Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

      Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
      Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
      Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
      Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      17 ngành

      Quản lý tài nguyên & môi trường

      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm
      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo ra cử nhân chuyên ngành Khoa học và quản lý môi trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường vùng núi phía Bắc, cả nước; và có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng các kiến thức cơ bản như triết học, phương pháp diễn thuyết, kinh tế vi mô, thống kê, phân tích môi trường vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong cuộc sống và công việc;
      • Có kiến thức cơ sở và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học và quản lý môi trường vận dụng trong việc giải quyết các công việc thực tiễn như phân tích và đánh giá tác động môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiêm và đa dạng sinh học, xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển tài nguyên thiên nhiên, xây dựng chính sách môi trường, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái, ứng dụng tư duy hệ thống trong bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên & môi trường;
      • Có nhận thức về sự đa dạng trong văn hóa và kiến thức bản địa về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của từng vùng miền/khu vực, vận dụng kiến thức về phương pháp tiếp cận nông thôn, phương pháp có sự tham gia và phương pháp xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý tài nguyên và môi trường bền vững.
      • Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu, quản lý và điều hành các dự án, chương trình liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường;

      Khung nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác

      • Cấp độ mới tốt nghiệp: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hiện trường, trợ giảng.
      • Cấp độ sau tốt nghiệp 5-10 năm trở lên: giảng viên, cán bộ quản lý, chuyên gia, tư vấn.

      Các đơn vị/tổ chức tuyển dụng

      • Cơ quan, các doanh nghiệp, xí nghiệp, văn phòng thuộc lĩnh vực Môi trường;
      • Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo như trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có các môn học hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và quản lý môi trường.
      • Các cơ quan/tổ chức tư vấn, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các tổ chức quốc tế có các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động triển khai liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.

      Công nghệ kỹ thuật môi trường

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 tháng
      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 tháng

      Công nghệ sau thu hoạch

      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm
      Công nghệ sau thu hoạch
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư Công nghệ Sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước cũng như vùng Trung du và miền Núi phía Bắc Việt Nam nói riêng về Công nghệ Sau thu hoạch.

      Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ Sau thu hoạch trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao Khoa học Kỹ thuật. Có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh học phân tử, Sinh thái môi trường, Phương pháp tiếp cận khoa học… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp
      • Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành như Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh đại cương, Hóa học thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm, Dinh dưỡng học, An toàn thực phẩm... để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành Công nghệ Sau thu hoạch.
      • Vận dụng thành thạo các kiến thức ngành để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất… thuộc lĩnh vực Công nghệ Sau thu hoạch đáp ứng cho sự nghiệp khoa học và phát triển kinh tế.
      • Vận dụng sáng tạo các kiến thức khoa học, kiến thức thực tế về Công nghệ Bảo quản, Chế biến nông sản, thực phẩm như Kỹ thuật chế biến các sản phẩm chè, Dầu thực vật, Rượu bia nước giải khát, Thực phẩm truyền thống và Thực phẩm chức năng… để tiếp cận và làm quen với các công việc trong tương lai, tiến tới tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
      • Có khả năng phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất và các nhà máy. Phân tích được vấn đề trong nghiên cứu và sản xuất về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
      • Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, sản xuất: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ...

      Nơi làm việc: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước từ trung ương đến địa phương như các Sở, Viện và Trung tâm nghiên cứu, các Công ty, Nhà máy sản xuất, các Chương trình, Dự án... liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Sau thu hoạch.

      Phát triển nông thôn

      Phát triển nông thôn
      4 năm
      Phát triển nông thôn
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo ra kỹ sư phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn nói chung và nông thôn khu vực trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được khối kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và lý luận chính trị vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp của mình.
      • Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như: Phương pháp tiếp cận khoa học; Nguyên lý phát triển nông thôn; Xã hội học nông thôn; Phát triển cộng đồng; Chính sách phát triển nông thôn,…. để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
      • Vận dụng các kiến thức thực tế như: Đánh giá nông thôn; Kinh tế phát triển nông thôn; Kinh tế nông nghiệp; Lập và quản lý dự án; Quy hoạch nông thôn; Cơ sở hạ tầng nông thôn,… để tiếp cận và làm quen với các công việc thực tế liên quan đến phát triển nông thôn.
      • Vận dụng các kiến thức đã học để nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh, tồn tại trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn.

      Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

      Kỹ sư phát triển nông thôn có thể làm việc ở các cơ quan sau:

      • Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phát triển nông thôn, đặc biệt là cơ quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các cấp.
      • Trung tâm khuyến nông quốc gia; Trung tâm khuyến nông các tỉnh; Trạm khuyến nông huyện.
      • Các tổ chức kinh tế có liên quan đến phát triển nông thôn và khuyến nông (Doanh nghiệp nông nghiệp; Trang trại; Cơ sở chế biến, marketing, nông lâm thuỷ sản; Các hợp tác xã,...).
      • Các trường, viện; Các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
      • Các tổ chức xã hội và nghề nghiệp về nông nghiệp và phát triển nông thôn (các hiệp hội, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ).

      Quản lý tài nguyên rừng

      Kỹ thuật cơ khí
      4 năm
      Kỹ thuật cơ khí
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo ra kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng về chuyên ngành QLTNR. Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo và có phảm chất đạo đức tốt.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức khoa học cơ bản

      • Lý luận Mác-Lênin
      • Khoa học xã hội và nhân văn
      • Ngoại ngữ (Tiếng anh)
      • Toán, tin, khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường
      • Giáo dục Quốc phòng
      • Giáo dục thể chất

      Kiến thức nền tảng chuyên ngành cốt lõi

      • Hiểu biết về sinh lý thực vật, Khí tượng thủy văn, Hình thái và phân loại thực vật.
      • Hiểu biết về Thực vật, Động vật rừng
      • Hiểu biết về Lâm sinh, Đo đạc, đa dạng sinh học, sinh thái rừng và
      • đất rừng.
      • Hiểu biết về Khoa học gỗ
      • Hiểu biết về phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu trong nghiên cứu chuyên ngành.

      Kiến thức nền tảng chuyên ngành nâng cao

      • Hiểu biết về Quản lý rừng, Quản lý lửa rừng, Côn trùng , Bệnh cây rừng
      • Hiểu biết về kỹ thuật trồng và kỹ thuật khai thác rừng.
      • Hiểu biết về Điều tra quy hoạch rừng
      • Hiểu biết về công nghệ thông tin ứng dụng trong Quản lý tài nguyên rừng.
      • Hiểu biết về Luật và chính sách Lâm nghiệp, Nghiệp vụ Kiểm Lâm, Lâm nghiệp xã hội.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

      Các cơ quan sự nghiệp nhà nước (Sở, Chi cục kiểm lâm, các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Hạt kiểm lâm, trạm kiểm lâm, Cảnh sát môi trường…). Các trường và Viện, Trạm nghiên cứu, các cán bộ nguồn tại địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã), các chương trình dự án phát triển nông thôn và bảo tồn đa dạng sinh học.

      Khoa học môi trường

      Khoa học môi trường
      4 năm
      Khoa học môi trường
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo kỹ sư (hoặc cử nhân) khoa học môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật ngành khoa học môi trường. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường, học viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong sản xuất ngành khoa học môi trường.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Khoa học Môi trường;
      • Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành;
      • Nắm vững kiến thức cơ sở và chuyên ngành ngành Khoa học Môi trường.
      • Có năng lực ứng dụng và phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu ở trình độ cao hơn.
      • Có năng lực đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
      • Tin học trình độ B. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành Khoa học Môi trường.
      • Trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 350, IELTS 3.0, TOEFL IBT 20,

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

      Đơn vị làm việc:

      • Cơ quan, các doanh nghiệp, xí nghiệp, văn phòng thuộc lĩnh vực Môi trường.
      • Viện nghiên cứu, cơ quan tư vấn và tổ chức phi chính phủ có các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.
      • Cơ sở giáo dục đào tạo như trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có các môn học hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực môi trường.

