Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế

      Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế
      Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế
      Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế
      Trường Đại Học Nghệ thuật - Đại Học Huế
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      6 ngành

      Thiết kế thời trang

      Thiết kế thời trang
      5 năm
      Thiết kế thời trang
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 264 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thiết kế Thời trang trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Thiết kế Thời trang có trình độ và khả năng sáng tạo, thiết kế các bộ sưu tập thời trang ấn tượng cũng như các mảng thời trang ứng dụng của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp được bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững các kiến thức cơ bản về mỹ thuật tạo hình, và kiến thức chuyên sâu về ngành mỹ thuật ứng dụng.
      • Có trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ B và chứng chỉ tin học căn bản A.
      • Có sức khỏe tốt để công tác.
      • Có trình độ chuyên môn cơ bản về mỹ thuật và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế thời trang.
      • Nắm vững các phương pháp sáng tác thiết kế các sản phẩm may mặc với tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của ngành Mỹ thuật ứng dụng.

      Về kỹ năng

      • Có năng lực sáng tác, thiết kế trong lĩnh vực thiết kế thời trang;
      • Nắm vững ngôn ngữ thiết kế đồ họa và các phương pháp sáng tác thiết kế Thiết kế thời trang;
      • Vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo kiến thức thẩm mỹ vào quá trình sáng tác thiết kế các sản phẩm may mặc với tính thẩm mỹ cao;
      • Có kỹ năng vẽ, thiết kế và sử dụng các phương tiện, thiết bị, máy móc và các phần mềm thiết kế thời trang một cách thuần thục.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cử nhân chuyên ngành Thiết kế thời trang có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân liên quan đến lĩnh vực Thiết kế thời trang như sáng tác thiết kế các sản phẩm may mặc dân dụng có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
      • Có khả năng tự tìm ra việc làm hoặc thành lập các công ty tư nhân trong lĩnh vực thời trang.

      Thiết kế nội thất

      Thiết kế nội thất
      5 năm
      Thiết kế nội thất
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 257 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thiết kế Nội thất trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Thiết kế Nội thất có trình độ và khả năng sáng tạo, thiết kế tác phẩm nội thất đồng thời phục vụ những hoạt động Mỹ thuật ứng dụng khác của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp được bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững các kiến thức cơ bản về mỹ thuật tạo hình, và kiến thức chuyên sâu về ngành mỹ thuật ứng dụng.
      • Có trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ B và chứng chỉ tin học căn bản A.
      • Có sức khỏe tốt để công tác.
      • Có trình độ chuyên môn cơ bản về mỹ thuật và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Thiết kế nội thất.
      • Nắm vững các phương pháp sáng tác thiết kế nội thất các công trình kiến trúc công nghiệp, thương mại, văn hóa và dân dụng.

      Về kỹ năng

      • Có năng lực sáng tác, thiết kế trong lĩnh vực nội thất.
      • Nắm vững ngôn ngữ thiết kế đồ họa và các phương pháp sáng tác thiết kế nội thất; vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo kiến thức thẩm mỹ vào quá trình sáng tác thiết kế nội thất.
      • Có tinh thần say mê sáng tạo, lòng yêu nghề; ý thức vì cộng đồng và báo vệ môi trường.
      • Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, biết phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu, chọn lọc học tập tinh hoa nhân loại trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật ứng dụng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cử nhân chuyên ngành thiết kế nội thất có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân liên quan đến lĩnh vực Thiết kế nội thất như thiết kế kiến trúc, trang trí nội thất các công trình kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp có kỹ thuật và mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
      • Có khả năng tự tìm ra việc làm hoặc thành lập các công ty tư nhân trong lĩnh vực Thiết kế nội thất.

      Sư phạm Mỹ thuật

      Sư phạm Mỹ thuật
      4 năm
      Sư phạm Mỹ thuật
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 223 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật ở các trường ở bậc học phổ thông và các trường chuyên nghiệp. Cử nhân Sư phạm có khả năng nghiên cứu khoa học và sáng tác các tác phẩm về Mỹ thuật đồng thời có thể học tiếp ở các bậc cao hơn cũng như tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về nghệ thuật thị giác, về lý luận nghệ thuật vào việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Nắm vững khối kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên ngành sư phạm mỹ thuật.

      Về kỹ năng

      Trong quá trình học tập, yêu cầu sinh viên phải tích cực trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng cảm xúc, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, người học không chỉ tìm tòi sáng tạo ý tưởng, phát triển hệ thống lý luận mà còn nghiên cứu sâu tính năng của các chất liệu sử dụng để thể hiện tác phẩm có hiệu quả cao về kỹ thuật xử lý chất liệu.

