Không hổ danh là một trong những đơn vị giáo dục tốt nhất thế giới, danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học chất lượng tại khu vực miền Nam dưới đây có đến 4/6 trường là thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Bảng xếp hạng trường
trường đại học tốt nhất việt nam
Đại học Nông lâm TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Nông lâm TP.HCM đào tạo đa ngành với hơn 60 năm lịch sử hình thành và phát triển. Đây là đơn vị chuyên đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp với nhiều thành tích xuất sắc.
Bộ môn Công nghệ sinh học của trường được đưa vào giảng dạy từ năm 2001 với nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học chất lượng cao. Theo học tại trường, sinh viên không những được trau dồi kiến thức nông nghiệp truyền thống mà còn thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến.
Bộ môn sở hữu một đội ngũ cán bộ giảng viên dày dạn kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm các phòng thí nghiệm, nhà lưới và khu thí nghiệm. Đây chính là cơ sở để đào tạo những kỹ sư công nghệ sinh học trình độ cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước.
Chương trình đào tạo có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành, thời gian tham gia nghiên cứu khoa học, thực tế hóa công việc được thiết kế một cách có hệ thống và linh hoạt giúp các kỹ sư tương lai bắt kịp kiến thức, thích ứng nhanh với công việc thực tế.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Bách khoa TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM
Một môi trường khác trong "đại gia đình" Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa chuyên đạo tạo về kỹ thuật có quy mô tại miền Nam Việt Nam.
Bộ môn Công nghệ sinh học được tách ra từ khoa Kỹ thuật Hóa học của trường với trách nhiệm đào tạo đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ về công nghệ vi sinh, công nghiệp tế bào... phục vụ cho y học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường.
Mặc dù khoa còn khá "non trẻ" nhưng với chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trường đã đào tạo không ít kỹ sư chất lượng được nhiều công ty, tổ chức săn đón và tuyển dụng.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Bách Khoa TP.HCM
Một ngày làm sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM (Nguồn: YouTube – Vinh Lùn)
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Tiếp theo không thể bỏ qua, đó là Đại học Khoa học Tự nhiên – một trong những trường đại học đầu ngành về khoa học cơ bản. Ngành Công nghệ sinh học của trường trực thuộc khoa Sinh học, đào tạo chuyên ngành:
- Công nghệ sinh học cho Y dược
- Công nghệ sinh học cho Nông nghiệp
- Công nghệ sinh học cho Công nghiệp
- Công nghệ sinh học cho phân tử và môi trường
Sinh viên theo học tại trường sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản và nâng cao liên quan đến chuyên ngành, đặc biệt là chuyên sâu về Sinh học. Nhờ vậy, sau khi ra trường họ sẽ có được những kiến thức vững vàng và năng lực chuyên môn để tiếp cận nhanh chóng các quy trình công nghệ hiện đại trên thế giới.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG tp.hcm
Sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành (Nguồn: hcmus)
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Quốc tế là thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đúng như tên gọi, chương trình đào tạo của trường được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Năm 2004, ngành Công nghệ sinh học của trường chính thức đi vào hoạt động. Đây là khoa lớn thứ 2 của trường Đại học Quốc tế với gần 1300 sinh viên bậc đại học và sau đại học thuộc 4 ngành: Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Quản lý nguồn lợi thủy sản và Hóa sinh.
Nội dung giảng dạy của trường được nghiên cứu và thiết kế dựa trên chương trình đào tạo của những nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh và Úc. Theo đó, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện từ mức độ phân tử, kĩ thuật gene đến các ứng dụng sản xuất trong các ngành Y dược, Nông nghiệp và Công nghiệp.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
Video giới thiệu tổng quát về Đại học Quốc tế (Nguồn: YouTube – Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM)
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Mở TP.HCM là trường công lập đa ngành tại miền Nam hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính.
Khoa Công nghệ sinh học của trường là một trong những khoa Công nghệ sinh học đầu tiên được chính phủ cấp phép hoạt động tại Việt Nam (1991). Sở hữu một đội ngũ giảng viên đầy tâm huyết, giàu kinh nghiệm và một hệ thống phòng thí nghiệm trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, khoa tự hào là đơn vị tiêu biểu khi có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cao trong các cuộc thi cấp bộ như Eureka, Sony xanh...
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Mở TP.HCM
Đời sống của sinh viên ngành Công nghệ sinh học (Nguồn: YouTube – Ho Chi Minh City Open University)
Đại học Cần Thơ
Đại học Cần Thơ được biết đến là một trong ba trường đại học trọng điểm quốc gia, đạt chuẩn đào tạo quốc tế của hệ thống đại học ASEAN. Với hệ thống đào tạo đa ngành, trường được xem là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam.
Ngành Công nghệ sinh học của trường tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu của Viện Công nghệ sinh học và bộ môn Sinh học giảng dạy, trường còn thỉnh giảng nhiều giảng viên đến từ Bỉ và các Viện nghiên cứu khác trong khu vực về dạy học.
Bộ môn sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại với trang thiết bị tân tiến phục vụ cho việc đào tạo kỹ sư, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Cần Thơ
Ngoài chương trình đại trà, Đại học Cần Thơ còn đào tạo chương trình tiên tiến đối với ngành Công nghệ sinh học (Nguồn: Facebook – Tư vấn tuyển sinh chính quy ĐHCT)
Công nghệ sinh học được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ, đây không đơn thuần là "cánh cửa màu hồng" chỉ có cơ hội mà song song đó cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Edu2Review mong rằng với danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học chất lượng cả nước trên đây, bạn đọc sẽ chọn được một nơi đào tạo như ý!
* Danh sách trường được cập nhật đến ngày 21/06/2019.
Mai Trâm (Theo toplist)