhiều dạng đề khác.

      Cần biết đưa ra quan điểm cá nhân, thể hiện cái tôi “vừa đủ”

      “Đất diễn” của bạn để thể hiện cái tôi văn học chính là phần nghị luận xã hội. Tuy những vấn đề trong phần này khá gần gũi, thiết thực với học sinh nhưng bạn phải có chọn lọc khi thể hiện quan điểm, đừng quá thoải mái vì dễ bị lạc đề hoặc diễn giải từ một phía, không khách quan.

      Cô Phạm Thị Thu Phương – Giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm ôn thi THPT quốc gia tại Hà Nội chia sẻ: “Xét về mức độ, câu nghị luận xã hội là một câu hỏi ở mức độ phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật”.

      Khi viết bài, bạn cần xây dựng bố cục chặt chẽ, thậm chí có thể phác thảo dàn ý trước khi làm để tránh lạc đề. Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, thí sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.

      Đây là thời gian khá gấp rút để các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia. Hy vọng với những bật mí từ Edu2Review sẽ giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc và ôn thi môn Ngữ văn thật suôn sẻ. Chúc bạn đạt được kết quả như ý trong kỳ thi sắp tới nhé!

      Quang Vinh (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      HOT: Những mốc thời gian không thể bỏ qua trong kỳ thi THPT quốc gia 2019

      06/02/2020

      Sức nóng của mùa tuyển sinh 2019 đang tăng lên từng ngày. Nào cùng Edu2Review cập nhật ngay những ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Cách đạt điểm cao môn tiếng Anh đại học với những lưu ý nhỏ nhưng có võ

      10/03/2020

      Bạn đã chuẩn bị được vô số tài liệu luyện thi cần thiết nhưng khi làm bài thi thử thì điểm số vẫn ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ôn thi THPT quốc gia 2019: Thầy trò Sài Gòn cùng nhau ứng phó với phương án 70 – 30

      06/02/2020

      Trước thông tin dùng 70% điểm trung bình các bài thi để công nhận tốt nghiệp THPT, thầy trò Sài ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích đề thi THPT quốc gia 2018: vì sao nói đề Toán khó?

      06/02/2020

      Một trong những chủ đề nóng nhất xoay quanh mùa tuyển sinh của các teen 2k chính là về độ khó của ...