      Một tác phẩm được đánh giá tốt yêu cầu phải đạt được các yếu tố sau:

      • Tác phẩm có ý tưởng sâu sắc (tư duy sáng tạo)
      • Tác phẩm biểu đạt về mặt cảm xúc (trái tim rung động)
      • Tác phẩm có kỹ thuật thể hiện cao (đôi tay điêu luyện)

      Thể hiện tất cả những điều này tác phẩm mới đạt được giá trị biểu cảm cao.

      Riêng đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật sinh viên phải có kỹ năng sư phạm, hay nói cách khác là khả năng giáo dục nghệ thuật, để làm được điều này, trong quá trình học tập sinh viên phải thực hiện các bài giảng, thuyết trình thông qua hình thức tổ chức họat động dạy học nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy sư phạm, tham gia thâm nhập thực tế bằng các hình thức thực địa, tham quan. Phát triển khả năng đánh giá và diễn dịch tác phẩm của mình và của người khác để hoàn thiện hơn về nghiệp vụ sư phạm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên giảng dạy Mỹ thuật tại các trường THCS, trung cấp Mỹ thuật hoặc các giảng viên giảng dạy Mỹ thuật tại các trường cao đẳng, đại học có cùng chuyên ngành.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân có đào tạo về Mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật,...
      • Họa sĩ sáng tác chuyên nghiệp có khả năng hội nhập với trào lưu mỹ thuật truyền thống và đương đại ở trong nước, trong khu vực và quốc tế.

      Thiết kế đồ họa

      Đồ họa
      5 năm
      Đồ họa
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 260 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thiết kế Đồ hoạ trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Thiết kế Đồ họa có trình độ và khả năng sáng tạo, thiết kế tác phẩm đồ họa đồng thời phục vụ những hoạt động Mỹ thuật ứng dụng khác của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp được bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nhóm Mỹ thuật ứng dụng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Sinh viên được trang bị kiến thức chung trong các lĩnh vực triết học, khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, ngoại ngữ,… thuộc chương trình giáo dục đại cương.
      • Có kiến thức cơ bản về Mỹ thuật: sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở nghệ thuật thuộc khối/nhóm ngành nghệ thuật và mỹ thuật với trình độ lý luận nhất định về Mỹ thuật; có phương pháp tư duy sáng tạo nghệ thuật, khả năng nghiên cứu mỹ thuật và năng lực quản lý về mỹ thuật nói riêng và VHNT nói chung.
      • Có kiến thức cơ bản về mỹ thuật tạo hình và kiến thức chuyên sâu về ngành Đồ họa. Nắm vững ngôn ngữ tạo hình, quy trình, phương pháp sáng tác phẩm đồ họa: nguyên lý, kỹ thuật in ấn Đồ họa.
      • Có khả năng độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật và tìm tòi các kỹ thuật mới để thể hiện tác phẩm.

      Về kỹ năng

      • Nắm vững các kỹ thuật in ấn của từng chất liệu như in khắc Gỗ, in Đá, in Lưới, in khắc Kim loại, in Monotype, Monoprint Collagraph, in Thạch cao và các kỹ thuật in ấn khác để có thể sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật thuộc ngành Đồ họa.
      • Nắm vững các phương pháp sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ đồ họa để xây dựng một tác phẩm mỹ thuật có tính dân tộc và hiện đại với phong cách cá nhân.
      • Có khả năng độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật và tìm tòi các kỹ thuật mới để phát triển tác phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật mới;
      • Có khả năng sáng tác tác phẩm tạo hình thuộc lĩnh vực Đồ họa in ấn, hoặc vẽ tay thể hiện trình độ thẩm mỹ tốt, đáp ứng nhu cầu thưởng thức mỹ thuật trong xã hội;
      • Có khả năng giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên ngành và phổ thông (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bổ sung);
      • Có thể làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ở các cơ quan, đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.

      Điêu khắc

      Điêu khắc
      5 năm
      Điêu khắc
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 262 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Cử nhân ngành Điêu khắc được đào tạo là những nhà điêu khắc có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, với trình độ chuyên môn cao, có tư duy sáng tạo, có kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội – nhân văn. Có lòng yêu nghề, đổi mới trong nhận thức và phương pháp làm việc, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Nắm vững lý luận cơ sở và kiến thức chuyên môn cần thiết của ngành đào tạo để sáng tạo và nghiên cứu, tham gia quản lý, thi công các công trình điêu khắc phục vụ các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, theo kịp sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của xã hội nhất là trong lãnh vực hoạt động chuyên ngành Mỹ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B;
      • Nắm vững kiến thức văn hóa nghệ thuật của dân tộc Việt Nam của khu vực và thế giới, đó là động lực của sáng tạo nghệ thuật;
      • Hiểu rõ được sự phát triển của xã hội trong và ngoài nước, nắm vững sự phát triển của nghệ thuật tạo hình quá khứ, hiện tại và định hướng cá nhân cho sự phát triển tương lai;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về nghệ thuật thị giác, về lý luận nghệ thuật vào việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

