Chạy dự án và khảo sát - nỗi ám ảnh của sinh viên ngành Marketing Đại học Kinh tế TP.HCM | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Chạy dự án và khảo sát - nỗi ám ảnh của sinh viên ngành Marketing Đại học Kinh tế TP.HCM

      Chạy dự án và khảo sát - nỗi ám ảnh của sinh viên ngành Marketing Đại học Kinh tế TP.HCM

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Là một trong những ngành nghề mang tính thực tiễn cao, sinh viên ngành Marketing Đại học Kinh tế TP.HCM cũng phải trải qua những môn học "gây thương nhớ". 

      Danh sách

      Bài viết

      Marketing là một trong những chuyên ngành mũi nhọn của trường Đại học Kinh tế TP.HCM, được nhiều bạn trẻ biết đến và lựa chọn theo học. Bên cạnh những hoạt động ngoại khóa và cuộc thi hấp dẫn với quy mô lớn, thì chương trình giảng dạy tiên tiến, bám sát thực tiễn cũng là nguyên nhân thu hút các bạn ghi danh tại đây.

      Những trải nghiệm khó quên của bạn Minh Thư (khóa 41, sinh viên năm cuối ngành Marketing, trường Đại học Kinh tế TP.HCM) sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn chân thực hơn về ngành học này.

      * Bạn muốn tìm trường đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất TP.HCM!

      “Sấp mặt” với những dự án thực tế

      Thay vì truyền dạy “mớ” lý thuyết suông đầy tính mơ hồ cho người học, trường Kinh tế TP.HCM hiện không ngừng cải tiến chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, Marketing là ngành thử nghiệm đầu tiên và nhận được sự “chào đón” của nhiều bạn.

      Ở mỗi môn học, thầy cô sẽ đưa ra một số đề tài thực tế để nhóm sinh viên lựa chọn và lên kế hoạch triển khai. Suốt thời gian đó, bạn có cơ hội được giao lưu, trao đổi và nhận sự chỉ dẫn của mentor đến từ các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực marketing (nghiên cứu thị trường, quảng cáo…).

      Sau khi đã chọn đề tài cho riêng mình, sinh viên phải tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như vận dụng những kỹ năng, kiến thức đã được giảng dạy trước đó vào dự án.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Kinh tế TP.HCM

      Tùy theo số lượng môn học đăng ký, sinh viên có thể thực hiện từ 2 đến 3 dự án cùng lúc (Nguồn: Dân trí)

      Tùy theo số lượng môn học đăng ký, sinh viên có thể thực hiện từ 2 đến 3 dự án cùng lúc (Nguồn: Dân trí)

      Vì thời gian cho mỗi chương trình tương đối ngắn (2 – 3 tháng), buổi giới thiệu bộ môn và lựa chọn đề tài đã lấy đi 2 – 3 tuần của các bạn nên chuỗi ngày thực hiện còn lại bị “co rút”. Không chỉ vậy, việc áp đặt deadline theo tuần từ thầy cô và doanh nghiệp cũng khiến nhiều sinh viên cảm thấy đau đầu. Để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, hầu hết các nhóm đều họp mỗi ngày và làm việc "quần quật" từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí là thức thâu đêm.

      Đáng sợ hơn, sinh viên không chỉ đơn thuần thực hiện một dự án, tùy theo số lượng môn học đăng ký mà đôi khi họ phải thực hiện 2 – 3 bài tập lớn cùng lúc. Do đó, sinh viên ngành Marketing phải chịu đựng áp lực vô cùng lớn.

      Tuy vậy, việc cọ xát trên phần nào giúp người học hiểu hơn về quy trình triển khai thực tế, nắm chắc kiến thức chuyên môn được giảng dạy tại trường. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật... Đồng thời, bạn sẽ làm quen với những áp lực, căng thẳng, quy luật đào thải trong thị trường lao động thật sự.

