Tin vui cho sĩ tử: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 hứa hẹn là một kỳ thi nhẹ nhàng? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tin vui cho sĩ tử: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 hứa hẹn là một kỳ thi nhẹ nhàng?

      Tin vui cho sĩ tử: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 hứa hẹn là một kỳ thi nhẹ nhàng?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, mục đích của kỳ thi THPT quốc gia 2019 là kiểm tra, đánh giá năng lực người học sau 12 năm, nhưng sẽ nhẹ nhàng, không gây áp lực...

      Sáng 14/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có nhiều chia sẻ thú vị, chắc hẳn khi nghe qua sẽ khiến không ít sĩ tử vui mừng. Tuy nhiên, đừng vội vui quá vì hệ quả của những tiêu cực về điểm số trong kỳ thi năm vừa qua sẽ làm công tác tổ chức thi vốn chặt càng thêm chặt.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Đề thi bám sát chương trình lớp 12, nhẹ nhàng không gây áp lực

      Theo ông Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: "Thi THPT quốc gia không thể hiểu thuần túy là kỳ thi 2 trong 1 mà ép học sinh thi lấy kết quả để xét tuyển đại học. Tới đây, chúng tôi sẽ điều chỉnh đề thi về mặt kỹ thuật để làm sao có thể bám sát mục tiêu là xét tốt nghiệp THPT".

      Về đề thi THPT quốc gia năm nay, Bộ trưởng Nhạ cho biết thêm: "Nội dung sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, bám sát đề thi tham khảo. Mục đích của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá năng lực người học sau 12 năm, nhưng sẽ nhẹ nhàng, không gây áp lực".

      Bên cạnh đó, ông nhận định, chính thầy cô là những người hiểu về kỳ thi này hơn ai hết. Vì vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức, mỗi thầy cô còn đóng vai trò là kênh truyền thông giúp học sinh và phụ huynh hiểu rằng kỳ thi này không quá nặng nề, trấn an tâm lý cho học sinh, vượt qua áp lực và những lo lắng thái quá.

      Chân dung Bộ trưởng Bùi Xuân Nhạ (Nguồn: laodong)

      Chân dung Bộ trưởng Bùi Xuân Nhạ (Nguồn: laodong)

      ... Nhưng không vì vậy mà lơ là trong khâu tổ chức

      Dù vậy, kỳ thi này là một hoạt động mang tính chuyên môn và có tính nhạy cảm rất cao nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo thi cấp trung ương và địa phương, công tác chuẩn bị không được chủ quan và cần giám sát một cách gắt gao.

      Ông Nhạ đề nghị các địa phương chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực để làm trưởng điểm thi và cán bộ coi thi. Việc chấm thi sẽ nghiêm túc, có camera giám sát. Hơn hết, yếu tố con người là quan trọng nhất: "Công tác thanh tra, kiểm tra phải thường xuyên. Việc đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, kể cả đảm bảo tinh thần cho thí sinh cũng rất quan trọng" – Bộ trưởng nói.

      Nhưng không vì vậy mà lơ là trong khâu tổ chức (Nguồn: tintucvietnam)

      Không lơ là trong khâu tổ chức (Nguồn: tintucvietnam)

      Góc nhìn độc giả

      Tuy nhiên, những phát biểu của Bộ trưởng Nhạ cũng vấp phải không ít những ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng. Độc giả có tên Nghĩa Lê chia sẻ trên vnexpress: "Nếu nhẹ nhàng và không áp lực thì đâu cần tổ chức thi làm chi cho tốn kém xã hội".

      Đồng quan điểm trên, độc giả khác bình luận: "Nếu để tốt nghiệp mà thi nhẹ nhàng, không áp lực đậu 99-100% thì thi làm gì cho tốn kém. Nếu để tuyển sinh đại học thì nhẹ nhàng không áp lực thì sao sàng lọc được người giỏi, do đó cũng không nên thi làm gì. Tóm lại là nên bỏ kỳ thi 2 trong 1 này, chỉ tổ chức thi tuyển sinh đại học, do các trường đại học làm. Như thế các địa phương cũng không gian lận được".

      Ngược lại, cũng có không ít bạn đọc cho rằng việc "nhẹ nhàng hóa" đề thi xét tốt nghiệp như trên là phương án khả thi nhưng cần "nặng nề hóa" khi tuyển sinh đại học để tránh hiện tượng "cơn mưa điểm 10" như kỳ thi năm 2017. Độc giả lesum770 đề xuất: "Đề phải nhẹ nhàng từ 1-5 điểm còn trên 5 điểm phải khó mang tính phân loại cao để còn xét vào đại học". Hay "Đơn giản hóa thủ tục đi! Cho 100% đậu tốt nghiệp, vì dù gì cũng ngồi 12 năm trên ghế nhà trường. Còn em nào có nguyện vọng học nghề, học lên đại học và cao đẳng thì xét học bạ 3 năm cuối".

      Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề thi "nhẹ nhàng" (Nguồn: tintucnong)

      Suy cho cùng đề dễ hay khó, công tác gác thi lỏng hay chặt không quan trọng bằng yếu tố con người. Edu2Review tin rằng với những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt thời gian vừa qua, các bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng thành tích trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến! Chúc các bạn thành công!

      Mai Trâm (Theo vnexpress)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Gian lận thi cử kỳ thi THPT: Trên 25 điểm vẫn trượt đại học, công bằng nào cho thí sinh?

      06/02/2020

      Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã vấp phải một vài sai phạm trong quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Official] Top 10 trường đại học hạnh phúc nhất 2018

      10/03/2020

      Bạn muốn tìm các trường đại học tốt nhất Việt Nam? Với Edu2Review, tốt chưa hẳn là đủ, chúng tôi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...