“Thuốc” đặc trị chứng “cả thèm chóng chán” khi học tiếng Anh ở trẻ nhỏ (Nguồn: Laluzdeunangel)
Nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng khoảng từ 3 đến 10 tuổi là thời điểm vàng để học tiếng Anh ở trẻ nhỏ. Đây là lúc não bộ của các bé rất nhạy về hình ảnh và âm thanh, vì thế mà quá trình tiếp thu, học hỏi trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn cả.
Đây cũng là độ tuổi mà hầu hết các bé đều ham chơi hơn ham học vì vậy ba mẹ và thầy cô luôn phải tìm cách dạy học sao cho bé có thể vừa học vừa chơi, tạo hứng thú lâu dài trong quá trình học tiếng Anh.
Tuy nhiên việc mỗi ngày nghĩ ra một trò vui để tạo động lực cho bé thật không dễ dàng chút nào! Edu2Review sẽ có cách giúp bạn, mời quý phụ huynh và thầy cô điểm qua bài viết sau đây.
Bạn đang muốn tìm nơi học tiếng Anh tốt nhất cho bé? Hãy gọi ngay 1900636910 để được Edu2Review tư vấn miễn phí hoặc Click vào đây để đăng ký tư vấn!
Tạo cảm hứng và động lực cho mình trước
Ba mẹ là người gần gũi và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến con cái, việc con có thích học tiếng Anh hay không phụ thuộc rất nhiều vào ba mẹ. Ba mẹ hãy là tấm gương chủ động đọc sách tiếng Anh, xem phim tiếng Anh hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh với nhau. Khi thấy như vậy, trẻ sẽ có xu hướng “bắt chước” ba mẹ.
Bên cạnh đó, ba mẹ đừng để con học một mình mà hãy chủ động tham gia học cùng con, thường xuyên động viên, khích lệ để tạo động lực và tinh thần thoải mái cho bé học tiếng Anh.
Ba mẹ là người gần gũi và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến con cái (Nguồn: Hello Bác sĩ)
Tạo môi trường học tập vui vẻ và thoải mái
Ở độ tuổi từ 3 – 10 tuổi, trẻ thường thích chơi hơn là học. Nắm bắt được điều này, ba mẹ nên lồng ghép các trò chơi vào quá trình dạy học. Ví dụ như cho bé học từ vựng với flashcard, học nghe nói với các trò chơi vận động như “Simon says”...
Tạo môi trường học tập vui vẻ và thoải mái (Nguồn: Giáo dục)
Chú ý đến tính cách của bé
Có rất nhiều phương pháp và cách thức để giúp bé học tiếng Anh hiệu quả. Tuy nhiên, ba mẹ cần lựa chọn những cách học phù hợp với con mình nhất. Nhờ vậy, bé sẽ học tiếng Anh hiệu quả hơn.
Những bé có tính cách hoạt bát, hiếu động, ba mẹ nên áp dụng những trò chơi vận động vào việc học. Còn đối với những bé có tính cách trầm ổn, thích sự yên tĩnh, ba mẹ nên chọn các trò chơi nhẹ nhàng như trò giải đố, thẻ từ…
Ba mẹ cần lựa chọn những cách học phù hợp với con mình (Nguồn: Cuponidad)
Đặt sở thích của con lên hàng đầu
Những công cụ hỗ trợ việc học nên để cho bé tự chọn như vậy bé sẽ thích thú và có động lực hơn khi học tiếng Anh. Khi đi nhà sách, ba mẹ hãy để con tự chọn quyển sách tiếng Anh mà con thích. Khi học hát hoặc xem phim bằng tiếng Anh, ba mẹ hãy để bé chọn bài hát hoặc bộ phim mà bé yêu thích.
Ba mẹ cũng có thể gợi ý cho con những lựa chọn khác nhưng tuyệt nhiên phải dựa trên tính cách và sở thích của con, không nên bắt con phải làm theo ý thích của ba mẹ.
