Ở ký túc xá sẽ là một trải nghiệm không bao giờ quên với các bạn sinh viên (Nguồn: Kênh 14)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh là một trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, vì vậy, sinh viên của trường sẽ được sử dụng khu ký túc xá vô cùng hiện đại của Đại học Quốc gia TP. HCM tại làng Đại học Thủ Đức.
Khu ký túc xá rất gần cơ sở hai của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có rất nhiều xe buýt chạy qua làng Đại học, giúp các bạn sinh viên thuận tiện trong việc đi lại.
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
1. Quy mô ký túc xá
Ông Trần Thanh An, Giám đốc ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TP. HCM, cho biết: “Năm học 2018-2019, Ký túc xá dự kiến tổ chức cho hơn 30.000 sinh viên vào ở và dành hơn 13.000 chỗ trống để tiếp nhân tân sinh viên khóa 2018”.
KTX bề thế và tiện nghi như khách sạn nói trên có đầy đủ các khu ăn uống, vui chơi giải trí cho sinh viên. Sinh viên nào khó khăn sẽ có học bổng từ ban quản lý KTX.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM khuyến khích sinh viên vào ở KTX và yêu cầu tân sinh viên không ở trọ trong khu vực khu đô thị ĐH Quốc gia TP. HCM đã quy hoạch, bởi đang trong quá trình giải tỏa các khu nhà trọ.
Bạn Nguyễn Thị Diễm Trúc, tân sinh viên ngành ngôn ngữ Pháp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, cho biết: “Mình được các anh chị tình nguyện viên hướng dẫn tận tình từ cổng trường cho đến KTX. Chỗ ở tại KTX nhìn chung cũng ổn và khá an toàn”.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM
Khu ký túc xá A của làng Đại học Thủ Đức (Nguồn: Zing)
>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây<<
2. Tiêu chí, đối tượng sinh viên đăng ký ở ký túc xá
Trung tâm Quản lý Ký túc xá thông báo phương án bố trí, sắp xếp sinh viên vào ở Ký túc xá năm học 2018 – 2019 như sau:
1. Ký túc xá khu A
- Xếp tân sinh viên năm học 2018 – 2019 có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh, thành phố ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh gồm các trường/khoa: Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH KHTN, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH CNTT, Trường ĐH Quốc tế và Khoa Y ĐHQG-HCM.
- Xếp sinh viên năm thứ hai trở lên các trường/khoa: ĐH Quốc tế, Khoa Y ĐHQG-HCM và sinh viên nữ trường ĐH Bách Khoa.
>> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM
Khuôn viên ký túc xá hiện đại ở làng Đại học (Nguồn: dantri)
2. Ký túc xá khu B
- Xếp toàn bộ tân sinh viên và sinh viên năm thứ hai trở lên Trường Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG-HCM.
- Xếp sinh viên năm thứ hai trở trở lên thuộc các trường Trường ĐH KHTN, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH CNTT và ĐH Bách Khoa.
Ký túc xá khu A mở rộng: Sinh viên năm thứ hai trở lên trường ĐH Bách Khoa.
Cơ sở vật chất tại ký túc xá khá hiện đại (Nguồn: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký ở Ký túc xá
Đối với tân sinh viên, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Một (01) giấy báo nhập học photocopy có chứng thực.
- Một (01) giấy chứng minh nhân dân có chứng thực (phải rõ số CMND).
- Đơn xin ở ký túc xá (đối với sinh viên ở khu B) theo quy định của Bộ Xây dựng đối với KTX cao tầng.
Đối với sinh viên năm thứ hai trở lên đăng ký ở ký túc xá lần đầu: Tiêu chí, đối tượng như ở mục mục 1 ở trên, hồ sơ gồm:
- Một (01) thẻ sinh viên photocoppy (phải rõ hình và MSSV).
- Một (01) giấy chứng minh nhân dân có chứng thực (phải rõ số CMND).
- Đơn xin ở ký túc xá (đối với sinh viên ở khu B) theo quy định của Bộ Xây dựng đối với KTX cao tầng.
Thủ tục đăng ký ở ký túc xá cũng khá đơn giản (Nguồn: FPT)
4. Các khoản tiền phải đóng khi ở ký túc xá
Phòng 2 sinh viên: 600.000đ/sinh viên/tháng
Phòng 4 sinh viên: 350.000đ/sinh viên/tháng
Phòng 4 sinh viên có máy lạnh: 580.000đ/sinh viên/tháng
Phòng 6 sinh viên: 190.000đ/sinh viên/tháng
Phòng 8 sinh viên: 140.000đ/sinh viên/tháng
Mức phí trên chưa bao gồm tiền sử dụng điện, nước và các dịch vụ khác, sinh viên đóng tiền theo định kỳ.
5 Quy trình tiếp nhận
Đối với sinh viên năm thứ nhất
- Bước 1: Nộp 01 bản sao giấy báo nhập học, 02 bản sao giấy CMND/Thẻ công dân, 01 bản sao Thẻ BHYT (còn thời hạn) để nhận thẻ Ký túc xá;
- Bước 2: Đến điểm chụp hình và nhận thông tin phòng ở;
- Bước 3: Sinh viên đóng các khoản phí tại điểm tiếp nhận;
- Bước 4: Sinh viên khai hồ sơ ở Ký túc xá trực tuyến;
- Bước 5: Sinh viên đến gặp trưởng nhà để nhận phòng ở.
Đối với sinh viên năm thứ hai trở lên
Sinh viên đã có tên trong danh sách ở ký túc xá năm học 2018 – 2019: Mang thẻ ký túc xá đến các điểm đóng tiền thu tiền để nộp:
Khu A: Sinh viên Nhà A1, A2, A3, A4, A7 đóng tại tầng trệt nhà A1; sinh viên nhà A5, A6, A10 đóng tiền tại tầng trệt nhà A10; sinh viên nhà A8, A9, A14, A15 đóng tiền tại tầng trệt nhà A9).
Quy trình tiếp nhận sinh viên ở ký túc xá khá đơn giản (Nguồn: Zing)
Khu B: Sinh viên nhà BA1, BA2, BA3, BA4, BA5 đóng tiền tại tầng trệt nhà BA1; sinh viên các nhà B1, B2, B3, B4, B5 đóng tiền tại tầng trệt nhà B1 (phòng họp B1); sinh viên nhà C1, C2, C4, D11 và D2 đóng tiền tại tầng trệt nhà C4; sinh viên nhà D3, D4, D5 và D6 đóng tiền tại tầng trệt nhà D3. Hiện nay, ký túc đang áp dụng thu qua Pos của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), sinh viên có thể sử dụng thẻ ngân hàng để tại các điểm thu tiền.
Những sinh viên chưa có tên đăng ký ở ký túc xá làm thủ tục như sinh viên năm thứ nhất.
Ký túc xá sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của các bạn sinh viên (Nguồn:dantri)
Edu2Review hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm nguồn thông tin tham khảo hữu ích và chuẩn bị cho cuộc sống tập thể tràn ngập niềm vui trong ký túc xá. Chúc các bạn có những ngày tháng sinh viên thật đáng nhớ!
Kim Ngân tổng hợp