Thời đại công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, hòa nhập với xu thế đó dường như là nhiệm vụ tất yếu của người trẻ. Tuy nhiên, mỗi người đều có những sở thích và niềm đam mê riêng, theo đuổi đam mê có thể giúp bạn tìm được công việc phù hợp trong tương lai. Chính sự trái ngược đó đã làm ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành, chọn nghề của nhiều bạn hiện nay.
Tiêu biểu như Đại học Kiến trúc TP.HCM, các ngành đào tạo tại trường thiên về thiết kế, nghệ thuật được một số người cho là không còn phù hợp với xu thế hiện đại, điều này đúng hay sai?
Bảng xếp hạng
các trường đại học tại TP.HCM
Học Kiến Trúc trong thời đại công nghiệp, có phải sự đầu tư khôn ngoan?
Nước ta đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mang đến rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng song song đó cũng đặt một số ngành nghề đặc thù vào “thế khó”. Nhiều người cho rằng các ngành về thiết kế, nghệ thuật đang dần tụt hậu, không theo kịp làn sóng phát triển của thời đại. Những khảo sát sau đây sẽ cho bạn biết nhận định đó đúng hay sai nhé!
Theo kết quả khảo sát của tạp chí Architect Magazine, Kiến trúc đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng nghề nghiệp sáng tạo nhất thế giới và thứ 19 trong bảng xếp hạng ngành nghề STEM (Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật) có mức thu nhập cao. Hơn thế nữa, các chuyên gia còn nhận định Kiến trúc là một trong những ngành nghề “hot” trong 5 – 10 năm tới.
Qua đó, bạn có thể thấy rằng các ngành thuộc lĩnh vực Kiến trúc vẫn giữ được vị trí của mình, là một ngành nghề không thể thiếu. Với đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật, người học và làm Kiến trúc phải có khả năng tính toán và óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật cao. Hơn thế nữa, lĩnh vực này yêu cầu sự đổi mới liên tục, Kiến trúc tuy không cũ nhưng người làm Kiến trúc có tư duy cũ sẽ bị đào thải rất nhanh.
Kiến trúc là một ngành nghề khó, người làm phải có mắt thẩm mỹ và giỏi về kỹ thuật (Nguồn: duhocblueocean)
Cánh cửa tương lai dành cho sinh viên Kiến trúc
Nhờ vào nền kinh tế hội nhập, đô thị hóa, sự bùng nổ của xây dựng, các ngành nghề Kiến trúc được thúc đẩy phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2015 – 2025 ngành Kiến trúc sẽ thu hút khoảng 10.800 người/ năm.
Thực tế, các ngành nghề Kiến trúc mỗi năm đều thu hút một lượng lớn các thí sinh đăng ký, điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều bạn trẻ đam mê và muốn theo đuổi nghề trong tương lai. Vậy sinh viên theo các ngành nghề này sẽ học được những gì? Cơ hội việc làm có tốt không?
Một sinh viên Kiến trúc được đào tạo bài bản sẽ học rất nhiều kiến thức như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc… Bên cạnh đó, kỹ năng chuyên môn là điều không thể thiếu, một số kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành thông qua công cụ, sử dụng phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng…
Chắc hẳn sinh viên nào sau khi ra trường cũng mong muốn sẽ trở thành kiến trúc sư, tuy nhiên kiến trúc sư cũng có nhiều công việc khác nhau, không hẳn chỉ là lên bản thiết kế công trình kiến trúc. Một số công việc khác cần “bàn tay” của kiến trúc sư là:
- Quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, công trình đô thị và nông thôn
- Hoạch định dự án, tham gia đấu thầu xây dựng
- Giám sát, kiểm tra chất lượng dự án trong quá trình thi công
- Tham gia quản lý dự án công trình ở các cấp độ khác nhau
- Trở thành chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc
Học Kiến trúc ra trường có thể làm được nhiều công việc khác nhau (Nguồn: kenno)
Ngoài ra, Kiến trúc còn có một mảng khác nổi bật không kém, đó chính là Thiết kế. Ngoại trừ ngành Thiết kế thời trang có thị trường riêng, các ngành khác như là Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế đô thị, Thiết kế công nghiệp đều là những ngành đang đi đầu trong nền công nghiệp của nước ta.
Vì hấp dẫn như thế nên yêu cầu về chuyên môn cũng khá khắt khe. Trong quá trình học tại trường, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật, phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng, sử dụng công nghệ trong thiết kế… để có thể đáp ứng một số yêu cầu của công việc.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế sẽ phù hợp với một số công việc như: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế, thiết kế giao diện website, biên tập phim và âm thanh, làm kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ, dựng mô hình nội ngoại thất, làm vật liệu và chất liệu cho mô hình…
Thiết kế website là công việc đòi hỏi chuyên môn cao, đi đôi với mức thu nhập hấp dẫn (Nguồn: taodo)
Nếu đó là những công việc mà bạn đang mơ ước thì ngay lúc này hãy chọn cho mình một ngôi trường uy tín, chất lượng để theo học. Hiển nhiên bạn không thể bỏ qua Đại học Kiến Trúc TP.HCM.
Đại học Kiến trúc TP.HCM chưa bao giờ “hạ nhiệt”!
Dù không phải là một tín đồ thời trang, chỉ cần bạn quan tâm đến hội họa, thiết kế thì chắc chắn sẽ biết đến Đại học Kiến trúc TP.HCM. Đối với các bạn trẻ, được học tại ngôi trường này không khác gì đang trong sống trong một thế giới khác – Nơi mà thẩm mỹ xuất hiện ở mọi ngõ ngách, thứ gì cũng có thể bất chợt trở thành “mốt”.
Đây cũng là "cái nôi" của không ít kiến trúc sư và nhà thiết kế danh tiếng. Mỗi năm, nhà trường sẽ tuyển sinh gần 2000 chỉ tiêu cho hơn 15 chuyên ngành và nhiều hệ đào tạo phù hợp với đa dạng đối tượng thí sinh.
Xem thêm đánh giá của học viên
về Đại học Kiến trúc TP.HCM
Giới thiệu các ngành đào tạo của trường (Nguồn: YouTube – Đại học Kiến trúc TP.HCM)
Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, nhà trường không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo, chiêu mộ nhiều giảng viên giỏi đầu ngành, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ. Chính nhờ đó mà các ngành tại trường không bị tụt hậu mà còn vươn lên một cách mạnh mẽ, cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực có chuyên môn cao, kỹ năng giỏi.
Ngoài ra, Đại học Kiến trúc TP.HCM còn luôn tự hào với đội ngũ sinh viên nhiệt tình, luôn hết mình trong các chiến dịch từ Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện đến các buổi workshop nghề nghiệp, hoạt động văn thể mỹ như hội thao sinh viên, liên hoan tiếng hát sinh viên toàn trường…
Lễ hội truyền thống, mỗi năm một chủ đề của Đại học Kiến trúc TP.HCM (Nguồn: Đại học Kiến trúc TP.HCM)
Với những thông tin được Edu2Review cung cấp trong bài viết này, hy vọng sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn mới mẻ hơn về các ngành nghề Kiến trúc. Qua đó, nếu bạn cảm thấy Đại học Kiến trúc TP.HCM là ngôi trường phù hợp với mình và muốn gắn bó lâu dài thì đừng ngần ngại lựa chọn thương hiệu đào tạo uy tín hơn 40 năm này nhé!
* Thông tin bài viết được cập nhật vào tháng 8/2019.
Quang Vinh (Tổng hợp)