      Công nghệ thực phẩm

      Công nghệ Thực phẩm
      4 năm
      Công nghệ Thực phẩm
      4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước cũng như trung du, miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.

      Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ. Có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như toán, xác suất thống kê, vật lý, hóa học, sinh học phân tử, sinh thái môi trường, phương pháp tiếp cận khoa học,… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp
      • Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
      • Áp dụng kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất tạo ra sản phẩm thực phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội.
      • Có khả năng phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các nhà máy. Phân tích được vấn đề trong nghiên cứu và sản xuất về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
      • Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, sản xuất: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ...

      Nơi làm việc: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước từ trung ương đến địa phương như các sở, viện, trung tâm nghiên cứu, các công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án... liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm.

      Kinh tế nông nghiệp

      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm
      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm

      Mục tiêu chung

      • Đào tạo cử nhân kinh tế có những kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế học.
      • Có những kiến thức chuyên sâu về kinh tế học thể chế và kinh tế chính trị học hiện đại; có phương pháp tư duy khoa học;
      • Có khả năng vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế;
      • Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi chính sách kinh tế, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế.

      Chuẩn đầu ra

      • Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
      • Hiểu và vận dụng được các nguyên lý của kinh tế thị trường vào lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
      • Biết phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về kinh tế thuộc các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
      • Có chuyên môn sâu trong chuyên ngành: Kiến thức kinh tế học hiện đại, các học thuyết kinh tế, kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, kiến thức kinh tế tổng hợp, liên ngành.
      • Có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc.

      Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Là cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kinh tế.

      Nơi làm việc:

      • Trong các cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương trong lĩnh vực kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế.
      • Các cơ quan hoạch định, quản lý, chỉ đạo, thực hiện chính sách nông nghiệp và nông thôn.
      • Trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp nông nghiệp, Trang trại, Cơ sở chế biến, marketing, nông lâm thuỷ sản, các hợp tác xã, tổ chức tài chính và ngân hàng).
      • Giảng dạy về kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: các tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến nông nghiệp; Có khả năng tự nghiên cứu trong các viện nghiên cứu kinh tế thuộc các bộ ngành, các trường đại học.
      • Làm việc trong các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế; các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nông thôn; các chương trình về phát triển nông thôn, cộng đồng, các công ty kinh doanh vật tư, chế biến...

      Khoa học cây trồng

      Khoa học cây trồng
      1 tháng
      Khoa học cây trồng
      1 tháng

      Công nghệ sinh học

      Công nghệ Sinh học
      4 năm
      Công nghệ Sinh học
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo ra kỹ sư Công nghệ sinh học đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp chung của cả nước cũng như Trung du, Miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ sinh học.

      Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ, có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt và tôn trọng nghề nghiệp.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như toán, xác suất, hóa học, vật lý… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp.
      • Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như di truyền, hóa sinh, vi sinh vật, sinh lý động - thực vật, phương pháp thí nghiệm… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành Công nghệ sinh học.
      • Vận dụng thành thạo các kiến thức chuyên ngành về Công nghệ sinh học để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học để giải quyết nhiệm vụ đáp ứng cho sự nghiệp khoa học và phát triển kinh tế.
      • Có khả năng phân tích và tổng hợp được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các nhà máy về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
      • Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: có khả năng đảm nhiệm các công tác quản lý và sản xuất: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ…

      Nơi làm việc: các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước từ Trung ương đến Địa phương như các Viện, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, các Sở ban ngành, các Công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án… liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.