      Về kỹ năng

      Nắm cơ bản một số chất liệu tạo hình, gỗ, đá, kim loại, gốm,... khai thác được các chất liệu đó trong xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nắm vững một số kỹ năng kỹ xảo, sử dụng được một số kỹ thuật máy móc để hỗ trợ cho việc thực hiện tác phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật ngành Điêu khắc có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí và cơ hội nghề nghiệp sau:

      • Có khả năng công tác chuyên ngành ở các cơ quan Văn hóa cấp sở, phòng, tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã trong hệ thống các cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan nước ngoài;
      • Có khả năng giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên ngành và phổ thông (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bổ sung);
      • Nhà Điêu khắc sáng tác chuyên nghiệp có khả năng hội nhập với trào lưu mỹ thuật truyền thống và đương đại ở trong nước, trong khu vực và quốc tế.

      Hội họa

      Hội họa
      5 năm
      Hội họa
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 260 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

      Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân mỹ thuật ngành Hội họa nhằm đào tạo các họa sĩ và cán bộ mỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; có kiến thức và năng lực chuyên môn tương xứng để có thể sáng tác nghệ thuật và đảm nhận một số công việc thuộc lĩnh vực nghệ thuật hoặc liên quan đến sáng tạo tạo hình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về các thành tựu nghệ thuật nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, bao gồm các tác giả và tác phẩm tiêu biểu, nêu được các xu hướng sáng tác mỹ thuật đương đại chủ yếu ở trong nước, khu vực;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức về cơ sở tạo hình, bố cục, phương pháp sáng tác, lý luận và lịch sử nghệ thuật để thưởng thức và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật;
      • Nhận biết được đặc thù ngôn ngữ của các chất liệu hội họa (sơn dầu, sơn mài, lụa), mô tả được tính chất tiêu biểu của mỗi chất liệu và quy trình kỹ thuật cơ bản (bao gồm cả vật liệu và dụng cụ);
      • Nêu được tầm quan trọng của dân tộc tính và cá tính trong sáng tác nghệ thuật, liên hệ được các vấn đề đó trong sáng tác của cá nhân;
      • Về tin học chuyên ngành, có thể sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa hỗ trợ cho thiết kế mỹ thuật, có thể xác định được tính năng các bộ công cụ cơ bản của các ứng dụng đó;

      Về kỹ năng

      • Chứng tỏ được năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sáng tạo, chuyển hóa và diễn đạt bằng phương tiện nghệ thuật tạo hình;
      • Chứng tỏ được các kỹ năng thực hành thông qua khả năng đánh giá phân tích, giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, khả năng trình bày diễn giải các vấn đề và ý tưởng bằng ngôn ngữ nói và viết, khả năng tổ chức trình bày tác phẩm một cách chuyên nghiệp;
      • Chứng tỏ được khả năng tiếp cận một cách mềm dẻo, năng động và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật đương đại trong nước và khu vực;
      • Có thể thực hành và sáng tác nghệ thuật ở các cấp độ cá nhân và theo nhóm, trong các môi trường nghệ thuật khác nhau;
      • Chứng tỏ khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu cái mới có chọn lọc;
      • Hiểu biết về văn hóa xã hội và thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua các hoạt động sáng tạo nghệ thuật của mình.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật ngành Hội họa có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí và cơ hội nghề nghiệp sau:

      • Họa sĩ sáng tác chuyên nghiệp có khả năng hội nhập với trào lưu mỹ thuật truyền thống và đương đại ở trong nước, trong khu vực và quốc tế;
      • Giáo viên giảng dạy mỹ thuật tạo hình ở các bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; giáo viên giảng dạy mỹ thuật ở các bậc học phổ thông (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bổ sung);
      • Họa sĩ phụ trách công tác chuyên môn mỹ thuật, mỹ thuật phong trào, văn hóa quần chúng và tuyên truyền cổ động tại các đơn vị, cơ quan văn hóa, hành chính sự nghiệp và địa phương các cấp;
      • Họa sĩ đảm nhận các chuyên môn mỹ thuật hoặc nhiệm vụ sáng tạo trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ;

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu về trường Đại Học Nghệ thuật – Đại Học Huế

      • Trường Đại học Nghệ thuật Huế nguyên là trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế thành lập năm 1957
      • Năm 1986 sát nhập thêm trường trung học Âm Nhạc thành Trường Cao đẳng Nghệ thuật
      • Năm 1994 chuyển từ Bộ Văn hóa và thông tin sang Bộ Giáo dục và Đào tạo và trở thành trường Đại học Nghệ thuật Huế trực thuộc Đại học Huế
      • Tháng 11/2007 Ngành âm nhạc tách ra để thành lập Học viện Âm nhạc Huế.