      Để hoàn tất tốt dự án, sinh viên không ngừng họp nhóm mỗi ngày (Nguồn: Trang Liz)

      Để hoàn tất tốt dự án, sinh viên không ngừng họp nhóm mỗi ngày (Nguồn: Trang Liz)

      “Fake” số liệu và những cái kết không tưởng

      Vấn đề làm giả số liệu thường rơi vào những bài tập lớn đòi hỏi phân tích và nghiên cứu thị trường thực tế. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đối tượng làm khảo sát. Tuy nhiên, theo Minh Thư chia sẻ: "Không phải vì sinh viên lười hay không trung thực mà do đối tượng cần lấy số liệu là những người khó tiếp cận (hội “rich kids”, hộ gia đình hay bệnh nhân...) và thời gian thì có hạn".

      Để khắc phục tình trạng đó, sinh viên thường tự làm khảo sát hoặc nhờ "chiến hữu" trong lớp “đánh” hộ thay vì gửi bảng câu hỏi đến đúng đối tượng thực hiện.

      Vì vậy, quá trình phân tích thống kê không thiếu những tình trạng “dở khóc dở cười”. Trong trường hợp may mắn, suy nghĩ, cách sống của đối tượng nghiên cứu và bộ phận làm giả số liệu không có nhiều khác biệt thì dữ liệu đầu vào tương đối ổn. Vì vậy, kết quả thu được khá khả quan.

      Minh Thư (áo xanh) đã có những chia sẻ thú vị về trải nghiệm của mình trong suốt thời gian theo học ngành Marketing tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (Nguồn: Facebook)

      Minh Thư (đứng thứ 7 từ phải qua) đã có những chia sẻ thú vị về trải nghiệm của mình trong suốt thời gian theo học ngành Marketing tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (Nguồn: NVCC)

      Tuy nhiên, với trường hợp dữ liệu “fake” bị lỗi và không thể phân tích, sinh viên sẽ xử lý như thế nào? Thực tế, nhiều bạn đã phải “còng lưng” chỉnh sửa từng con số để đạt được kết quả "đẹp" hơn. Việc này mất khá nhiều thời gian cùng trí lực. Kết quả thu về cũng phụ thuộc vào vận may. Nếu chỉnh sửa thành công thì quá trình phân tích diễn ra nhanh gọn. Ngược với điều này, người học phải chấp nhận khảo sát lại từ đầu và triển khai đúng đối tượng.

      Đây có thể là hành vi phổ biến trong giới sinh viên ngành Marketing nhưng không phải ai cũng sử dụng phương pháp này để nhanh chóng hoàn thành dự án của mình, đặc biệt là đối với những bạn đòi hỏi sự chính xác trong từng dữ liệu thu thập. Việc "fake" số liệu mang đến lợi ích hay "tai hại" còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, đối tượng thực hiện khảo sát, mục tiêu…

      >> Top 5 trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế đáng vào nhất TP.Hồ Chí Minh

      Vấn đề làm giả số liệu thường rơi vào những môn học đòi hỏi phân tích và nghiên cứu thị trường thực tế (Nguồn: Brands Vietnam)

      Vấn đề làm giả số liệu thường rơi vào những môn học đòi hỏi phân tích và nghiên cứu thị trường thực tế (Nguồn: Brands Vietnam)

      Có thể nói, mỗi trải nghiệm trên ghế giảng đường đều để lại cho ta những ký ức thú vị về khoảng thời gian đẹp nhất đời người. Không chỉ vậy, chúng còn mang đến nhiều bài học hữu ích, giúp bạn trở nên cứng cáp hơn khi bước chân vào xã hội.

      Chia sẻ của Minh Thư phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống của sinh viên ngành Marketing tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tuy nhiên, đây không phải là những trải nghiệm cố định ở mỗi người. Tùy theo khóa học và cảm nhận của từng bạn mà câu chuyện giảng đường sẽ có diễn biến khác nhau.

      Minh Thư


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Trường nào đào tạo ngành kinh tế tốt nhất hiện nay?

      11/06/2020

      Bạn đang muốn theo học ngành kinh tế nhưng chưa biết trường nào đào tạo tốt? Hãy cùng Edu2review ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại hoc Kinh Tế có tốt không – 5 Điều Bạn Nên Biết Khi Học Tại Đại Học Kinh Tế TP.HCM

      10/03/2020

      Nhiều bạn thắc mắc học tại đại hoc Kinh Tế có tốt không? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu ngay nhé!

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...