Nên đặt sở thích của bé lên hàng đầu như vậy bé sẽ thích thú và có động lực hơn khi học tiếng Anh (Nguồn: Antoree Community)
Chú ý tâm trạng của con khi học
Học tiếng Anh là quá trình đòi hỏi sự kiên trì và dài hơi. Tuy nhiên, để bé học tiếng Anh hiệu quả không nên bắt ép trẻ phải học mỗi ngày mà còn tùy vào thời điểm và tâm trạng của con nữa.
Hàng ngày, cha mẹ nên lựa chọn thời điểm mà tâm trạng bé đang vui vẻ để bé thực hành tiếng Anh. Khi cảm thấy bé đang trong trạng thái tốt, ba mẹ hãy khéo léo khởi động bằng cách cho bé nghe một bài hát, xem một bộ phim hoặc một trò chơi giải trí vui nhộn bằng tiếng Anh.
Trong quá trình đó, nếu thấy bé tỏ ra không thích thú cha mẹ hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn thử tìm cách khác để bắt đầu lại. Trong trường hợp bé hoàn toàn không thể tiếp thu được nữa, ba mẹ cũng không nên bắt ép sẽ khiến bé bực dọc và ác cảm với tiếng Anh.
Nên lựa chọn đúng thời điểm để bé học tiếng Anh (Nguồn: Zigzag English)
Áp dụng tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày
Thay vì luôn cố định một khoảng thời gian trong ngày để bé học những bài học khô khan trong sách, ba mẹ nên linh hoạt tận dụng những tình huống thực tế để cùng thực hành hay giao tiếp tiếng Anh với con.
Với cách học này, khả năng giao tiếp tiếng Anh của trẻ sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng phản xạ tiếng Anh của bé cũng sẽ nhanh hơn khi gặp các tình huống giao tiếp tương tự trong cuộc sống.
Áp dụng tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày (Nguồn: Health and Relief)
Tận dụng nguồn tài liệu vô hạn trên Internet và thiết bị công nghệ thông tin
Mạng Internet là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy và học tiếng Anh của trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể lựa chọn những trang web học tiếng Anh uy tín và đáng tin cậy để lấy tài liệu học cho con từ sách giáo khoa, truyện kể cho đến video clip, bài hát, thậm chí các mẹo và trò chơi hữu ích…
Bên cạnh các nguồn tài liệu trực tuyến, các ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng hoặc máy tính cũng là một cách học hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em rất hữu ích giúp bé vừa học vừa chơi.
Tuy nhiên, ba mẹ nên chọn lọc tài liệu cẩn thận và sáng suốt sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích, năng lực và sở thích của bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên giới hạn thời gian tiếp xúc với các thiết bị công nghệ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Một video học tiếng Anh vui nhộn điển hình cho bé (Nguồn: Youtube)
Cho con tiếp xúc với người nước ngoài
Cho bé tiếp xúc với nước ngoài sẽ giúp bé phát triển tư duy ngôn ngữ và phát âm chuẩn hơn. Việc học tiếng Anh ngay tại nhà hay qua sách vở, tivi, điện thoại dù có hiệu quả nhưng vẫn làm cho bé mau chán. Hơn thế nữa, bé sẽ có khoảng cách và ngại tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người nước ngoài.
Vì vậy, ba mẹ hãy tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với nước ngoài bằng cách cho bé theo học tại các trung tâm có giáo viên người bản xứ hoặc các trường song ngữ, trường quốc tế.
Lớp học năng động cùng giáo viên bản xứ tại Apollo (Nguồn: Dân trí)
Edu2Review mong rằng với bài viết này ba mẹ sẽ không còn phải đau đầu với nỗi lo làm sao để tạo hứng thú và động lực cho bé học tiếng Anh nữa.
Tips học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả và quiz trắc nghiệm nhanh khả năng từ vựng
Mai Trâm (tổng hợp)