      Bảo vệ thực vật

      Bảo vệ thực vật
      1 tháng
      Bảo vệ thực vật
      1 tháng

      Quản lý đất đai

      Quản lý đất đai
      4 năm
      Quản lý đất đai
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo kỹ sư (hoặc cử nhân) quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật ngành Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường, học viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong sản xuất ngành Quản lý đất đai.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Quản lý đất đai;
      • Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành;
      • Nắm vững kiến thức cơ sở và chuyên ngành ngành Quản lý đất đai (sử dụng thành thạo các loại máy đo đạc như GPS, toàn đạc điện tử; sử dụng tốt các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai như bản đồ địa hình, bản đồ địa chính,... thực hiện tốt các công việc chuyên ngành như đánh giá đất, định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới,...
      • Tin học trình độ B. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành Quản lý đất đai.
      • Trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 350, IELTS 3.0, TOEFL IBT 20,...
      • Có năng lực ứng dụng và phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu ở trình độ cao hơn.
      • Có khả đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

      Đơn vị làm việc:

      • Cơ quan, các doanh nghiệp, xí nghiệp, văn phòng thuộc Quản lý đất đai và lĩnh vực có liên quan;
      • Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai.
      • Cơ sở giáo dục đào tạo có các ngành nghề về nông nghiệp: Hiệp hội, trung tâm dạy nghề, Trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học ngành quản lý đất đai.

      Bất động sản

      Bất động sản
      1 tháng
      Bất động sản
      1 tháng

      Trồng trọt

      Nông học
      4 năm
      Nông học
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo kỹ sư trồng trọt có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề thành thạo, thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực, khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ khoa học cây trồng.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hội nhập kinh tế Quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.
      • Vận dụng kiến thức cơ sở ngành: sinh lý, sinh hóa thực vật, di truyền và chọn tạo giống cây trồng, đất và dinh dưỡng cây trồng, bảo vệ thực vật và quản lý cây trồng tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực trồng trọt
      • Ứng dụng kiến thức chuyên ngành về đặc điểm nông sinh học, kỹ thuật trồng trọt, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất đối với cây lương thực- thực phẩm, cây công nghiệp, cây rau - hoa - quả.
      • Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Là cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, tư vấn, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực trồng trọt.

      Nơi làm việc: Các cơ quan quản lý liên quan đến nông nghiệp như: các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng, Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Chi cục BVTV, Trạm BVTV..., các doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến nông nghiệp. Các cơ sở giáo dục đào tạo: Hiệp hội, Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học… Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp

      Chăn nuôi

      Chăn nuôi
      4 năm
      Chăn nuôi
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      • Đào tạo kỹ sư Chăn nuôi - Thú y đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y.
      • Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng nghề nghiệp. Có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hội nhập kinh tế Quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.
      • Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: sinh lý, sinh hóa động vật, tổ chức phôi thai, giải phẫu, công tác giống; thức ăn dinh dưỡng, vi sinh vật, dược lý... vào các hoạt động liên quan đến chuyên ngành.
      • Sử dụng các kiến thức chuyên sâu để lựa chọn, xây dựng và tổ chức thực hiện được các quy trình công nghệ chăn nuôi; phòng, trị bệnh cho vật nuôi; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi.
      • Vận dụng các kiến thức thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp làm quen với các công việc trong tương lai.
      • Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp

      Vị trí công tác: Là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y.

      Nơi làm việc: Các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp... Các Cục, viện, trung tâm nghiên cứu. Các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y. Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên. Các cơ sở giáo dục, đào tạo: trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến ngành Chăn nuôi - Thú y.

      Lâm sinh

      Lâm nghiệp
      4 năm
      Lâm nghiệp
      4 năm

      Mục tiêu của chương trình

      Đào tạo ra kỹ sư lâm sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn nói chung và miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành. Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lâm sinh, kỹ năng tay nghề thành thạo và có phảm chất đạo đức tốt, yêu nghề.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức khoa học cơ bản

      • Lý luận Mác-Lênin
      • Khoa học xã hội và nhân văn
      • Ngoại ngữ (Tiếng anh)
      • Toán, tin, khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường
      • Giáo dục Quốc phòng
      • Giáo dục thể chất

      Kiến thức nền tảng chuyên ngành cốt lõi

      • Hiểu biết về sinh lý, sinh lý của thực vật
      • Hiểu biết về thực vật rừng và đa dạng sinh học
      • Hiểu biết về sinh thái rừng, giống cây rừng
      • Hiểu biết về đo đạc bản đồ
      • Hiểu biết về đất rừng
      • Hiểu biết về phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu trong nghiên cứu chuyên ngành.