      Trường Đại học Nghệ thuật Huế là một trong 3 trung tâm đào tạo nghệ thuật lớn của cả nước.

      Đối với trường Đại học Nghệ thuật Huế, địa bàn miền Trung và Tây nguyên có một ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo nên một sắc thái nghệ thuật vùng miền nói chung và đặc trưng trong công tác đào tạo nghệ thuật của trường nói riêng.

      Huế là cái nôi của nền văn hóa Phú Xuân, ngoài ra khu vực này còn là nơi hỗn dung của nhiều nền văn hóa nghệ thuật bản địa khác nhau, đáng lưu ý nhất là nghệ thuật Chăm và nghệ thuật của các dân tộc Tây nguyên.

      Hoạt động sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế

      Sứ mạng

      Trường Đại Học Nghệ thuật – Đại Học Huế có sứ mạng đào tạo bồi dưỡng tài năng và nguồn nhân lực sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa nghệ thuật của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập quốc tế.

      Tầm nhìn

      Đến năm 2030 trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế là một trong những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nguồn nhân lực sáng tạo chất lượng cao, một trung tâm thực hành – ứng dụng, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật có uy tính, đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia và khu vực

      Đội ngũ giảng viên

      Trường có đội ngủ cán bộ giảng viên 69 người; Trong đó có 1 PGS, TS; 57 Thạc sĩ, 11 Cử nhân và một số đang làm nghiên cứu sinh.

      Cơ sở vật chất

      Trường có khuôn viên rộng hơn 2 ha; với 72 phòng học lý thuyết diện tích sàn hơn 10.000 m2; 03 phòng máy tính diện tích 170 m2; xưởng thực hành 10 phòng diện tích 640 m2; thư viện 70 m2.

      Nhiệm vụ

      Định hướng đào tạo của trường trong những năm tới là phát triển quy mô một cách hợp lý trên cơ sở giữ vững và ổn định các ngành và chuyên ngành hiện có, bổ sung một số chuyên ngành; tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện đại hóa thiết bị phục vụ giảng dạy, học và nghiên cứu khoa học tiến tới xây dựng các phòng học chuẩn quốc gia và quốc tế, đưa trường trở thành một một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước.

      truong-dai-hoc-nghe-thuat-dai-hoc-hue-5

      Hoạt động mừng lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Nghệ thuật Huế

      Chương trình đào tạo

      Đến nay trường có 7 ngành đào tạo: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất, Sư phạm Mỹ thuật .

      Nhằm mở rộng qui mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nhà trường đã liên kết, hỗ trợ đào tạo cho nhiều trường cao đẳng, đại học trong khu vực; bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cho giáo sinh các trường Sư phạm mẫu giáo, trung học, tiểu học.

      Ngoài ra, trường còn có các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên với nhiều trường đại học khác trong khu vực và thế giới.

      truong-dai-hoc-nghe-thuat-dai-hoc-hue-4

      Khu vực triển lãm nghệ thuật các tác phẩm của sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế

      Môi trường đào tạo

      Nghiên cứu khoa học đặc biệt là về mảng nghệ thuật miền Trung, Tây nguyên phục vụ công tác đào tạo và giáo dục nghệ thuật là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, trong những năm qua trường đã tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu nhiều đề tài cấp bộ, cấp trường, chương trình và giáo trình giảng dạy.

      Bên cạnh đó, một mảng đặc thù trong nghiên cứu khoa học của truờng Đại học Nghệ thuật Huế là văn hóa nghệ thuật miền Trung và Tây nguyên. Trường đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, trại sáng tác cấp quốc gia và quốc tế.

      Trong những lần tổ chức Festival Huế hàng năm, sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế luôn là thành phần năng động, sáng tạo nhất tham gia chuẩn bị và biểu diễn tại Festival, góp phần cho sự thành công chung của lễ hội văn hoá này.

      truong-dai-hoc-nghe-thuat-dai-hoc-hue-3

      Hoạt động Đoàn trường tại trường Đại học Nghệ thuật Huế

      Trường còn mở rộng hợp tác quốc tế với trên 40 trường Đại học, Tổ chức văn hóa, nghệ thuật trên thế giới, nhất là những tổ chức từ Thái Lan, Úc, Pháp, Mỹ...

      Thành tựu

      Với những thành tích hoạt động của mình, trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 vào năm 1999 và Huân chương lao động hạng 2 vào năm 2002.

      Nguồn: Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế

      Địa điểm