Với mô hình giáo dục khai phóng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Đại học Fulbright nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các học sinh và phụ huynh. Đặc biệt, quy trình Đại học Fulbright tuyển giảng viên đang được chú ý hơn bao giờ hết, vì đội ngũ giảng viên là 1 trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng của môi trường giáo dục.
Bảng xếp hạng các trường đại học
tốt nhất Việt Nam
Đội ngũ giảng viên toàn thời gian: Đa dạng màu da và sắc tộc
Đại học Fulbright tuyển dụng giảng viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó rất đông đến từ Mỹ. Có những giảng viên là người Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam nhưng đã học tập và giảng dạy nhiều năm ở nước ngoài.
Hiện nay, những giảng viên toàn thời gian đang sinh sống tại TP.HCM, gần khu campus Đại học Fulbright quận 7. Họ cam kết gắn bó lâu dài và chăm sóc cho sinh viên như những con người toàn diện, chứ không chỉ riêng về dạy học.

Giới thiệu Đại học Fulbright Việt Nam
Đến tháng 04/2019, trường đã có 14 giảng viên toàn thời gian, gồm:
-
10 giảng viên nước ngoài
- Cô Naoko Ellis (Chủ nhiệm chương trình đại học): Chuyên môn của cô là Hóa học, lĩnh vực kỹ thuật phản ứng nhiều giai đoạn, đặc biệt trong việc sử dụng sinh khối.
- Thầy Aaron Anderson: Tiến sĩ Văn học, chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực văn học và điện ảnh thế giới đương đại.
- Thầy Graeme Walker: Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, chuyên nghiên cứu về sự giao nhau của tâm lý học, xã hội học và khoa học thần kinh – thường được gọi là kinh tế học hành vi.
- Thầy Sebastian Dziallas: Hiện đang hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên về nhóm nghiên cứu giáo dục tin học, thuộc khoa Tin học tại trường Đại học Kent (Anh).
- Cô Skultip (Jill) Sirikantraporn: Nhà tâm lý học lâm sàng về chấn thương tâm lý, khả năng phục hồi và những mặt tích cực của tâm lý học trong bối cảnh giao thoa văn hóa – toàn cầu hóa.
- Cô Pamela Stacey: Cử nhân Văn học và Ngôn ngữ Anh, người đấu tranh vì quyền lợi của nhóm LGBTQIA+.
- Thầy Andrew Bellisari: Tiến sĩ Lịch sử Châu Âu Hiện đại, nghiên cứu về quá trình và hậu quả phi thực dân hoá ở mặt chính trị – văn hoá tại các nước thuộc Đế chế Pháp, bao gồm Algeria.
- Thầy Kinho Chan: Tiến sĩ ngành Khoa học Não bộ, nghiên cứu về những ảnh hưởng môi trường – não bộ đối với các hành vi ứng xử xã hội và nhận thức.
- Thầy Ian Kalman: Tiến sĩ Nhân chủng học, nghiên cứu về sự tương tác giữa cán bộ nhà nước và người dân bản địa, đặc biệt ở các khía cạnh như luật pháp, quản trị, biên giới.
- Cô Samhitha Raj: Tiến sĩ về phân tử tế bào và sự tiến hóa, người ủng hộ mạnh mẽ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về khoa học – giáo dục.
>> Top trường đại học có đội ngũ giảng viên tốt nhất TP. HCM

-
4 giảng viên Việt Nam
- Cô Đinh Vũ Trang Ngân (Giám đốc Cử nhân): Giảng dạy bộ môn kinh tế vĩ mô, chính sách phát triển và seminar nhập môn chính sách công.
- Thầy Nguyễn Nam: Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, từng thực hiện khá nhiều nghiên cứu tại các nước Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan...
- Thầy Phan Vũ Xuân Hùng: Nghiên cứu tập trung vào cấu trúc nano, cơ sở vật lý của vật liệu và thiết bị điện tử hữu cơ.
- Thầy Nguyễn Hợp Minh: Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng.
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng: Cam kết dành thời gian cho sinh viên
Tiến sĩ Ryan cho hay: “Chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội mời những người xuất sắc ở các trường khác nhau đến Fulbright giảng dạy”. Nhà trường kỳ vọng đạt mức 20% giáo viên thỉnh giảng từ 2-4 tuần để tham gia dạy những môn nhỏ.
Cụ thể, Đại học Fulbright Việt Nam có mô hình học “block plan”, sinh viên chỉ tập trung học 1 môn, dành thời gian 3 tiếng mỗi ngày, trong vòng 4 tuần. Điều này tạo sự thuận lợi cho những giáo sư, chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học trên thế giới có thể đến Việt Nam để giảng dạy trong thời gian ngắn.
Xem thêm thông tin
về Đại học Fulbright

Đại học Fulbright tuyển giảng viên không chỉ yêu cầu có hiểu biết sâu rộng về 1 lĩnh vực nhất định, mà còn phải cam kết dành thời gian và tâm trí giảng dạy hết mình cho sinh viên. Cụ thể, Đại học Fulbright tuyển dụng theo quy trình chặt chẽ, gồm khảo thí hồ sơ, tuyển dụng thực tế trong 2 ngày, đến Fulbright gặp gỡ phụ huynh và làm việc với sinh viên.
1 trong những giảng viên thỉnh giảng có thể kể đến là nhà khoa học Lê Viết Quốc – trưởng dự án Google Brain và được tạp chí MIT bình chọn là 1 trong 35 nhà khoa học phát minh xuất sắc nhất thế giới dưới tuổi 35. Với mô hình giảng dạy linh động này, thầy Quốc có thể dành 1 tháng về Việt Nam và giảng dạy cho các sinh viên Fulbright.
Bên cạnh đó, với những ngành học liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, âm nhạc… những người làm thực tế có thể đưa những dự án cụ thể của họ đến với sinh viên Đại học Fulbright quận 7.
Với đội ngũ giảng viên toàn thời gian và thỉnh giảng từ các trường đại học trên khắp thế giới, Đại học Fulbright Việt Nam mong muốn mang đến cho sinh viên 1 chương trình đào tạo để trở thành con người toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ sống.
Trong thời gian sắp đến, nhà trường sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm những giáo viên có hiểu biết sâu rộng và tâm huyết với nghề “gõ đầu trẻ” để giảng dạy cho sinh viên.
Yến Nhi (Tổng hợp)
Nguồn ảnh và nội dung: Đại học Fulbright Việt Nam