      Kiến thức nền tảng chuyên ngành nâng cao

      • Hiểu biết về kỹ thuật lâm sinh
      • Hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng và khai thác rừng
      • Hiểu biết về điều tra quy hoạch rừng
      • Hiểu biết về kỹ thuật quản lý rừng
      • Hiểu biết về công nghệ thông tin ứng dụng trong chuyên ngành
      • Hiểu biết về xã hội học nông thôn và phương pháp tiếp cận nông thôn.

      Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

      • Các cơ quan sự nghiệp nhà nước (Sở, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, Chi cục phát triển lâm nghiệp, các Chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm, các Hội làm vườn, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Ngân hàng, công an….).
      • Các trường và Viện, Trạm nghiên cứu, các cán bộ nguồn tại địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã), các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các chương trình dự án phát triển nông thôn.

      Thú y

      Thú y
      4.5 năm
      Thú y
      4.5 năm

      Mục tiêu chung

      Đào tạo Bác sỹ Thú y đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Thú y.

      Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng nghề nghiệp. Có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn.

      Chuẩn đầu ra

      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hội nhập kinh tế Quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.
      • Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như: sinh lý, sinh hóa, giải phẫu gia súc, sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh, miễn dịch, dịch tễ, vi sinh vật, dược lý, chẩn đoán bệnh... vào các hoạt động liên quan đến chuyên ngành.
      • Sử dụng các kiến thức chuyên ngành như: bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoại khoa, bệnh ký sinh trùng, bệnh sinh sản; luật thú y; vệ sinh gia súc, kiểm nghiệm các sản phẩm động vật... để lựa chọn, xây dựng và tổ chức thực hiện được các quy trình phòng, trị bệnh cho vật nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi.
      • Vận dụng các kiến thức thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp bước đầu làm quen với các công việc trong tương lai.
      • Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Thú y.

      Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

      Vị trí công tác: có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

      Nơi làm việc: Các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp... Các Cục, viện, trung tâm nghiên cứu. Các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Thú y. Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên. Các cơ sở giáo dục, đào tạo: trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến ngành Thú y.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên là một trường đại học kỹ thuật đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn cho cả nước đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường đã không ngừng phát triển, trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một, thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực nông, lâm nghiệp cho khu vực. Ngày đầu thành lập, Nhà trường mới chỉ đào tạo đại học cho 2 ngành, đến nay đã có 20 chuyên ngành đại học, 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo tiễn sĩ. Tính đến năm 2014, Trường đã đào tạo cho đất nước hơn 27000 kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ, hơn 30 tiến sĩ và nhiều cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên ngành Nông lâm nghiệp, Tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn, trong đó 50% là con em các dân tộc thiểu số và người sống ở vùng sâu vùng xa khu vực miền núi.

      Giới thiệu về trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

      Theo số liệu điều tra, có tới 70% cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang làm việc ở các tỉnh miền núi phía Bắc được đào tạo từ Trường ĐHNLTN, nhiều người giữ chức vụ quan trọng Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện… Hiện tại có 395 cựu sinh viên do trường đào tạo đang giữ chức vụ chủ chốt cấp huyện trở lên, 43 đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo cấp Bộ, Ngành và Trung ương, có 8 đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2 đồng chí là Bộ trưởng.

      Cơ sở vật chất của Nhà trường đảm bảo cho quy mô đào tạo. Từ năm 2008 Nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ (từ khóa 39). Chuyển đổi chương trình, thay đổi phương thức đào tạo, thay đổi hình thức thực hành, thực tập và thi cử, một mặt đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội, mặt khác cũng tạo ra áp lực đối với đổi mới công tác giảng dạy và điều hành quản lý đào tạo.

      Tầm nhìn

      Đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên sẽ được xếp hạng trong hệ thống các trường Đại học ở Châu Á (QS-ASIA).

      Sứ mệnh

      Đào tạo trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên, môi trường tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.

      Giá trị cốt lõi

      • Chất lượng (Quality)
      • Trách nhiệm (Responsibility)
      • Công bằng (Equity)
      • Sáng tạo (Creativeness)
      • Quality - Responsibility - Equity - Creativeness (QREC)

      Thành tích đạt được

      Với những thành tích to lớn, rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ viên chức và sinh viên Nhà trường đã đạt được, Trường Đại học Nông Lâm đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng ba (1981), Huân chương Lao động hạng hai (1985), Huân chương Lao động hạng nhất (1995), Huân chương Độc lập hạng ba (2005), Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2013) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều cán bộ của trường đã được phong tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…

      Chương trình đào tạo

      Trường Đại học Nông Lâm – ĐHTN hiện đang đào tạo bậc đại học (đại học chính quy, đại học phi chính quy và liên thông) và sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh). Đại học chính quy Chương trình đại học chính quy hiện nay của Trường tuyển sinh hằng năm 2.000 chỉ tiêu theo hình thức tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các ngành thi tuyển theo Khối A (Toán, Vật Lý, Hóa Học), Khối A1 (Toán, Vật Lý, Anh Văn), D1 (Toán, Anh văn, Văn) và B (Toán, Hóa học, Sinh học). Quy mô sinh viên đại học hệ chính quy biến động từ 7-8 nghìn.

      Chương trình tiên tiến Chương trình tiên tiến ngành Khoa học và quản lý môi trường - Trường Đại học Nông Lâm – ĐHTN mới được triển khai từ năm 2010. Đào tạo cử nhân chuyên ngành Khoa học và quản lý môi trường, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan ở Việt Nam và có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

      • Ứng viên mang quốc tịch Việt Nam: Trúng tuyển khối A, B, D1 vào Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các trường đại học khác (tuyển sinh toàn quốc), có chứng chỉ TOEFL tối thiểu 450 điểm hoặc tương đương, và có nguyện vọng học Chương trình tiên tiến; ứng viên chưa đủ điểm tiếng Anh sẽ được bồi dưỡng đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào trước khi vào học chính khóa.
      • Ứng viên quốc tế: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương, xét tuyển dựa trên kết quả học tập Phổ thông trung học và có trình độ tiếng Anh theo yêu cầu.

      Nên học ngành gì tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên?

      Nên học ngành gì tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên?

      Cơ sở vật chất

      Trên tổng diện tích là 102,85 ha, đã xây dựng được 27.058 m² nhà các loại, trong đó có 22.118 m2 nhà kiên cố, 2.116 m2 nhà cấp 4 và 2.824 m² nhà tạm, 73 phòng học, 06 phòng máy tính, 04 phòng ngữ âm, đáp ứng đủ diện tích cho học tập của sinh viên.

      Hệ thống giảng đường hiện đại

      Hệ thống giảng đường hiện đại

      Nhà trường có 33 phòng thí nghiệm, Viện khoa học sự sống, 02 trung tâm thực hành lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều máy móc thiết bị hiện đại.

      Thư viện điện tử được kết nối internet, có khả năng truy cập vào thư viện của các nguồn liệu nghiên cứu và học tập trong và ngoài nước.

      Nhà trường đã xây dựng nhà thi đấu thể thao, 04 sân tennis, 04 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 01 sân trượt patin, ngoài ra Nhà trường cũng đã quan tâm đến các hoạt động thể dục thể thao của sinh viên hơn với nhiều phòng tập thể hình, phòng tập thể dục thẩm mỹ dành cho sinh viên. Hiện Nhà trường đang xây dựng thêm 2 sân đá bóng đá cỏ nhân tạo và 01 bể bơi, sân bóng rổ, bóng chuyền phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí ngoài giờ của sinh viên.

      Khu nhà thể thao

      Khu nhà thể thao

      Ký túc xá với 06 nhà 5 tầng, 03 nhà 3 tầng, 16 nhà 1 tầng với các trang thiết bị hiện đại đảm bảo đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của sinh viên.

      Nguồn: Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

      Địa điểm